Những điều có thể bạn chưa biết về học tại chức là gì?

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-03-07 18:43:51

Việc học tại chức đã không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên khá nhiều người vẫn chưa nắm được các thông tin liên quan đến việc học tại chức. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu học tại chức là gì và nắm được các thông tin về tuyển sinh, việc làm cũng như sự giống và khác nhau giữa học tại chức và học liên thông.

Việc Làm Công Chức

1. Những khái niệm cần biết về tại chức, học tại chức

Những khái niệm cần biết về tại chức, học tại chức
Những khái niệm cần biết về tại chức, học tại chức

Tại chức và học tại chức là những thuật ngữ được sử dụng và liên quan đến ngành giáo dục, đào tạo. Đây là những khái niệm đã xuất hiện từ đâu để biểu thị cho một trình độ đào tạo. Cùng tìm hiểu ngay tại chức là gì, học tại chức là gì qua các thông tin sau:

1.1. Tìm hiểu bản chất tại chức là gì?

Tại chức được biết đến như một thuật ngữ đại diện cho một hình thức đào tạo tương đương với đào tạo đại học, trung cấp, cao đẳng, liên thông,..., tuy nhiên những hình thức đào tạo này khác nhau về hình thức cũng như loại hình đào tạo. Tại chức hay còn gọi là hệ tại chức là hệ đào tạo dành cho những người muốn học thêm, là lao động đã đi làm và muốn học thêm để nâng cao trình độ, dành cho những đối tượng vừa học vừa làm.

Tìm hiểu bản chất tại chức là gì?
Tìm hiểu bản chất tại chức là gì?

Từ "tại chức" xuất phát từ chính sách của cả nước sau ngày giải phóng, bởi vì trước đây, công chức phải hy sinh giáo dục để tham gia chiến đấu và sau đó đất nước hòa bình này, nhà nước giúp những cán bộ có điều kiện đi học lại để nâng cao kiến thức chuyên môn. Ngày nay, các chương trình đào tạo tại chức đều không chính quy và việc học tại chức được nhiều người áp dụng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân như tăng hiểu biết, kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ hay nâng cao sự hiểu biết và thông qua thi cử sẽ đạt được bằng cấp nhất định cho bản thân.

Việc đào tạo của hệ tại chức với lượng kiến thức, chương trình đào tạo tương đương với trình độ đại học hiện nay. Hệ đào tạo tại chức ngày càng nhận được sự quan tâm cũng như ngày càng được coi trọng bởi chất lượng giáo dục cũng như kinh nghiệm của lao động sau đào tạo của hệ đào tạo tại chức thường cao hơn bởi việc vừa học vừa làm.

1.2. Tìm hiểu bản chất của khái niệm học tại chức là gì?

Khái niệm học tại chức thường đi đôi với khái niệm tại chức, đây là thuật ngữ để chỉ những người đi học, được đào tạo trong hệ tại chức. Học tại chức có thể hiểu nôm na là khái niệm đại diện cho chương trình đào tạo dành cho người vừa làm, vừa học nhằm mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn hoặc nâng cao độ hiểu biết với chuyên ngành theo học. Ngoài ra việc học tại chức còn nhằm mục đích để đạt được một số bằng cấp nhất định.

Tìm hiểu bản chất của khái niệm học tại chức là gì?
Tìm hiểu bản chất của khái niệm học tại chức là gì?

Hiện nay nhiều người lao động tuy làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức với nhu cầu thăng tiến, bổ sung kiến thức cũng như cần bằng cấp trình độ đào tạo nhất định nên chọn việc học tại chức là giải pháp để có thể vừa học vừa làm nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân.

Hiện nay ngoài việc học tại chức thì một hình thức tương tự cũng được áp dụng đó là nghiên cứu tại chỗ, đây là chương trình dành cho những người có tiềm năng trở thành cán bộ trong tương lai. Học tại chức và nghiên cứu tại chỗ có sự giống nhau tương tự trong việc là khóa học dành cho những người vừa học vừa làm. Tuy nhiên việc học tại chức là quá trình đào tạo dành cho tất cả các đối tượng muốn theo học.

Xem thêm: Học vị là gì?

2. Thông tin về đặc điểm của hình thức học tại chức mà bạn cần biết

Thông tin về đặc điểm của hình thức học tại chức mà bạn cần biết
Thông tin về đặc điểm của hình thức học tại chức mà bạn cần biết

Học tại chức cũng chỉ là một trong nhiều hình thức đào tạo sau bậc THPT hiện nay, ngoài ra còn khá nhiều bậc, hệ đào tạo khác như hình thức đào tạo tương đương với đào tạo đại học, trung cấp, cao đẳng, liên thông. Tuy nhiên nhiều người không nắm rõ được đâu là hình thức đào tạo học tại chức hay các hình thức đào tạo khác. Chính vì vậy bạn nên nắm được các thông tin về đặc điểm của hình thức học tại chức để có thể phân biệt các hình thức đào tạo với nhau như phân biệt học tại chức với hình thức đào tạo đại học, trung cấp, cao đẳng, liên thông. Những đặc điểm của hình thức học tại chức mà bạn nên nắm được đó là:

2.1. Đặc điểm về hình thức đào tạo, bản chất đào tạo

Học tại chức là một trong nhiều hình thức đào tạo hiện nay và đây là hình thức đào tạo tương đương với các hình thức đào tạo sau bậc THPT khác như đại học, trung cấp, cao đẳng, liên thông. Tuy nhiên hình thức đào tạo này khá linh động hơn với các hình thức đào tạo khác bởi việc đào tạo dành cho người vừa học, vừa làm. Thời gian đào tạo khá linh hoạt nên hấp dẫn nhiều đối tượng đăng ký học tại chức.

Nếu xét trên đặc điểm về hình thức đào tạo cũng như bản chất đào tạo thì việc đào tạo bằng hình thức đào tạo tại chức có phần tương tự với các hình thức đào tạo khác. Bạn có thể tham khảo một vài đặc điểm khác sau đây để phân biệt hình thức học tại chức và một số hình thức đào tạo tương tự khác.

2.2. Đặc điểm về đối tượng đào tạo

Đặc điểm về đối tượng đào tạo
Đặc điểm về đối tượng đào tạo

Hình thức đào tạo học tại chức là hình thức đào tạo dành cho tất cả công dân, không có sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng cũng như giới tính hoặc nguồn gốc gia đình và địa vị xã hội hoặc tình trạng kinh tế,.., tất cả mọi người đều có cơ hội để có thể đăng ký dự tuyển vào các trường đại học vừa học vừa làm ( trừ những trường không áp dụng luật nghĩa vụ quân sự, bị truy tố trách nhiệm hình sự hoặc xét xử, những người bị tước quyền dự thi hoặc bị xử phạt thôi học, công an, quân nhân chưa được thủ trưởng ký phê duyệt cho đi học).

2.3. Đặc điểm về điều kiện tham gia đào tạo

Tuy hình thức đào tạo học tại chức dành cho tất cả mọi người, tuy nhiên người học cần đạt một số điều kiện nhất định để có thể tham gia đào tạo hệ tại chức. Một số điều kiện tham gia đào tạo mà người học bắt buộc cần có để có thể đăng ký đào tạo tại chức đó là:

Đặc điểm về điều kiện tham gia đào tạo
Đặc điểm về điều kiện tham gia đào tạo

- Tính đến thời điểm tuyển dụng, đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (giáo dục trung học) dưới hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, giáo dục trung học dạy nghề, cơ sở dạy nghề, trung học dạy nghề (sau đây gọi chung là trường trung học), cao đẳng, trung học dạy nghề và đại học;

- Những người đã tốt nghiệp trung học nhưng không có bằng tốt nghiệp trung học phải học và được phép học các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo;

- Gửi đầy đủ, theo cách thức phù hợp, các thủ tục, tài liệu hợp lệ, giấy tờ hợp lệ và lệ phí đăng ký tham gia dự tuyển;

- Áp dụng đầy đủ và tự nguyện các quy tắc và quy định liên quan đến quá trình đăng ký và đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo của trường;

Những điều kiện này là bắt buộc đối với người muốn tham gia đào tạo tại chức, người muốn tham gia đào tạo tại chức cần tìm hiểu để bản thân có phù hợp đăng ký hệ đào tạo này hay không.

Tham khảo: Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì?

3. Những lợi ích của việc học tại chức là gì?

Những lợi ích của việc học tại chức là gì?
Những lợi ích của việc học tại chức là gì?

Hình thức học tại chức được khá nhiều người vừa học vừa làm lựa chọn bởi những lợi ích khá to lớn của việc học tại chức mang lại. Cùng tìm hiểu ngay một vài lợi ích từ việc học tại chức mang lại cho người học đó là:

- Sau quá trình đào tạo, nếu bạn thông qua các kỳ thi thì đồng nghĩa bạn sẽ được nơi đào tạo cấp cho bằng, bằng này có giá trị tương đương với các bằng đại học, trung cấp hay bằng liên thông hiện nay. Nhiều người vẫn thường quan niệm tấm bằng tại chức nếu đem ra so sánh và tính giá trị thì không thể bằng tấm bằng của hệ chính quy, nó có thể đúng nhưng chúng ta có thể nhìn vào kết quả và cơ hội có việc làm sẽ phân biệt được đâu là bằng xin việc được nhiều hơn bởi người học tại chức sẽ vừa học vừa làm và đương nhiên sẽ có kinh nghiệm làm việc nhiều hơn, từ đó cơ hội việc làm luôn cao hơn các trình độ đào tạo khác bởi hơn về kinh nghiệm làm việc;

- Nếu những người tốt nghiệp bằng chính quy với chất lượng đầu ra kém, chỉ chuyên về học lý thuyết mà không có những kiến thức về thực tế thì sẽ rất khó để xin được cơ hội việc làm, người đào tạo tại chức là người đã và đang làm việc nên gần như việc học áp dụng được ngay vào thực tế trong quá trình làm việc và ngược lại, người học thể hỏi thêm từ thầy cô, bạn bè những công việc, trường hợp khó giải quyết;

Những lợi ích của việc học tại chức là gì?
Những lợi ích của việc học tại chức là gì?

- Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp tại chức mà chất lượng đầu ra chuẩn và đảm bảo thì bạn vẫn có được những công việc tốt, phù hợp với nhiều nhà tuyển dụng và một số yếu tố nữa cũng cần thay đổi từ phía bản thân bạn như năng lực và chí tiến thủ để nhà tuyển dụng có thể lựa chọn những người học hệ tại chức hơn;

- Bên cạnh nếu học tại chức bạn có thể tiết kiệm được thời gian, đào tạo ngắn, trong khi đó lượng kiến thức chuyên môn vẫn được đáp ứng một cách đầy đủ mà không cần mất 4 năm đào tạo như hệ chính quy thông thường;

Đây là những lợi ích sát sườn của việc học tại chức mang lại cho người học. Nhờ những lợi ích này mà ngày càng nhiều người tham gia vào quá trình đào tạo tại chức. Đây chính là tiền đề làm cơ sở phát triển cho ngành giáo dục và đào tạo, tạo hướng đi mới cho nhiều lao động chưa có bằng cấp.

Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến việc học tại chức cũng như giúp bạn đọc hiểu được học tại chức là gì và nắm được các thông tin về tuyển sinh, việc làm cũng như sự giống và khác nhau giữa học tại chức và học liên thông. Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn định hướng được công việc cũng như hệ đào tạo mong muốn theo học của bản thân. Thân ái!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: