1. Theo bạn, kế toán giá thành tiếng anh là gì?
Kế toán giá thành trong tiếng anh là Cost Accounting, dùng để chỉ những vị trí nằm trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, có trách nhiệm đảm nhận những công việc liên quan đến kiểm định chính xác chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm/dịch vụ mà công ty đó đang kinh doanh. Từ đó làm cơ sở để hình thành giá bán của sản phẩm, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ đó có thể thấy, vị trí kế toán giá thành giữ một vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất doanh nghiệp và rất nhiều bộ phận khác, do đó liên hệ mật thiết đến sự phát triển của mỗi công ty. Chính vì thế, vị trí này luôn được đề cao và trọng dụng, theo đó khối lượng công việc và áp lực mà mỗi nhân viên kế toán giá thành phải trải qua là rất lớn.
Trong thực tế, kế toán giá thành thường bị nhầm lẫn với kế toán chi phí. Nhưng về bản chất cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa hai yếu tố: giá thành và chi phí. Nói chung, chỉ tiêu về chi phí và giá thành đều là hai chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và đều biểu hiện bằng tiền. Tuy nhiên, chi phí thường tính theo từng thời kỳ, còn giá thành thường gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm đó. Có nhiều chi phí đột xuất phát sinh trong thời kỳ đó nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành. Về mối quan hệ, chi phí là cơ sở để tính giá thành. Giá thành là cơ sở để tính toán chi phí sản xuất mà mỗi doanh nghiệp phải chi trả để có được khối lượng hoàn thành.
Do đó, công việc ở hai vị trí này cũng hoàn toàn khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, vấn đề hạch toán kịp thời, kỹ càng và chính xác là yếu tố “sống còn” để doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh và đưa ra những quyết sách kịp thời.
2. Công việc cơ bản của một nhân viên kế toán giá thành
Tính giá thành sản phẩm:
- Tính toán chi phí sản xuất nói chung (chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ mua ngoài, chi phí tiền lương…). Sau đó gộp tất cả chi phí sản xuất sẽ tính ra được giá thành chuẩn nhất của sản phẩm.
- Dựa trên những khoản chi phí cấu thành sản phẩm để ước tính các mức giá thành khác như giá thành định mức, giá thành kế hoạch và giá thực tế.
- Kiểm soát giá thành cho từng sản phẩm tương ứng với từng đơn hàng được bán ra.
- Giám sát biến động trên thị trường, theo đó linh động điều chỉnh giá thành phù hợp theo biến động chi phí.
Hạch toán các khoản chi phí kế toán:
- Thực hiện hạch toán các khoản chi phí có liên quan đến giá thành sản phẩm theo phương pháp kế toán của doanh nghiệp.
- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm đang trong tình trạng dở dang một cách khoa học, làm cơ sở cho việc hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác nhất.
Lập báo cáo giá thành sản phẩm định kỳ
Bên cạnh việc xác định và kiểm soát giá thành của từng sản phẩm, các kế toán thành phẩm còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là lập báo cáo phân tích. Mỗi kế toán giá thành buộc phải thành thục cách lập một số báo cáo cơ bản sau như báo cáo tổng hợp - phân tích hiệu quả sản xuất dựa trên giá thành kế hoạch và giá thành trong thực tế của từng sản phẩm, bản báo cáo về sản xuất có trình này rõ ràng về chi phí, giá cả đầu vào của từng nguyên vật liệu, bản báo cáo tồn kho, bản báo cáo về giá thành theo các đơn hàng và bảng chi phí về giá thành, báo cáo thêm các chi phí sản xuất và báo cáo đơn hàng.
3. Một vài phương pháp phổ biến khi tính giá thành sản phẩm
3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này được áp dụng đối với các công ty thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng còn hạn chế, chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy sản xuất điện, nước, các công ty chuyên về khai thác (quặng, than, gỗ..). Đối tượng mà kế toán phải chi trả chi phí là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Đối tượng kế toán chi phí khá giống với đối tượng hạch toán giá thành. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng cho những doanh nghiệp mặc có quy trình sản xuất rất phức tạp nhưng lại sản xuất với khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm lại được sản xuất trong những phân xưởng tách biệt nhau, hoặc để tính giá thành của những công đoạn kết quả trong mỗi giai đoạn sản xuất nhất định.
Ưu điểm: dễ dàng khi hoạch toán do số lượng mặt hàng ít, do đó việc hạch toán thường được tiến hành vào giai đoạn cuối tháng trùng với kỳ báo cáo nên dễ để đối chiếu và theo dõi.
Nhược điểm: chỉ áp dụng được đối với các doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít nhưng với khối lượng lớn, các công ty sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất không quá dài, sản phẩm đang còn dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc có số lượng không đáng kể như những doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản, hay các doanh nghiệp sản xuất động lực.
3.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số thường được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất đều sử dụng một nguyên liệu và một lượng lao động. Tuy nhiên đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí lại không thể tập hợp riêng lẻ cho từng loại sản phẩm mà phải gộp chung cho cả quá trình sản xuất. Do vậy, để xác định giá thành bán ra cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về chung duy nhất một loại sản phẩm, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn được xây dựng sẵn theo hệ số quy đổi. Những sản phẩm mang hệ số 1 thường được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Ưu điểm: sử dụng để tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình.
Nhược điểm: thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Ngoài ra, các bước tính toán khá phức tạp.
Công thức:
Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn | = | Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm | / | Tổng số sản phẩm gốc |
Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:
Số sản phẩm tiêu chuẩn | = | Số sản phẩm từng loại | x | Hệ số quy đổi từng loại |
Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm | = | Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại | x | Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn |
3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Cách trên được áp dụng khi doanh nghiệp thoả mãn điều kiện sản xuất theo từng đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này chính là tính giá cả theo từng đơn đặt hàng, cho nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sẽ là từng đơn đặt hàng và đây cũng là đối tượng để tính giá thành. Giá thành cho từng đơn đặt hàng được tính là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu công đoạn thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành xong vào thời điểm cuối kì thì tổng toàn bộ các chi phí trong quá trình sản xuất đã được tập hợp theo đơn hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ, và số lượng này sẽ được chuyển sang kỳ sau.
Ưu điểm: Khá linh hoạt, không cần phân biệt phân xưởng thực hiện mà chỉ quan tâm đến các đơn đặt hàng. Có thể tính toán được dễ dàng tổng chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, từ đó xác định giá bán ra ngoài thị trường và từ đó, tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.
Nhược điểm:
- Công đoạn rời rạc, chưa được thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác.
- Nếu nhận được quá nhiều đơn đặt hàng sản xuất sẽ gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ.
- Có khả năng sẽ gặp khó khăn nếu như có đơn vị yêu cầu báo giá trước.
Hy vọng những thông tin được vieclam88.vn chia sẻ đến bạn trong bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi kế toán giá thành tiếng anh là gì?, đồng thời cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Tham gia bình luận ngay!