Cần chuẩn bị những gì trong hồ sơ làm căn cước công dân?

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-07-02 10:00:05

Thẻ căn cước công dân hay còn được gọi ngắn gọi với cái tên thẻ căn cước, mới được nhà nước ban hành trong những năm gần đây để thay thế cho chứng minh thư. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khi đi làm thẻ căn cước thì hồ sơ làm căn cước công dân phải có những gì. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết sau.

1. Đối tượng được làm thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân là loại thẻ được sử dụng để nhận dạng từng cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt của từng người được ghi trên thẻ.

Đối tượng được làm thẻ căn cước công dân
Đối tượng được làm thẻ căn cước công dân

Những thông tin nhận dạng cá nhân đó được thể hiện trên thẻ theo đúng quy định của Nhà nước.

Về hình thức thì đây là một chiếc thẻ nhỏ bao gồm ảnh chân dung của công dân và các thông tin cơ bản như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi cấp thẻ cho công dân, ngày cấp thẻ.

Thẻ căn cước công dân giữ một vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng là việc chứng minh bản thân của người có thẻ. Người được cấp thẻ căn cước sẽ có đầy đủ những quyền lợi của một công dân đồng thời người đó phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của công dân. Với tấm thẻ đó công dân mới có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch trên cả nước.

Theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA đã ban hành ngày 23/01/2021 của Bộ Công An quy định về mẫu thẻ căn cước công dân mới, các đối tượng khi đáp ứng đủ các điều kiện đều nên làm thẻ cước công dân. Các đối tượng được quy định ở đây là:

Đối tượng được quy định
Đối tượng được quy định

- Đối tượng là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp lần đầu, đổi thẻ hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng là công an của các đơn vị, địa phương.

- Các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có liên quan đến việc cấp, sản xuất và quản lý thẻ căn cước công dân.

Nếu bạn mất hoặc không có thẻ căn cước thì sẽ rất khó trong việc thực hiện các giao dịch hoặc làm thủ tục, giấy tờ. Do vậy mà bất cứ ai cũng cần phải làm thẻ, đặc biệt là nên làm ngay khi đã đủ 14 tuổi. Thẻ căn cước công dân được để phục vụ cho các thủ tục hành chính cần thiết sau này.

Đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người, cùng vieclam88.vn tìm hiểu những thông tin tiếp theo để biết quy định của Nhà nước khi làm thẻ căn cước công dân thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì nhé.

Xem thêm: Sổ hộ khẩu là gì? Những thông tin bạn cần biết về sổ hộ khẩu

2. Hồ sơ cần có để làm thẻ căn cước công dân

Theo quy định đã được ban hành khi thực hiện thủ tục đổi chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ căn cước công dân gắn chip, người dân đi làm thẻ cần mang theo các loại giấy tờ sau:

Hồ sơ cần có để làm thẻ căn cước công dân
Hồ sơ cần có để làm thẻ căn cước công dân

- Thứ nhất là thẻ căn cước công dân mã vạch hoặc chứng minh nhân dân đã được cấp trước đó.

- Thứ hai là sổ hộ khẩu.

- Thứ ba, nếu như có sự thay đổi thông tin công dân mà các thông tin này trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được thực hiện cập nhật thì công dân phải mang theo các giấy tờ hợp pháp xác nhận về việc có thay đổi thông tin đó.

Trong trường hợp công dân bị mất thẻ thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân đã được cấp mà không thể trình lên khi làm thủ tục đổi, người dân bắt buộc phải có sổ hộ khẩu và những giấy tờ hợp pháp được xác nhận khác về việc có thay đổi thông tin của công dân nếu có.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết như bên trên, công dân mang toàn bộ hồ sơ tới Phòng hành chính của Công an cấp quận hoặc cấp huyện nơi mà bạn đang thường trú.

Quy trình làm thẻ căn cước
Quy trình làm thẻ căn cước

Công an sẽ căn cứ vào những hồ sơ của bạn tiến hành đối chiếu và kiểm tra thông tin trong tờ khai. Những thông tin trong tờ khai sẽ được đối chiếu với phần mềm quản lý dữ liệu công dân và sổ hộ khẩu của bạn.

Sau đó, công an sẽ tiến hành ghi đặc điểm nhận dạng của bạn, chụp ảnh và lăn vân tay. Tiếp theo bạn đợi lấy kết quả và nhận giấy hẹn.

Khi xảy ra trường hợp hồ sơ, thủ tục của bạn chưa hợp lệ thì bạn sẽ được hướng dẫn lại để làm đúng theo quy định cấp thẻ cho công dân.

Trên giấy hẹn trả thẻ sẽ ghi rõ ngày tháng và địa điểm trả thẻ.

Nếu như bạn đăng ký nhận thẻ căn cước công dân qua đường chuyển phát nhanh đến địa chỉ theo yêu cầu, thẻ sẽ được tiến hành thu, cắt góc và trả lại sau khi thủ tục cấp căn cước công dân đã được hoàn thành.

Còn nếu bạn đăng ký nhận thẻ căn cước công dân tại đơn vị cấp, đơn vị sẽ thực hiện thu hồi, cắt góc và trả lại thẻ căn cước công dân cũ trong khi trả thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử. Khi thẻ căn cước công dân bị bong tróc, hỏng hoặc không còn rõ nét thì sẽ được thu hồi và mang đi hủy.

3. Địa chỉ xin cấp thẻ căn cước lần đầu

Với những công dân xin cấp thẻ căn cước lần đầu có thể xin cấp thẻ tại những nơi đó là:

Địa chỉ xin cấp thẻ căn cước lần đầu
Địa chỉ xin cấp thẻ căn cước lần đầu

- Cơ quan quản lý thẻ căn cước công dân của Bộ Công an.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương.

- Các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý căn cước công dân làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại xã, thị trấn, phường, đơn vị, cơ quan hoặc tại nơi ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm: Sổ tạm trú là gì và những thông tin quan trọng trong sổ

4. Lệ phí khi cấp thẻ căn cước lần đầu

Theo quy định tại Thông tư 112/2020/TT-BTC và Thông tư 59/2019/TT-BTC công dân đóng lệ phí cấp căn cước công dân được quy định cụ thể như sau:

Lệ phí khi cấp thẻ căn cước lần đầu
Lệ phí khi cấp thẻ căn cước lần đầu

Từ ngày 1/1/2021 đến 30/6/2021 lệ phí làm căn cước công dân được giảm 50% so với quy định. Tức là với mỗi loại hình đổi thẻ hoặc cấp lại thẻ sẽ được thu với mức lệ phí như sau:

- Khi chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số hoặc 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân thì mức lệ phí là 15.000 đồng.

- Trong các trường hợp như thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Cần xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin của công dân trên thẻ; Thay đổi họ, chữ đệm, tên hoặc đặc điểm nhận dạng mà công dân cần đổi thẻ căn cước thì lệ phí phải đóng là 25.000 đồng.

- Nếu công dân bị mất thẻ hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam và cần cấp lại thẻ căn cước sẽ phải đóng mức lệ phí là 35.000 đồng.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2021 theo quy định tại Điều 4, Thông tư 59/2019/TT-BTC lệ phí sẽ được tính về mức thu lệ phí thông thường. Điều này có nghĩa là tương ứng với từng trường hợp bên trên thì mức lệ phí sẽ tăng gấp đôi lần lượt là 30.000 đồng, 50.000 đồng và 70.000 đồng.

Việc làm thẻ căn cước công dân hiện nay vẫn chưa bị bắt buộc. Tuy nhiên so với giấy chứng minh nhân dân cũ thì thẻ căn cước công dân tiện lợi hơn nhiều bởi nó tích hợp được cả chứng minh nhân dân và một vài giấy tờ khác. Không chỉ thuận tiện cho người sử dụng mà còn giúp các cơ quan quản lý công dẫn dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bởi vậy việc làm thẻ căn cước hiện nay được Nhà nước vô cùng khuyến khích.

Với những thông trong bài viết, đã cho biết hồ sơ làm căn cước công dân của bạn cần phải chuẩn bị những gì. Hy vọng bạn đã nắm được những thủ tục cũng như quy trình để có thể nhanh chóng có được một tấm thẻ căn cước công dân hoàn chỉnh.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: