1. Tầm quan trọng của hồ sơ xin việc bảo vệ?
Trong quá trình xin việc làm bảo vệ, để nhà tuyển dụng hiểu hết những thông tin về bạn, sức khỏe cũng như kỹ năng bảo vệ, bạn cần có một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng.
Một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng sẽ giúp bạn ghi điểm và lấy lòng được nhà tuyển dụng. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin việc đầy đủ và kỹ lưỡng sẽ là chìa khóa thành công giúp bạn có cơ hội nhận được công việc mới.
Có thể nói hồ sơ xin việc là một trong những thủ tục bắt buộc khi đi xin việc. Khi bạn muốn xin làm bảo vệ ở một nơi nào đó, bạn hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc bảo vệ với đầy đủ giấy tờ cần thiết, giúp chứng minh được bạn là ai và khả năng bạn mang đến cho nhà tuyển dụng.
Bộ hồ sơ xin việc giúp bạn chỉ định ngầm với nhà tuyển dụng những giá trị và khả năng mà bạn sở hữu, bạn phù hợp với công việc đó ở chỗ nào, giúp nhà tuyển dụng suy xét đến việc có nên giữ chân bạn ở lại làm hay không?
Hồ sơ xin việc bảo vệ không chỉ quan trọng với bạn mà còn quan trọng với nhà tuyển dụng không kém. Thông qua hồ sơ xin việc của ứng viên, nhà tuyển dụng dễ dàng sàng lọc hồ sơ xin việc, tìm được ứng viên có khả năng phù hợp nhất với vị trí công việc, họ cũng sẽ biết được bạn có phù hợp với vị trí và yêu cầu của công việc hay không?
Vậy cách viết hồ sơ xin việc bảo vệ thế nào? Cùng vieclam88 tìm hiểu nhé!
2. Cách viết hồ sơ xin việc bảo vệ ấn tượng
Hồ sơ xin việc bảo vệ cần có một số giấy tờ như sau: Đơn xin việc, sơ yếu lý lịch tự thuật, thư xin việc, giấy khám sức khỏe, CV xin việc, bằng cấp, chứng chỉ (nếu có), ảnh chân dung 4 x 6, chứng minh nhân dân photo có công chứng, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu photo có công chứng,…
2.1. Đơn xin việc bảo vệ
Nghề bảo vệ khá phổ thông, cho nên hầu như ai cũng có thể xin việc được ngành này. Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, giúp tập trung vào phát triển các ngành như dịch vụ, thương mại hay công nghiệp. Vì vậy, từ nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, công ty đến các xí nghiệp cũng cần tuyển dụng nghề bảo vệ, giúp cho ngành bảo vệ có nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn.
Đơn xin việc bảo vệ là một nội dung quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc. Lá đơn xin việc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bạn giới thiệu khái quát bản thân và bày tỏ nguyện vọng được gia nhập vào công ty.
Ở các nhà sách, tiệm tạp hóa, hàng photo,… đều có sẵn mẫu đơn xin việc. Tuy vậy, nó chỉ là các là đơn chung chung. Nếu bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, có thể viết riêng 1 lá đơn xin việc cho ngành bảo vệ của mình. Bảo vệ ở một số nơi cũng cần chuyên môn nhất định, chẳng hạn bạn làm bảo vệ cho một tòa khách sạn cao cấp toàn người nước ngoài, thì bạn cũng cần thông thạo tiếng Anh đôi chút để dễ dàng giao tiếp.
Màu sắc đơn xin việc cũng là cũng là yếu tố quyết định giúp bạn có cơ hội được tuyển dụng cao hơn. Bạn nên chọn các màu sắc trung tính, phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.
Để viết đơn xin việc bảo vệ, đầu tiên bạn cần có quốc hiệu và tiêu ngữ. Tiếp đó là tên đơn xin việc và vị trí bạn muốn ứng tuyển. Tiếp theo là các mục như kính gửi, thông tin của bạn đều là những thành phần quan trọng. Bạn cần ghi chính xác tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn. Qua lá đơn xin việc, bạn cũng nêu bật được kỹ năng nổi bật của mình. Tiếp đó, phần nội dung chính là phần quan trọng bậc nhất của đơn xin việc. Bạn hãy ghi rõ năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm (nếu có) của bạn phù hợp với vị trí bảo vệ mà bạn ứng tuyển. Phần kết là phần cam đoan, bạn hãy chắc chắn với nhà tuyển dụng rằng những thông tin bạn đưa ra là sự thật. Cuối cùng ký và ghi rõ họ tên của mình.
Xem thêm: Cách download mẫu bìa hồ sơ xin việc chuẩn và ấn tượng nhất
2.2. Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật
Sơ yếu lý lịch tự thuật là văn bản có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc. Bạn cần điền đầy đủ các thông tin của bạn như: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, trình độ học vấn,… Bạn cần điền đầy đủ thông tin cá nhân, gia đình và quá trình công tác của bạn.
Nội dung lý lịch gồm 3 phần, phần đầu tiên là thông tin của bản thân bạn, tiếp đó là quan hệ gia đình, phần cuối là quá trình đào tạo hoặc công tác. Bạn có thể dựa vào các thông tin trên chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bạn để điền cho thật chính xác.
Sau khi điền xong các mục, bạn cần đảm bảo viết chính xác mà không tẩy xóa, bạn dán thêm ảnh 4 x 6 vào sơ yếu lý lịch tự thuật, sau đó xin xác nhận của chính quyền địa phương.
2.3. CV xin việc bảo vệ
CV xin việc bảo vệ là bản tóm tắt thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sở thích,… của bạn. CV xin việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được các thông tin của bạn ngắn gọn và đầy đủ nhất.
Một bản CV xin việc của bạn sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội trúng tuyển cũng như thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình. CV xin việc của bạn nên chú trọng cả nội dung lẫn hình thức, khả năng công việc bảo vệ bạn sẽ nắm trong tầm tay. Bạn cũng có thể tham khảo một số mẫu CV xin việc bảo vệ ấn tượng trên trang vieclam88.vn, đảm bảo giúp bạn có một CV ấn tượng và đẹp mắt.
2.4. Thư xin việc bảo vệ
Nhà tuyển dụng giờ đây không chú trọng mẫu đơn xin việc có sẵn mà bắt đầu quan tâm đến thư xin việc của ứng viên. Nếu đơn xin việc được viết theo khuôn mẫu có sẵn, mang giọng điệu hành chính thì thư xin việc lại mang giọng điệu và cá tính riêng của bạn.
Nội dung của thư xin việc mở đầu là phần tiêu đề, thể hiện sự trân trọng và thông tin về người nhận cũng như người gửi, lời giới thiệu của bạn vì sao lại thấy công việc này, trình bày ngắn gọn những ưu điểm của bản thân bạn có thể đem đến cho vị trí bảo vệ tại nơi ứng tuyển. Phần nội dung của thư xin việc bạn trình bày kinh nghiệm làm việc của bạn, nhấn mạnh những kỹ năng mà bản thân bạn có được, liệt kê những điểm nổi trội của bạn để nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên phù hợp với công việc này. Phần kết thể hiện mong muốn của bản thân cùng lời cảm ơn sâu sắc đến nhà tuyển dụng.
2.5. Giấy khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe là giấy chứng nhận về sức khỏe của bạn, đảm bảo bạn có đủ sức khỏe để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Đặc biệt, nghề bảo vệ càng cần có sức khỏe hơn hết. Giấy khám sức khỏe của bạn cần có chữ ký và con dấu của bác sĩ trực tiếp khám cho bạn và có xác nhận của bệnh viên hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền. Lưu ý rằng giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng thôi bạn nhé!
Trong bộ hồ sơ xin việc bạn mua sẵn có mẫu giấy khám sức khỏe, nhưng lại được ít người dùng đến. Bạn sử dụng luôn mẫu có sẵn tại cơ sở y tế nơi bạn thăm khám.
Về phần điền nội dung của giấy khám sức khỏe giống với nội dung của sơ yếu lý lịch và đơn xin việc. Về phần lý do bạn ghi rõ “xin việc làm”. Phần tiểu sử bệnh của bản thân, bạn cần ghi rõ các tiền sử bệnh của bản thân hoặc của các thành viên trong gia đình. Nếu bạn đang điều trị bệnh nào đó thì nên liệt kê các loại bệnh cũng như các loại thuốc mà bạn đang dùng.
2.6. Một số thông tin khác
Đối với chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, bạn cần photo và có công chứng trong vòng 6 tháng trở lại đây. Bạn có thể nộp bản photo khi đi xin việc những khi đi làm bạn bắt buộc cần công chứng.
Bằng cấp và chứng chỉ giúp bạn chứng minh được trình độ học vấn cũng như những chuyên môn của mình, công chứng bản photo nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.
Ảnh dán vào hồ sơ là ảnh 4 x 6, bạn cần phải chuẩn bị 4 ảnh chân dung, lưu ý rằng ảnh chụp trong vòng 6 tháng nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo hồ sơ xin việc .doc cùng nhiều tính năng khác
3. Một số lưu ý khi viết hồ sơ xin việc bảo vệ
Khi viết các mục trong hồ sơ xin việc bảo vệ, bạn cần ghi đúng chính tả, không viết sai, không tẩy xóa. Toàn bộ thông tin trong hồ sơ bạn cần ghi trung thực và chính xác, tránh nói những điều giả dối về bản thân mình. Chẳng nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên bảo vệ gian dối cả.
Bạn nên sử dụng một loại mực để viết hồ sơ, không trang trí linh tinh với nhiều màu sắc gây hoa mắt nhà tuyển dụng, hồ sơ xin việc của bạn sẽ bị loại luôn đó. Còn đối với hồ sơ đánh máy, bạn nên sử dụng một font chữ tiêu chuẩn như time new roman hoặc arial, định dạng đơn giản mà không sử dụng quá nhiều màu sắc.
Bạn cũng nên nói ngắn gọn và đầy đủ ý, tránh nói quá dài dòng và miên man. Khi đi xin việc bảo vệ, bạn nên chuẩn bị thêm bản hồ sơ dự phòng vì nhà tuyển dụng sẽ không trả lại hồ sơ cho bạn.
Trên đây là cách viết hồ sơ xin việc bảo vệ và một số lưu ý dành cho bạn. Chúc bạn tìm được công việc như ý nhé!
Tham gia bình luận ngay!