1. Tại sao nên tham gia Bảo hiểm xã hội
Khi nói đến lí do vì sao nên tham gia bảo hiểm xã hội bởi vì nó mang đến rất nhiều lợi ích, đảm bảo an toàn cho người lao động trong suốt quá trình công tác làm việc đến khi về già và thậm chí là ngay cả khi chết. Bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động có thể bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất đi nguồn thu nhập vì ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản hay hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo các chế độ an sinh cho người lao động. Bên cạnh đó nó còn là một trong những công cụ trợ giúp, quản lý đắc lực của nhà nước nhằm giúp người dân có thể an tâm làm việc và cống hiến cho xã hội nhiều hơn.
BHXH hiện nay bao gồm 2 loại:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đây là loại BHXH do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động, người sử dụng lao động sẽ phải tham gia. Trong BHXH bắt buộc se xbao gồm gồm các chế độ: bệnh nghề nghiệp, thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí và chế độ tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đy là là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức nhưng người tham gia sẽ được lựa chọn các phương thức và mức đóng BHXH phù hợp với thu nhập của mình.
Xem thêm: Những thay đổi mới khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
2. Hồ sơ bảo hiểm xã hội sẽ gồm những gì?
Căn cứ vào Quyết định số 595/QĐ-BHXH được nhà nước ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì người lao động cùng các đơn vị làm hồ sơ Bảo hiểm xã hội cần có những thủ tục sau:
2.1. Hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 23, Quyết định số 595/QĐ-BHXH của nhà nước quy định về hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng các dịch vụ: BHXH, BHTNLĐ, BNN; BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được phân làm 2 loại đó là là hồ sơ đối với người lao động và hồ sơ đối với các đơn vị/ doanh nghiệp.
2.1.1. Hồ sơ đối với người lao động sẽ bao gồm
Nếu bạn đang là người lao động làm việc tại đơn vị thù hồ sơ BHXH sẽ được bao gồm:
- Tờ khai tham gia và điều chỉnh các thông tin BHXH, BHYT.
- Trong những trường hợp người lao động được quyền lợi hưởng mức BHYT cao hơn thì người làm cần phải bổ sung các Giấy tờ chứng minh (nếu được yêu cầu ) theo Phụ lục 03.
Đối với những ai đang là người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ theo các hợp đồng. Tại điều a, c và d Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4 Quyết định này thì hồ sơ sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
- Đối với những hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo các văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng thì hồ sơ yêu cầu cần có những thủ tục sau.
2.1.2. Hồ sơ đối với đơn vị
Đầu tiên sẽ là hồ sơ đối với các đơn vị/ doanh nghiệp sẽ bao gồm có:
- Tờ khai đơn vị tham gia và điều chỉnh các thông tin liên quan đến BHXH, BHYT
- Danh sách, số lượng lao động chi tiết tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
- Bảng thống kê thông tin cá nhân / đơn vị đầy đủ nhất.
Khi hoàn thành hồ sơ đúng theo yêu cầu nghị đinh đặt ra, người lao động và doanh nghiệp/ đơn vị sẽ tiến hành thực hiện làm 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nộp lên các cơ quan có thẩm quyền với mong muốn đượ giải quyết nhanh chóng.
2.2. Hồ sơ cấp lại, đổi , điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH
Đối với hồ sơ cấp lại, đổi, đều chỉnh cacsc nội dung liên quan đến sổ BHXH sẽ căn cứ vào Điều 27, Quyết định số 595/QĐ-BHXH.
2.2.1. Đối với hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng sẽ được bao gồm:
- Tờ khai cá nhân khi tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
- Số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ hồ sơ
2.2.2. Hồ sơ cấp lại sổ BHXH do thay đổi các yếu tố trong BHXH
Các yếu tố trong sổ BHXH sai như: sai họ, tên, chữ đệm; sai ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; hay quốc tịch
Người tham gia BHXH phải làm hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai cá nhân xin tham gia và điều chỉnh các thông tin sai lệch trong BHXH, BHYT
- Các hồ sơ kèm theo
- Số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ
Sau khi người lao động, đơn vị tiến hành làm hồ sơ đăng ký BHXH hoặc điều chỉnh thông tin BHXH theo đúng quy định và nộp lên cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để chờ giải quyết. Thì việc gia hạn giải quyết hồ sơ sẽ là một trong những điều rất quan trong mà mỗi người lao động và đơn vị cần phải biết.
Được quy định tại Điều 29, Quyết định số 595/QĐ-BHXH, thời hạn giải quyết hồ sơ như sau:
Sẽ không vượt quá 05 ngày đối với các trường hợp cấp mới cho người tham gia BHXH bắt buộc vàBHXH tự nguyện.
Không được quá 10 ngày đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi các yếu tố bên trong như: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch hay sổ BHXH của mình bị mất, hỏng.
Không được quá 45 ngày đối với trường hợp yêu cầu cần phải xác minh quá trình đóng BHXH.
Không được quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động và doanh nghiệp theo đúng các quy định đối với trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH:
Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe là gì? Những điều bạn cần biết về bảo hiểm sức khỏe
4. Các bước làm thủ tục đăng kí bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Tại quy địng trong Điều 23 Quyết định số số 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm Xã hội thì người lao động/ doanh nghiệp muốn tham gia BHXH cần tuân thủ trình tự, thủ tục và hồ sơ làm bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Bước 1: Người lao động nộp 1 bộ hồ sơ cho công ty gồm có:
Nếu bạn đang là người lao động làm việc tại đơn vị thù hồ sơ BHXH sẽ được bao gồm:
- Tờ khai tham gia và điều chỉnh các thông tin BHXH, BHYT.
- Trong những trường hợp người lao động được quyền lợi hưởng mức BHYT cao hơn thì người làm cần phải bổ sung các Giấy tờ chứng minh (nếu được yêu cầu ) theo Phụ lục 03.
Đối với những ai đang là người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ theo các hợp đồng. Tại điều a, c và d Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4 Quyết định này thì hồ sơ sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
- Đối với những hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo các văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng thì hồ sơ yêu cầu cần có những thủ tục sau.
Bước 2: Sau khi hoàn thành hồ sơ thì doanh nghiệp/công ty nộp hồ sơ tại các cơ quan bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện
Bước 3: Doanh nghiệp/ công ty tiến hành đóng tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19, Điều 22 Quyết định số số 595/QĐ-BHXH
Bước 4: Nhận kết quả và trả sổ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động
Trên đây là những chia sẻ của vieclam88 về những yêu cầu và thông tin về hồ sơ bảo hiểm y tế. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp cho bạn đăng kí 1 mức BHXH cho mình sớm nhất
Tham gia bình luận ngay!