Học là gì? Hiểu chính xác học là gì để làm chủ bản thân

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-12-18 16:59:37

Vĩ lãnh tụ V.I Lenin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Vậy, bạn đã thực sự hiểu chính xác học là gì hay chưa? Từ xưa đến nay, việc học luôn trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà mỗi chúng ta, từ khi bắt đầu tiếp nhận tri thức đã được thấm nhuần tư tưởng đó. 12 năm học bắt buộc, 4 năm học đại học, thậm chí là 5,6 năm với các chuyên ngành dược, bác sĩ đa khoa. Gần 20 năm phấn đấu và cố gắng cho quá trình học tập, liệu bạn đã có được câu trả lời cho mình về học là gì? Nếu bạn vẫn đang học như một cái máy và chưa có sự định nghĩa rõ ràng về quá trình học tập của bản thân thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!

1. Thông tin tổng quan về học là gì?

1.1. Hiểu chính xác về học là gì?

Học là gì? Học hay còn được gọi, được hiểu là học tập. Là một động từ, “học” phản ánh một quá trình con người chúng ta tiếp nhận tri thức, ghi nhớ những kiến thức đó và áp dụng vào trong thực tế, điển hình là trong công việc của chính mình. Hiểu một cách đơn giản thì học chính là quá trình mà chúng ta phải trải qua để đạt được tri thức là sự hiểu biết, là kỹ năng, là nhận thức và thái độ, hành vi để tương tác với những người khác, với động vật, thực vật hay nói chung là môi trường xung quanh mình.

Học là gì
Học là gì

Việc học không chỉ được ghi nhận ở con người mà chúng ta có thể thấy ở ngay cả động vật, thực vật hay người máy (robot thông minh do con người nghiên cứu và chế tạo ra). Tuy nhiên, ở con người, biểu hiện của học tập được thể hiện một cách rõ ràng và ở nhiều phương diện hơn cả. Nó bao gồm cả quá trình học tập để lĩnh hội về kiến thức, lĩnh hội về cách ứng xử với các biểu hiện thông qua hành vi và thái độ. Một cách tổng quát thì học bao trùm và phản ánh mọi mặt của con người thông qua quá trình tương tác với mọi thứ xung quanh.

Con người có một quá trình học tập lâu dài, thậm chí là điểm dừng chân của quá trình học tập của mỗi người là khó có thể xác định. Quá trình học tập không đơn giản bắt đầu từ khi chúng ta học lớp 1 mà thậm chí là còn sớm hơn thế.

Theo các nghiên cứu thì khi còn trong bụng mẹ, các em bé đã có khả năng học tập thông qua sự tương tác giữa mẹ và em bé. Sự học tập này sẽ phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong thời gian mang thai của mẹ và sau khi trẻ được sinh ra. Cho đến khi trưởng thành thì con người vẫn cần có sự học tập cho chính mình bởi sự thay đổi của môi trường và những tác nhân xung quanh. Đòi hỏi chúng ta cần có sự hiểu biết để thích ứng và phát triển với những sự biến đổi đó.

1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc học là gì?

Không phải tự nhiên mà việc học luôn được đề cao và coi là nhiệm vụ của mỗi thế hệ học sinh, sinh viên. Việc học thực sự có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của mỗi chúng ta trong tương lai.

Ý nghĩa của việc học
Ý nghĩa của việc học

1.2.1. Học để lĩnh hội tri thức và làm chủ cuộc sống

Chúng ta học để chúng ta có kiến thức, có sự hiểu biết. Và dựa trên những tri thức đó, chúng ta có thể đưa ra được những ứng xử phù hợp nhất trong từng tình huống nhất định. 

Ví dụ, khi bạn nghịch dao, bạn bị đứt tay, bạn bị đau. Bài học mà bạn có được chính là việc dùng dao không cẩn thận sẽ khiến bạn bị thương, điều này đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng sử dụng dao khéo léo hơn để bảo vệ chính mình.

Bạn muốn trở thành một phi công, nhưng bạn cần phải biết lái máy bay, và tất nhiên, sẽ không phải ai cũng tự dưng có thể biết điều khiển máy bay ngay từ lần đầu cả. Đó là một quá trình học tập để bạn tiếp thu và rèn luyện khả năng lái máy bay của mình.

Trong cuộc sống, bạn sẽ cần phải tương tác với nhiều người và tương tác với thế giới xung quanh bạn. Mọi thứ sẽ có sự thay đổi qua từng ngày, bạn cần học để có thể nhận thức được những sự thay đổi đó và điều chỉnh hành vi của chính mình sao cho phù hợp nhất. Vì thế mà việc học là một quá trình lâu dài và bên bỉ. Chúng ta có thể học theo nhiều cách khác nhau, nhưng đích cuối cùng mà chúng ta cần hướng tới chính là việc làm giàu sự hiểu biết và làm chủ chính cuộc sống của mình với những kiến thức đó.

1.2.2. Học để biết yêu thương và sẻ chia

Nếu như bạn nghĩ học tập là một quá trình khô khan thì có lẽ bạn vẫn chưa hiểu rõ được hết bản chất của quá trình học tập. 

Học để biết cách yêu thương
Học để biết cách yêu thương

Khi bạn có một quá trình học tập thành công, bạn sở hữu những kiến thức và kỹ năng tốt cho công việc của mình, bạn bắt đầu gặt hái được những thành công cho riêng mình. Cuộc sống của bạn từ đó sẽ được cải thiện và đi lên hơn rất nhiều. Khi mọi thứ trở nên ổn định hơn thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn với những gì mà bạn đạt được. Bởi sau một quá trình, bạn đã có được những thứ mà bản thân mong muốn. Bạn hạnh phúc bởi chính những thành tựu của bản thân.

Trong quá trình học tập và trưởng thành của bản thân, bạn gặp gỡ nhiều người hơn, mỗi người lại có cho mình một câu chuyện, một hoàn cảnh riêng mà chẳng ai giống ai. Bạn biết được mỗi một con người là một mảnh ghép và bạn của thời điểm đó đã được sống trọn vẹn như thế nào khi có rất nhiều người sống trong hoàn cảnh khiếm khuyết hơn bạn. Bạn học được cách thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ với những số phận, những con người đó. Bạn biết cách mở rộng lòng mình, lan tỏa yêu thương và học cách đồng cảm với thế giới xung quanh.

1.2.3. Học để cống hiến và tỏ lòng biết ơn

Việc học không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mỗi con người mà còn có ý nghĩa với gia đình, dòng họ và rộng hơn nữa là cả quốc gia, dân tộc. 

Từ xa xưa, ông bà ta thường nói: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Câu nói này cho thấy được phần nào ý nghĩa của việc học tập lớn đến mức nào. Nếu như ngày xưa, gia đình nào có con đỗ Trạng Nguyên, “áo gấm về làng” thì gia đình, dòng họ đó đều có thể “nở mày nở mặt”, thậm chí là “lên mặt” với bà con láng giềng. 

Chúng ta cố gắng học tập không chỉ bởi cho bản thân mà sự cố gắng ấy chính là sự báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, sự đùm bọc của dòng họ. Tất cả mọi người đã cố gắng để nuôi dưỡng chúng ta, cố gắng cho chúng ta có thể đến trường, học tập, tiếp thu tri thức. Chính vì thế mà họ xứng đáng để nhận được những thành quả ngọt ngào sau tất cả những gì đã phải bỏ ra. Vì thế, mà việc học chính là nhiệm vụ, là nghĩa vụ mà mỗi chúng ta cần phải hoàn thành. Thậm chí là cố gắng để hoàn thành một cách xuất sắc nhất có thể.

Học để cống hiến cho xã hội
Học để cống hiến cho xã hội

Không chỉ giới hạn trong gia đình, dòng họ, việc học của mỗi cá nhân còn có ý nghĩa với cả quốc gia, dân tộc. Bác Hồ đã viết trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng như sau: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Chúng ta học tập, chúng ta có tri thức, chúng ta áp dụng những tri thức đó để làm giàu cho quê hương đất nước, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao nhận thức của mỗi con người. 

Mỗi cá nhân phát triển, gia đình phát triển. Mỗi gia đình phát triển, dân tộc phát triển. Sự lĩnh hội tri thức, quá trình học tập có ý nghĩa lớn lao đến như vậy đấy. 

2. Những yếu tố tác động tới quá trình học là gì?

Như đã nói ở trên, học tập là một quá trình lâu dài và có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc học của mỗi chúng ta.

2.1. Sự hoạt động của não bộ trong quá trình học

Khi chúng ta học tập, não bộ sẽ có những sự thay đổi với từng giai đoạn khác nhau. Và chính những sự biến đổi này sẽ phản ánh phần nào về kết quả học tập của mỗi chúng ta.

- Tiếp nhận: Tiếp nhận chính là giai đoạn đầu tiên của não bộ trong quá trình học tập của mỗi con người. Khi chúng ta tiếp cận với bất kỳ thông tin mới nào, não bộ sẽ lập tức có sự biến đổi để ghi nhớ những điều đó trong mình. Tuy nhiên, lúc này mới chỉ là mặt nhận thức vấn đề mà thôi, não bộ của chúng ta sẽ chưa thể ghi nhớ ngay ở giai đoạn này được.

Các giai đoạn của não trong quá trình học
Các giai đoạn của não trong quá trình học

- Cường hóa: Sau khi tiếp nhận thì để ghi nhớ được những kiến thức đó, não bộ sẽ phải cường hóa để biến đổi những gì mình vừa tiếp nhận vào trong bộ nhớ. Đồng thời, các thông tin, kiến thức cũng sẽ được sắp xếp đúng theo trình tự để đảm bảo cho việc ứng dụng sau này được hiệu quả hơn.

- Củng cố: Giai đoạn cuối cùng của não bộ trong quá trình học tập là củng cố. Đây sẽ là giai đoạn quan trọng để não bộ củng cố lại những kiến thức, thông tin được lưu trong bộ nhớ. Việc củng cố bằng cách học chính xác sẽ giúp não ghi nhớ lâu hơn và trong các tình huống tương tự, bạn sẽ vận dụng kiến thức đó một cách tức thì.

2.2. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quá trình học tập của bạn chính là những yếu tố xuất phát từ chính bản thân bạn. Một số yếu tố chủ quan có thể kể đến như:

- Sự lười biếng

Đây là kẻ thù lớn nhất trong quá trình học tập. Lười biếng khiến bạn trì hoãn mọi công việc phục vụ cho việc học và nếu quá lười thì bạn sẽ chẳng bao giờ học được gì hay có cho mình kiến thức hữu ích gì.

- Trí thông minh

Yếu tố ảnh hưởng tới việc học
Yếu tố ảnh hưởng tới việc học

Sự thông minh của mỗi người là khác nhau và điều này cũng tác động không nhỏ tới khả năng học tập của mỗi người. Cùng một loại sách, cùng một giáo viên, cùng một môi trường sống như nhau, nhưng mỗi một cá nhân lại có khả năng và thành tích học tập khác nhau. Điều này chính là bởi IQ và khả năng nhận thức, học tập của mỗi người là khác nhau.

2.3. Các yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan tác động tới quá trình học là những yếu tố bên ngoài và không xuất phát từ chính bản thân bạn. Ví dụ như:

- Môi trường sống

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới khả năng học tập và kết quả học tập của mỗi người. Nếu bạn có một môi trường số đầy đủ thì khả năng học tập của bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn, bạn có điều kiện để học tốt hơn và ngược lại. Hoặc những người xung quanh bạn đều là những người tài giỏi, điều này khiến bạn phải nỗ lực hơn để thể hiện chính mình nếu như không muốn bị bỏ lại phía sau. 

- Kiến thức vượt quá trình độ

Yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan

Một trong những điều khiến việc học của bạn í ẹ chính là bởi kiến thức mà bạn tiếp nhận vượt quá khả năng tiếp thu của bạn. Ví dụ như bạn là một học sinh tiểu học thì khi học kiến thức của cấp 2 thực sự là quá tải. Điều này khiến cho quá trình học của bạn kém hiệu quả và không mang lại giá trị thiết thực.

3. Cách thức giúp bạn học hiệu quả hơn

Khi đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học thì cách để học hiệu quả sẽ là những thông tin mà bạn cần nắm bắt cho chính mình.

- Luôn đảm bảo về mặt sức khỏe

Đầu tiên, để có quá trình học tập hiệu quả thì bạn cần có một sức khỏe tốt. Việc học không chỉ kéo dài trong ngày một ngày hai mà đó là cả quá trình. Vì thế mà bạn cần giữ sức khỏe thật tốt để luôn sẵn sàng cho việc tiếp nhận tri thức.

- Có sự chủ động trong quá trình học tập

Việc học sẽ không bao giờ hiệu quả và có ý nghĩa nếu như bạn ở thế bị động. Tiếp thu kiến thức một cách bị động sẽ khiến não bộ khó có thể ghi nhớ được thông tin, đồng thời, khả năng ghi nhớ lâu dài cũng sẽ giảm đi đáng kể. Vì thế, một tinh thần chủ động trong việc học sẽ giúp não bộ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ tốt hơn.

- Phân chia thời gian học và chơi một cách khoa học

Phương pháp học hiệu quả hơn
Phương pháp học hiệu quả hơn

Bên cạnh việc học tập tri thức thông qua sách vở, nghiên cứu thì bạn có thể học thông qua vui chơi và qua quá trình tương tác với môi trường xung quanh. Hơn hết, khi bạn vui chơi, não bộ sẽ có thể nghỉ ngơi và tái tạo lại bộ nhớ để sẵn sàng lưu trữ những kiến thức mới.

Sắp xếp thời gian cho việc học và chơi một cách khoa học sẽ giúp bạn có một quá trình học “nhẹ nhàng” hơn, hiệu quả hơn và học một cách sáng tạo, mới mẻ hơn. 

- Đưa ra các mục tiêu học tập cho bản thân

Mục tiêu chính là ngọn đuốc soi sáng cho hành trình của bạn. Và việc học cũng thế, khi có một mục tiêu nhất định, bạn sẽ phải xác định cho mình phương pháp, động lực để đạt được mục tiêu học tập đó. 

- Tực khắc phục các yếu tố khách quan

Có rất nhiều cám dỗ khiến bạn lơ là và chểnh mảng việc học. cách duy nhất mà bạn có thể chính là tự bản thân phải khắc phục và vượt qua được những yếu tố khách quan đó. Nếu bạn không làm được thì cũng sẽ không có ai giúp bạn hiệu quả hơn được.

Tự khắc phục tác nhân khách quan
Tự khắc phục tác nhân khách quan

Quá trình học tập sẽ là một chặng đường dài mà bạn không biết được đích đến sẽ như thế nào. Nhưng nếu không học, bạn sẽ không thể tồn tại, không thể thích ứng và không thể phát triển. Việc học không giới hạn ở kiến thức trong sách giáo khoa, mà việc học ở chính cuộc sống của bạn. Bạn học làm người, bạn học cách ứng xử, bạn học cách bày tỏ chính mình. Vì thế, việc học là để bạn làm chủ cuộc sống của bản thân và thay đổi thế giới. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về học là gì cũng như ý nghĩa và vai trò của học tập với mỗi con người chúng ta.

Xin mượn lời phát biểu của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela để kết cho bài viết này: “Giáo dục chính là vũ khí mạnh nhất mà con người ta có thể sử dụng và thay đổi thế giới”.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: