Hồ sơ quản lý chất lượng công trình - Những điều cần biết

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-07-03 11:39:21

Trong quá trình xây dựng thi công và vận hành một công trình nào đó thì không thể thiếu được hồ sơ quản lý chất lượng công trình. Nó là cơ sở vừa đảm bảo chất lượng, vừa là nơi lưu trữ các thông tin liên quan rất chi tiết. Vậy cụ thể như thế nào. Hãy theo dõi nhé.

1. Tóm tắt chung nhất về hồ sơ quản lý chất lượng công trình

trước tiên muốn hiểu được về hồ sơ quản lý chất lượng công trình thì chúng ta cần phải hiểu được quản lý chất lượng công trình là gì? Thực chất thì quản lý chất lượng công trình bao gồm tất cả những công việc đảm bảo cho một yêu cầu nhất định được đặt ra đối với công trình đó như:

+ Quản lý chất lượng công trình, quản lý tiến độ, quản lý khối lượng nguyên vật liệu, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng, quản lý an toàn lao động trong quá trình thực thi công trình. Tất cả những điều trên đều thuộc vào công việc quản lý chất lượng công trình.

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình cụ thể
Hồ sơ quản lý chất lượng công trình cụ thể

Vậy để quản lý chất lượng công trình với nhiều điều khoản, lĩnh vực như vậy, người ta làm gì để tối ưu nhất? Đó chính là lý do mà hồ sơ quản lý chất lượng công trình ra đời.

Hồ sơ này có nhiệm vụ thống kê tất cả các điều khoản được quy định về chất lượng của công trình đó. Trong hồ sơ thì các mục yêu cầu được viết riêng biệt và chia ra từng phần rõ ràng để tránh nhầm lẫn.

Có rất nhiều loại hồ sơ quản lý chất lượng công trình. Như hồ sơ quản lý chất lượng xây dựng đường cầu, xây dựng nhà,... Mỗi công trình có quy định riêng về chất lượng nên hồ sơ quản lý cũng không giống nhau.

Xem thêm: Tìm hiểu về hồ sơ quyết toán công trình và quy trình lập hồ sơ

2. Vai trò trong quản lý công trình

Để quản lý chất lượng công trình một cách tốt nhất và tối ưu nhất. Bạn lập ra những mục rõ ràng trong hồ sơ và thực hiện giám sát nghiêm ngặt để tránh xảy ra rủi ro nhất. Vậy một hồ sơ quản lý chất lượng công trình có vai trò như thế nào? Thiếu hồ sơ quản lý thì có sao không? Hãy theo dõi bên dưới cùng vieclam88 để biết được câu trả lời nhé.

Vai trò của một hồ sơ quản lý chất lượng công trình là:

+ Các chỉ số đảm bảo yêu cầu chất lượng của một công trình. Các bên đều dựa vào hồ sơ này để thực thi và tiến hành.

+ Là nơi ghi chú những thông tin chi tiết nhất về công trình. Có thể tìm hiểu công trình chi qua bản hồ sơ quản lý chất lượng này.

+ Đây cũng là cơ sở đánh giá về mức độ thành công của một dự án công trình nào đó…

Vai trò của hồ sơ quản lý đối với công trình
Vai trò của hồ sơ quản lý đối với công trình

3. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình có những gì?

Một hồ sơ quản lý chất lượng công trình có rất nhiều mục khác nhau tùy thuộc và yêu cầu đề ra của công trình đó. Nhưng nhìn chung một hồ sơ cơ bạn phải có những mục sau:

+ Danh mục thay đổi thiết kế trong quy trình thi công một cách cụ thể nhất. Nó như thế nào và nó được chỉnh sửa ra sao, mấy lần đều được ghi chép cẩn thận vào hồ sơ này.

+ Các văn bản thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền cũng đều được ghi hết vào đây. Nhằm lưu lại những giấy tờ quan trọng liên quan đến công trình đó.

+ Hồ sơ còn bao gồm bản vẽ thi công chi tiết, kèm theo đó là những bản vẽ chỉnh sửa mang tính cụ thể nhất.

+ Các chứng từ xác nhận chất lượng của công trình như giấy phép thi công, xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, giấy chứng nhận hợp quy,... Mỗi lĩnh vực đều có một tiêu chuẩn riêng về chứng từ xác nhận. Sản phẩm nó có quy định chất lượng như thế nào thì trong hồ sơ phải có những mục đó. Để đảm bảo sự xuyên suốt của một công trình.

Những phần có trong một hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Những phần có trong một hồ sơ quản lý chất lượng công trình

+ Các kết quả đo đạc, thí nghiệm của công trình cũng đều phải được ghi vào hồ sơ nhằm lưu lại để lấy căn cứ về sau làm thông tin của công trình.

+ Các biên bản nghiệm thu công trình. Dù là công trình xây dựng, công trình lắp đặt, sửa chữa hay bất kỳ một công trình nào khi làm xong thì đều phải nghiệm thu. Tất cả những kết quả nghiệm thu như số mét vuông, số kích thước, số lượng hàng hóa,... Đều phải cụ thể và chính xác trong báo cáo hồ sơ chất lượng.

+ Các thông số đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu. Không chỉ là quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra mà trong văn bản hồ sơ quản lý chất lượng công trình còn cần phải chi tiết các thông số đầu vào. Để từ đó có thể căn cứ và đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

+ Nếu là một công trình xây dựng thì hồ sơ này còn bao gồm cả quy trình vận hành, khai thác công trình và quy trình bảo trì của công trình đó để đảm bảo trong quá trình sản xuất không xảy ra sai sót gì.

+ Văn bản còn bao gồm những giấy xác nhận của các cơ quan thẩm quyền về một số yếu tố đảm bảo là công trình thi công một cách hợp phát, không vi phạm pháp luật như:

Sự cần thiết của hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Sự cần thiết của hồ sơ quản lý chất lượng công trình

* Di dân, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa. Có nghĩa là nếu công trình xây dựng trên địa bàn rộng cần phải di dân hoặc là xem mức độ ảnh hưởng đến cơ sở văn hóa,... Chính quyền các cấp sẽ xem xét và đưa ra quyết định có đưa công trình vào thi công hay không? Nếu được phép thì trong hồ sơ quản lý chất lượng phải lưu lại làm xác thực.

* Khả năng an toàn phòng cháy chữa cháy của công trình.

* An toàn môi trường

* An trang thiết bị

* An toàn lao động

* …

Còn rất nhiều các mục khác được quy định tùy vào mức độ ảnh hưởng của công trình. Nếu tất cả đều được chấp thuận từ cơ quan nhà nước thì trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình đó phải có các mục này. nó rất quan trọng vì đây là cơ sở để tiến hành thi công công trình.

+ Mục giải quyết những sự cố công trình (nếu có). Đây là cái mục làm cơ sở để chẳng hạn mà công trình có xảy ra sai sót gì thì còn có hướng giải quyết trong hồ sơ.

+ Phần phụ lục các sản phẩm cần sửa chữa hay chỉnh lại sau khi đưa công trình vào sử dụng. Nó là cơ sở để có thể tiến hành công việc sửa chữa nhanh hơn và hiệu quả hơn.

+ Các hồ sơ văn bản bổ sung có liên quan đến quá trình thi công, xây dựng, nghiệm thu của công trình cũng được ghi rõ ở đây.

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình chi tiết
Hồ sơ quản lý chất lượng công trình chi tiết

Như vậy thì trên đây là tất cả những gì cụ thể nhất của một mẫu hồ sơ quản lý chất lượng công trình mà bạn có thể tham khảo khi thực hiện. Quản lý chất lượng công trình thì không phải có mỗi mình các danh mục thuộc về chất lượng mà còn là còn là những mục khác liên quan đến toàn bộ thời gian diễn ra trong thi công và nghiệm thu công trình.

Xem thêm: [Giải đáp] Hồ sơ hoàn công là gì? Hồ sơ hoàn công gồm những gì?

4. Những lưu ý khi lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Nếu bạn được phân công viết hồ sơ quản lý chất lượng của một công trình nào đó thì cần phải lưu ý tìm hiểu rõ về tính chất của loại công trình để viết báo cáo cho phù hợp vì không phải mẫu nào cũng như mẫu nào đâu. Mỗi hồ sơ quản lý chất lượng đều có những mục riêng đảm bảo được chất lượng riêng của từng sản phẩm. Trên đây là những lưu ý cần thiết khi lập loại hồ sơ quản lý chất lượng công trình:

+ Cần phải tìm hiểu trước về công trình khi viết. Nó thuộc loại công trình nào, có những mục nào và yêu cầu các mục đảm bảo chất lượng là gì? Đừng đưa mẫu hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng ra viết cho công trình lắp đặt hay tiêu dùng. Nó sẽ làm sai đi bản chất và yêu cầu.

+ Không phải mục nào cũng không nên đưa vào cả. Ví dụ như công trình lắp đặt thì không cần mục xác nhận di dân. Nếu đưa vào thì nó thừa và không đúng, sẽ trở nên buồn cười.

Những lưu ý khi lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Những lưu ý khi lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Trên đây là những gì liên mà vieclam88.vn cung cấp tới bạn về hồ sơ quản lý chất lượng công trình. Mong là có thể giúp bạn hiểu hơn về nó và áp dụng được vào công việc của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: