INFP làm nghề gì? Top những ngành nghề phù hợp nhất với nhóm INFP

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2022-05-16 17:36:39

Mỗi một con người trên toàn cầu đều có những tính cách khác biệt và chúng ta thường tìm công việc phù hợp với tính cách của mình. Trong các nhóm tính cách, INFP là nhóm người có năng khiếu nghệ thuật, sự thấu cảm, sự tử tế, chính trực và không phán xét người khác. Thậm chí, có một số người thuộc nhóm INFP còn có tính cách khá khác biệt. Vậy INFP làm nghề gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được ngành nghề phù hợp với INFP nhé!

1. INFP là gì? INFP có tính cách ra sao?

1.1. INFP là gì?

INFP thuộc 1 trong 16 tính cách thuộc nhóm tính cách trắc nghiệm MBTI (viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator), do nhóm Nhà lý tưởng hóa (Idealist) tạo nên và thuộc phân loại của David Keirsey trong The Four Temperaments. INFP được viết tắt bởi 4 từ là Introversion – Hướng nội, Intuition – Trực giác, Feeling – Cảm giác và Perception – Khách quan. Cụ thể:

1.1.1. Introversion – Hướng nội

Những người thuộc vào nhóm tính cách INFP thường thuộc những người hướng nội và khá dè dặt. Họ thích những nơi yên tĩnh với một vài người bạn thay vì đến những nơi ồn ào, nhộn nhịp hay đông người.

INFP thuộc 1 trong 16 tính cách thuộc nhóm tính cách trắc nghiệm MBTI
INFP thuộc 1 trong 16 tính cách thuộc nhóm tính cách trắc nghiệm MBTI

1.1.2. Intuition – Trực giác

Những người INFP thường có trực giác khá trừu tượng và ít khi tập trung vào chi tiết, lát cắt nhỏ mà sẽ tập trung vào bức tranh toàn cảnh tổng thể. Họ cũng ít quan tâm tới những điều ở hiện tại mà thường quan tâm tới những điều sẽ xảy ra trong tương lai.

1.1.3. Feeling – Cảm xúc

Cảm xúc của những người thuộc nhóm INFP thường đặt cảm xúc của bản thân hơn là theo quy luật logic hay yếu tố khách quan. Những người có tính cách này thường dựa vào cảm nhận, tình cảm của họ để đưa ra quyết định, đánh giá quyết định có ảnh hưởng tới những người khác hay xã hội hay không rồi mới đưa ra phương án quyết định.

1.1.4. Perception – Sự nhận thức

Sự nhận thức của nhóm INFP cũng giống như tình cảm, họ không thích tuân theo những nguyên tắc logic. Họ sẽ không vội vàng đưa ra quyết định khi gặp vấn đề quan trọng mà sẽ trì hoãn đề tìm ra phương án thay đổi theo hoàn cảnh hoặc linh hoạt xử lý.

Những người INFP luôn có sự nhận thức cao và không tuân theo tính logic
Những người INFP luôn có sự nhận thức cao và không tuân theo tính logic

1.2. Những người thuộc INFP có đặc trưng ra sao?

INFP là nhóm người giao tiếp xuất sắc, thực lòng quan tâm tới người khác và dễ dàng thấu cảm, suy nghĩ lý tưởng hóa giúp thế giới có động lực thay đổi. Họ là những người có chiến lược “nhìn xa trông rộng”, hướng tới tương lai và là người luôn đam mê sáng tạo, sự phát triển mới.

Những người thuộc nhóm INFP có thể tìm thấy cảm hứng ở bất cứ đâu và nêu đủ sự khuyến khích hay động lực, những người này có thể sử dụng sự mơ mộng của bản thân giúp cuộc sống ngày càng tốt hơn.

1.3. Nhóm người INFP thể hiện trong công việc ra sao?

INFP thường quan tâm chủ yếu tới giá trị mà họ làm được hơn là thu nhập do công việc đó đem lại. Họ được thúc đẩy về ý chí và quan tâm sâu sắc tới quá trình phát triển bản thân, khả năng thăng tiến trong công việc, do đó có thể nếu họ làm việc theo mô hình truyền thống sẽ không thỏa mãn với vị trí họ đang đảm nhiệm. Những mẫu người này luôn muốn có một khoảng không gian làm việc giúp họ thể hiện được cá tính của bản thân và sự độc đáo của mình.

Nhóm người INFP luôn muốn sáng tạo cá tính của bản thân
Nhóm người INFP luôn muốn sáng tạo cá tính của bản thân

2. INFP làm nghề gì? Những ngành nghề phù hợp với INFP

Nhóm người này luôn thích làm việc trong môi trường thoải mái, tự do, thích tìm tòi, khám phá những kiến thức mới và mong muốn sự sáng tạo của họ được trân trọng.

Những người mang tính cách INFP khá chỉn chu, cầu toàn, họ luôn cố gắng thúc đẩy bản thân không ngừng cố gắng, hoàn thiện công việc một cách nhanh chóng nhất. Do sự cầu toàn, sáng tạo của họ, đôi khi học sẽ hay trì hoãn, bởi vậy nên cần có thời gian công việc cụ thể cho họ.

Nhóm người thuộc người có giá trị cá nhân cao nên thường tìm kiếm các công việc có thể bảo vệ quan điểm cá nhân của mình, đặt dấu ấn cá nhân của bản thân vào công việc mà họ đảm nhận. Bởi vậy, các nhóm người thuộc tính cách INFP sẽ phù hợp với các công việc sau:

- Lĩnh vực giáo dục: Thủ thư, giáo viên, quản trị viên…

Trở thành quản trị viên cũng là một ngành nghề phù hợp
Trở thành quản trị viên cũng là một ngành nghề phù hợp

- Nghệ thuật và thiết kế: Biên kịch, nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang, nhiếp ảnh gia, nhân viên thiết kế đồ họa…

- Kinh doanh và quản lý: Quản trị kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự…

- Lĩnh vực khoa học: Nhà xã hội học, nhà tâm lý học, nhà khảo cổ học, nhà sử học…

- Truyền thông: Biên tập viên, chuyên viên quan hệ công chúng, phiên dịch, biên dịch, chuyên viên truyền thông…

- Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Hộ sinh, nhà dinh dưỡng học, bác sĩ thú y…

- Dịch vụ cộng đồng và xã hội: Chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên công tác xã hội, chuyên viên tư vấn nghề nghiệp…

3. INFP làm nghề gì? Những công việc tốt nhất

Sau khi đã tìm hiểu những ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với nhóm người có tính cách INFP, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về top những công việc phù hợp nhất với tính cách thuộc nhóm INFP nhé!

3.1. INFP nên làm tác giả

INFP có thấu cảm bẩm sinh nên dễ dàng kết nối được với cảm xúc của độc giả, một khả năng độc đáo giúp ý tưởng của họ luôn phong phú. Việc cá tính khiến họ không lo lắng về việc ý tưởng bị theo lối mòn cũ, vì vậy họ ít khi lo sợ sẽ mất cảm hứng công việc.

INFP nên làm tác giả
INFP nên làm tác giả

3.2. INFP phù hợp với nhà tâm thần học hoặc tâm lý học

Theo nghiên cứu, tuy nhóm người INFP hoặc ENFP chỉ chiếm từ 10 tới 15% dân số chung nhưng ⅓ nhà tâm lý học thuộc 2 nhóm người có tính cách này. Trực giác chính là phương tiện giúp những nhà tâm lý học khai thác thông tin từ thân chủ và sử dụng trực giác của mình theo lẽ tự nhiên.

3.3. INFP phù hợp với marketing

Những mẫu người INFP phù hợp với công việc viết lách nên dễ dàng mở ra cơ hội với nghề marketing. Họ hiểu được các chiến lược mà marketing hướng tới, hiểu được nhu cầu, sở thích, khó khăn của các đối tượng khách hàng nhờ tính trực giác và sáng tạo của mình.

Bởi INFP có thể đặt mình vào vị trí người khác và có thể biết được niềm vui, nỗi sợ, kỳ vọng của khách hàng và biết được điều gì khiến khách hàng tìm tới các sản phẩm mà họ marketing.

3.4. INFP làm nghề gì? Thiết kế đồ hoạ

Những người có con mắt nghệ thuật sẽ đặc biệt phù hợp với ngành thiết kế đồ họa. Tính cách INFP có ảnh hưởng quan trọng tới tính mỹ thuật của thành phẩm, biết cách tạo ra bố cục, hình ảnh, văn bản, màu sắc phù hợp.

3.5. Nhà tham vấn tâm lý

Mẫu người INFP có thể tận dụng hết sự quan tâm tự nhiên, chân thành của bản thân mình để sử dụng các biện pháp hỗ trợ tâm lý trị liệu cho khách hàng. Bởi không phải tự nhiên mà người có tính cách INFP được ví có năng lực “chữa lành” bẩm sinh. Họ cũng dễ dàng xây dựng mối quan hệ với thân chủ nhờ kỹ năng giao tiếp tốt của mình.

INFP có thể làm nhà tham vấn tâm lý
INFP có thể làm nhà tham vấn tâm lý

3.6. INFP có thể làm giáo viên

Tính nhẫn nại thường tạo nên một nhà giáo tuyệt vời, dựa trên sự thấu hiểu và đồng cảm, đây chính là yếu tố giúp nhóm người INFP trở thành giáo viên chân chính. Họ lôn đúc kết được những lượng kiến thức to lớn và có khả năng quan sát sắc sảo nên có thể truyền thụ được hết những kiến thức của mình cho học sinh. Học sinh được dạy bởi giáo viên thuộc nhóm INFP sẽ được linh hoạt sáng tạo và tư duy, được khuyến khích “tư duy bên ngoài chiếc hộp”.

3.7. Chuyên viên quản trị nhân sự

Vai trò của những người INFP là giúp cho ban lãnh đạo, nhà quản lý luôn hài lòng, đảm bảo tổ chức tuyển dụng, bảo vệ quyền lợi của người lao động và làm những công việc của một nhà quản trị nhân sự.

Đây là công việc cần đòi hỏi có khả năng hiểu được nhu cầu của ứng viên hay khả năng đọc vị người khác. Nhờ khả năng thấu cảm bẩm sinh của nhóm tính cách INFP, đây sẽ là lợi thế giúp các doanh nghiệp thỏa mãn được nhân viên, nhờ đó nhân viên có thể cống hiến hết sức mình cho doanh nghiệp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được INFP làm nghề gì và những thông tin về nhóm tính cách này. Những người thuộc nhóm INFP nên làm những công việc liên quan đến khả năng sáng tạo, nghệ thuật thẩm mỹ hay cần sự thấu cảm. Tuy chỉ chiếm 4% dân số thế giới nhưng nhóm người này có sức ảnh hưởng đặc biệt tới xã hội nhờ tính cách đặc biệt, độc đáo của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: