Chuẩn bị hồ sơ xin việc kiến trúc sư bao gồm những gì?

Icon Author Ngọc Lam

Ngày đăng: 2021-07-05 11:26:32

Dành cho những ai đang muốn apply xin việc kiến trúc sư, ngày hôm nay, hãy cùng xem rằng liệu cần chuẩn bị những gì cho hồ sơ xin việc kiến trúc sư bạn nhé!

Chắc hẳn đối với nhiều người, ngành nghề kiến trúc sư là một ngành nghề rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt trên thị trường hiện nay đã có đào tạo rất nhiều ngành nghề liên quan đến kiến trúc đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho những ai đam mê và sáng tạo, muốn được vẽ ra những công trình, thiết kế những dự án mang tính sáng tạo, quy mô và đem lại sự hài lòng cho khách hàng của mình.

Mức lương của một kiến trúc sư cũng có thể được cho là khá cao so với trên thị trường hiện nay, điều này cũng đã thu hút một lượng không nhỏ những người đi theo ngành nghề này.

Quả thật, thật sự khá khó khăn cho những ứng viên đang tìm việc làm kiến trúc sư không biết bắt đầu từ đâu, không biết liệu rằng để xin việc kiến trúc sư thì cần phải có hồ sơ xin việc kiến trúc sư gồm những gì? Để trả lời cho các bạn, hôm nay vieclam88 sẽ giải đáp về vấn đề này nhé!

1. Mô tả công việc cần làm của một kiến trúc sư

Vì đối tượng mà chúng tôi nhắc đến ngày hôm nay chính là dành cho những bạn trẻ mới bước chân chập chững vào ngành nghề mà mình lựa chọn là ngành nghề kiến trúc sư. Chính vì thế, trước khi đi vào phần hồ sơ kiến trúc sư, hãy cùng xem rằng liệu công việc mà một kiến trúc sư cần làm sẽ bao gồm những gì nhé!

Mô tả công việc cần làm của một kiến trúc sư
Mô tả công việc cần làm của một kiến trúc sư

Những công việc chính của một kiến trúc sư bao gồm những công việc sau:

- Phát triển nên các ý tưởng và đồng thời thiết kế tạo ra cho mình những ứng dụng mới 

- Kiểm tra và giám sát để có thể đảm bảo tiến hành quá trình thiết kế tuân thủ quy trình và các tiêu chuẩn hiện hành

- Tính toán khoảng cách, kích thước, khối lượng công việc, thời gian, chi phí, tất cả các nguồn lực và nguyên vật liệu cần thiết để có thể thực hiện được công việc

Tính toán khoảng cách, kích thước, khối lượng công việc, thời gian, chi phí, tất cả các nguồn lực và nguyên vật liệu cần thiết để có thể thực hiện được công việc
Tính toán khoảng cách, kích thước, khối lượng công việc, thời gian, chi phí, tất cả các nguồn lực và nguyên vật liệu cần thiết để có thể thực hiện được công việc

- Tiến hành phối hợp với các phòng ban và đối tác của mình để có thể thống nhất những giải pháp phương án tốt nhất để thiết kế cho các dự án

- Quản lý và bám sát tiến độ thiết kế của nhà thầu 

- Đảm bảo tiến độ dự án có thể được hoàn thành theo đúng kế hoạch.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo hồ sơ xin việc điện tử online

2. Những tố chất để có thể trở thành một kiến trúc sư?

Không phải ai cũng có đầy đủ những năng lực và kỹ năng để có thể trở thành một  kiến trúc sư, kiến trúc sư là một người cần có sự sáng tạo, đầu óc nhạy bén trong công việc. Có trí tưởng tượng phong phú để có thể đưa ra những quan điểm, những bản vẽ có khả năng đem ra áp dụng thực tế cao, phải biết tự học hỏi và trau dồi không ngừng thì mới có thể thành công. Vậy tóm lại, một người kiến trúc sư sẽ cần những tố chất sau đây:

- Năng khiếu bẩm sinh:

Để có thể trở thành một kiến trúc sư, bạn phải trải qua môn thi năng khiếu đó chính là “vẽ”, đúng vậy, đó là vẽ, vẽ và vẽ. Nếu bạn không thể vẽ, liệu bằng cách nào mà bạn có thể phác họa được toàn cảnh căn nhà, cách bố trí nhà cửa, đồ đạc như thế nào cho phù hợp với gia chủ.

Những tố chất để có thể trở thành một kiến trúc sư?
Những tố chất để có thể trở thành một kiến trúc sư?

Tuy nhiên, năng khiếu của sinh viên kiến trúc không yêu cầu cao như sinh viên ngành mỹ thuật. Đối với ngành kiến trúc, năng lực tư duy thẩm mỹ về mặt không gian, nhận thức và tạo dựng được cái đẹp là quan trọng hơn năng lực vẽ. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết vẽ một chút vì nó chính là phương tiện chủ yếu để có thể thực hiện được ý tưởng của bạn. 

- Có niềm đam mê với công việc kiến trúc sư:

Nếu chỉ nói đến năng khiếu thôi thì thật sự chưa đủ để nói về phẩm chất cần có để trở thành một kiến trúc sư, một người kiến trúc sư thật sự là một người phải có niềm đam mê, ước mơ hoài bão, mong muốn được tiến xa hơn, thăng tiến trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

Có niềm đam mê với công việc kiến trúc sư
Có niềm đam mê với công việc kiến trúc sư

Đây là một yếu tố vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một ngành nghề nào, không chỉ đối với ngành nghề kiến trúc sư mà còn đối với những công việc khác nữa. Công việc nào rồi cũng sẽ có những áp lực, vất vả riêng, để có thể vượt qua những rào cản, áp lực từ công việc, điều này thật sự đòi hỏi sự niềm yêu thích và đam mê công việc thì mới vượt qua được những thử thách đó.

- Khả năng đọc và tự học: 

Khả năng tự học chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với bất cứ một người trẻ nào, để có thể làm việc và đối mặt với những vấn đề khó khăn, những dự án khó nhằn, thì buộc những kiến trúc sư phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho riêng mình để có thể thích ứng với những phương pháp, những đổi mới sáng tạo trọng công việc của mình.

Khả năng đọc và tự học
 Khả năng đọc và tự học

3. Hồ sơ xin việc kiến trúc sư bao gồm những gì? 

Cũng như bao nhiêu hồ sơ xin việc của các ngành nghề khác, đối với vị trí kiến trúc sư thì hồ sơ mà bạn chuẩn bị cũng sẽ tương tự như những ngành khác. 

Vì chúng tôi đã có nói qua ở phần trên, đây là bài viết để dành cho những sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, chính vì vậy, để chuẩn bị cho việc phỏng vấn xin việc công ty, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, tài liệu như sau:

- Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

Bản sơ yếu lý lịch tự thuật đã có trong hồ sơ mà bạn đã mua trong hồ sơ, điều mà bạn cần làm đó chính là việc điền vào bản sơ yếu lý lịch đó mà thôi. Bạn chỉ cần kê khai toàn bộ những thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại,.. 

Hồ sơ xin việc kiến trúc sư bao gồm những gì?
Hồ sơ xin việc kiến trúc sư bao gồm những gì? 

Ngoài ra, cần tóm tắt quá trình đào tạo hoặc công tác nhằm có thể giúp cho nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản về bạn. Hãy cung cấp thông tin một cách trung thực, cởi mở, chính xác và phần này cần có xác nhận của cơ quan đại phương nơi mình ở.

- Đơn xin việc kiến trúc sư

Đây là mẫu đơn thường viết bằng tay, hoặc đánh máy để thể hiện được những mong muốn, khát khao được cống hiến và làm việc cho công ty. Phần đơn xin việc kiến trúc sư sẽ cần những nội dung sau đây:

+ Phần mở đầu: 

Quốc hiệu tiêu ngữ viết in hoa

Tiêu đề đơn xin việc kiến trúc sư viết in hoa

Kính gửi.. cần nêu rõ tên người nhận, giữ chức vụ gì trong công ty

Giới thiệu bản thân, học ngành gì, trường nào?

Vị trí mà bạn muốn ứng tuyển là gì, tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vị trí này.

+ Phần thân bài:

Nêu bật lên những ưu điểm của bản thân bạn 

Những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có được liên quan đến vị trí mà bạn sẽ apply trong công ty.

Nêu bật lên những ưu điểm của bản thân bạn
Nêu bật lên những ưu điểm của bản thân bạn

Lý do vì sao công ty nên lựa chọn bạn mà không phải những ứng viên sáng giá khác.

+ Phần kết thúc

Bày tỏ mong muốn được làm việc và gắn bó lâu dài với công ty hơn nữa, cam kết sẽ đem lại những giá trị và lợi ích cho công ty khi bạn được làm việc tại công ty.

Đưa ra lời yêu cầu về lịch hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng một cách khéo léo, gửi lời cảm ơn và ký tên.

- CV xin việc kiến trúc sư

Phần CV xin việc là một phần vô cùng quan trọng trong hồ sơ xin việc kiến trúc sư nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. Hiện nay, đã có rất nhiều công cụ để tạo CV trên mạng và những format mẫu cho ứng viên dựa vào đó và viết. Phần CV sẽ có những mục cơ bản sau:

+ Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, sđt, email, địa chỉ hiện tại.

+ Mục tiêu nghề nghiệp nghề kiến trúc sư

+ Học vấn

+ Kỹ năng, sở thích cá nhân

+ Kinh nghiệm làm việc

CV xin việc kiến trúc sư
CV xin việc kiến trúc sư

+ Hoạt động ngoại khóa 

+ Dự án tham gia

+ Người tham chiếu

Chi tiết các mẫu CV ngành nghề kiến trúc sư,mời bạn cùng tham khảo phía dưới:

CV ngành kiến trúc sư

- Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sao y có công chứng

Tất cả các giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,.. bạn chỉ cần photo từ bản chính và đi xin công chứng tại cơ quan địa phương nơi bạn đang sinh sống.

- Giấy khám sức khỏe (dưới 6 tháng)

Để có được giấy khám sức khỏe bạn chỉ cần đi khám tại bệnh viện, chỉ cần bạn đến nói xin giấy khám sức khỏe để đi làm thì thủ tục sẽ rất nhanh chóng chỉ cần mất vài tiếng buổi sáng thôi nhé!

- Những bằng cấp, chứng chỉ có liên quan (nếu có)

Những bằng cấp, chứng chỉ khác là những giấy tờ, tài liệu chứng minh năng lực của bạn trong lĩnh vực có liên quan. Bạn có thể đựng kèm để người phỏng vấn tin tưởng hơn về năng lực của bạn.

Những bằng cấp, chứng chỉ có liên quan (nếu có)
Những bằng cấp, chứng chỉ có liên quan (nếu có)

- Ảnh chân dung 3x4 hoặc 4x6 

Về phần ảnh chân dung, bạn cần đến tiệm chụp ảnh, hãy nhớ chụp ảnh sắc nét, phông nền xanh hoặc trắng, nghiêm túc, mặc áo trắng có cổ lịch sự, ảnh chân dung không được quá 6 tháng. 

Như vậy, ngày hôm nay, chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu về công việc của một kiến trúc sư là gì, những yếu tố cần thiết để trở thành một kiến trúc sư, và những giấy tờ cần chuẩn bị trong  hồ sơ xin việc kiến trúc sư là gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng mà mình cần quan tâm.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: