1. Tại sao phải làm hồ sơ đăng ký kinh doanh?
Nếu bạn đang là một trong những người đang muốn kinh doanh các món hàng hóa, hay bất cứ một sản phẩm nào đó, thì việc đăng ký hồ sơ kinh doanh là một điều cần thiết.
Khi làm hồ sơ đăng ký kinh doanh và được xác nhận thì có nghĩa bạn đã nhận được ghi nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý của sự ra đời chủ thể kinh doanh.
Việc đăng ký kinh doanh rất quan trọng bởi:
- Bạn sẽ nhận được sự đảm bảo của Nhà nước. Sau khi đăng ký kinh doanh tổ chức của bạn sẽ được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh. Từ đó, bất kể các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực nào của doanh nghiệp cũng được hợp hóa công khai và minh bạch. Đồng nghĩa với việc, bất kỳ hành động kinh doanh nào của doanh nghiệp, cá nhân sẽ đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định đã đề ra.
- Sự tín nhiệm của nhà đầu tư. Nhà đầu tư là một trong những vai trò quan trọng cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào. Chính vì vậy, lấy được lòng tin của họ là một trong những điều vô cùng quan trọng. Việc bạn có được giấy phép kinh doanh, cũng có nghĩ bạn đang chứng minh cho nhà đầu tư thấy được cách thức hoạt động hợp pháp và có đầu tư sự bảo hộ của Nhà nước, giúp cho nhà đầu tư tin tưởng và an tâm khi quyết định bỏ vốn vào tổ chức của bạn.
- Khi làm hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng là một sự cam kết với chính khách hàng của mình. Bạn sẽ chịu các trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi kinh doanh của mình trước pháp luật nếu có sai phạm. Chính vì thế, khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi mua sản phẩm bên bạn, đối với họ đăng ký kinh doanh hợp pháp chính là một cái gật đầu về chất lượng cũng như chứ tín của đơn vị kinh doanh.
- Tuân thủ pháp luật. Việc làm hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ giúp bạn tránh được những lần xử phạt sau này nếu có các đoàn kiểm tra giấy phép kinh doanh trên địa phương.
Xem thêm: Hồ sơ công ty và những điều kiện cần có để thành lập công ty
2. Những giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký kinh doanh?
Những lợi ích mang lại đối với việc đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị là rất lớn. Chính bởi thế, việc làm hồ sơ đăng ký kinh doanh thực sự quan trọng khi bạn quyết định mình sẽ kinh doanh một số sản phẩm gì đó
Hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ được chia ra theo các mô hình kinh doanh như: Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp của công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký của công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất, hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh phải được viết theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
+ Bản sao có chứng thực của các giấy tờ tùy thân như: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy chứng thực khác.
+ Văn bản về xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với kinh doanh ngành, nghề mà theo như quy định của pháp luật cần phải có vốn pháp định.
+ Các chứng chỉ cho phép hành nghề của Giám đốc hoặc các cá nhân đối với kinh doanh nghề, ngành theo quy định hành nghề của pháp luật.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu hợp pháo của Nhà nước.
+ Dự thảo điều lệ của công ty được đăng ký
+ Danh sách các thành viên trong công ty, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và các giấy tờ tùy thân xác minh khác để chứng minh thân phận (trong trường hợp thiếu chứng minh thư hoặc căn cước công dân).
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định từ các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền đối với các công ty kinh doanh hợp danh mà theo quy định phải có vốn pháp định.
+ Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân hợp danh theo ngành nghề mà công ty hợp danh kinh doanh.
Thứ ba, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn:
+ Giấy đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Giấy tờ về sự thảo của công ty.
+ Danh sách các thành viên và một số giấy tờ quan trọng như:
Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao có chứng thực của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
Đối với thành viên là tổ chức thì giấy tờ sẽ bao gồm: Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu có giá trị tương ứng, văn bản ủy quyền, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, các giấy tờ tùy thân khác.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc, các cá nhân theo quy định.
Thứ tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần.
+ Giấy đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền
+ Giấy tờ về sự thảo của công ty.
+ Danh sách các cổ đông góp vốn và các giấy tờ tùy thân có liên quan:
Đối với cổ đông là các nhân: Bản sao có chứng thực của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
+ Đối với cổ đông là các tổ chức: Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu có giá trị tương ứng, văn bản ủy quyền, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, các giấy tờ tùy thân khác.
Đối với cổ đông là doanh nghiệp nước ngoài thì Giấy chứng nhận đăng ksy kinh doanh phải có hạn trong vòng 3 tháng trước ngày nộp giấy đăng ký kinh doanh.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc, các cá nhân theo quy định.
Thứ năm, hồ sơ đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
Các giấy tờ thủ tục làm hồ sơ đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài được quy định theo luật và pháp luật về đầu tư.
Thứ sáu, đối với các hộ kinh doanh cá thể:
+ Đơn xin đăng ký kinh doanh theo mẫu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện để hành nghề đối với các ngành nghề kinh doanh.
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc các giấy tờ chứng minh quyền thuê mặt bằng tại nơi đặt trụ sở kinh doanh.
3. Có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu?
Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh, việc nộp hồ sơ ở đâu cũng chính là một câu hỏi lớn.
- Đối với các hộ kinh doanh cá thể: Bạn có thể mua và nộp hồ sơ tại chính UBND huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh của mình.
- Đối với hồ sơ đăng ký của các công ty cổ phần, TNHH,... thì bạn có thể nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh đặt trụ sở kinh doanh.
Làm hồ sơ đăng ký kinh doanh sau khi được phê duyệt bạn sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh, với giấy phép này như một sự đảm bảo về chất lượng kinh doanh của bạn đến với khách hàng và nhà đầu tư của mình. Không chỉ vậy, bạn còn nhận được sự đảm bảo của Nhà nước trong các tình huống tranh chấp, hoặc các sự cố xảy ra,...
Trên đây là một số thông tin về hồ sơ đăng ký kinh doanh, nếu bạn cảm thấy bổ ích hãy theo dõi trang web vieclam88 và độc các bài viết khác nhé.
Tham gia bình luận ngay!