Hộ khẩu thường trú là gì? những vấn đề liên quan đến HKTT

Icon Author Ngọc Lam

Ngày đăng: 2020-03-06 17:43:51

Hộ khẩu thường trú là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng đối với hệ thống quản lý dân số cũng như việc đăng ký thường trú của công dân. Mặc dù thuật ngữ này cũng đã xuất hiện từ rất lâu, phổ biến toàn lãnh thổ nhưng vẫn nhiều bạn chưa hiểu rõ về bản chất hộ khẩu thường trú là gì? Chính vì vậy, để có được hết những lời giải này thì các bạn đừng tiếc bỏ ra vài phút để tham khảo những nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!

1. Hộ khẩu thường trú là gì?

Trước tiên, các bạn cần hiểu hộ khẩu hay có tên gọi khác là hộ tịch, là một trong những loại giấy tờ được sử dụng để củng cố cho công tác cũng như phương pháp quản lý dân số và chủ yếu được dựa theo thông số của các hộ gia đình. Với những hệ thống đăng ký hộ khẩu được xây dựng từ rất lâu, nên có mức độ ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý công dân của các nước.

Hộ khẩu thường trú là sổ do cơ quan công an cấp nhằm ghi nhận lại các thông tin đăng ký thường trú, trong đó có ghi đầy đủ thông tin cơ bản của mỗi cá nhân trong một hộ gia đình như thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, quê quán, ngày và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Hộ khẩu thường trú là gì?
Hộ khẩu thường trú là gì?

Bên cạnh đó thường trú là nói đến nơi cá nhân hiện đang ở hợp pháp, có thể là do thuê, mượn hoặc ở nhờ. Để đăng ký thường trù thì cần phải được người chủ tại nơi đó đồng ý thể hiện dưới dạng văn bản hợp pháp. Đây cũng là điều kiện mà người muốn đăng ký thường trú cũng cần phải tuân thủ.

Theo luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 1/7/2021) sẽ thay phương pháp quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu giấy sang số định danh cá nhân được ghi trên căn cước công dân gắn chip. Khi luật này có hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu và sổ tạm trú, những hộ khẩu cũ hiện tại vẫn sẽ có giá trị tới hết ngày 31/12/2022. Theo luật cư trú 2020 thì từ 1/7/2021 bạn có thể sử dụng căn cước công dân gắn chip để thực hiện 30 thủ tục hành chính liên quan tới sổ hộ khẩu.

2. Những quy định về hộ khẩu thường trú (HKTT)

2.1. Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú (HKTT)

Như đã chia sẻ ở trên thì bất cứ một công dân nào muốn đăng ký hộ khẩu thường trú cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện đã được quy định bởi pháp luật. Và điều kiện duy nhất để được đăng ký chính là: Nơi công dân ở phải hợp pháp, ở tỉnh nào thì sẽ đăng ký ở tỉnh đó. Đối với những trường hợp công dân đi ở thuê, ở mượn hoặc ở nhờ thì cần phải nhận được sự đồng ý của người cho mượn, cho thuê hoặc cho ở nhờ và cần phải thể hiện được điều đó một cách rõ ràng qua văn bản, giấy  tờ theo đúng với quy định.

Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú (HKTT)
Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú (HKTT)

2.2. Thời hạn đăng ký thay đổi hộ khẩu thường trú (HKTT)

Dựa theo quy định của pháp luật nước nhà thì tùy vào từng công dân đang thực hiện các thủ tục đăng ký hành chính khác nhau mà có những quy định về thời gian khác nhau. Trong trường hợp quên hoặc không tuân thủ thì đều phải chịu sự quyết định xử phạt của công an quận/ huyện xử lý. Còn về khoảng thời hạn người công dân phải đi đăng ký hộ khẩu thường trú là:

- Tính từ thời điểm chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong 24 tháng, thì người đại diện cho gia đình hoặc cá nhân công dân sẽ phải tìm đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

- Đối với những trẻ em được đăng ký khai sinh không qúa 60 ngày thì cha, mẹ, người nuôi dưỡng, người giám hộ, người đại diện cho gia đình… sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.

2.3. Hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú (HKTT)

Hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú (HKTT)
Hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú (HKTT)

Trên thực tế thì hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú của công dân cũng đã được quy định rất rõ rồi, bất cứ ai thực hiện thủ tục hành chính đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú đều cần phải chuẩn bị những văn bản, giấy tờ theo quy định. Còn thông tin chi tiết về từng giấy tờ thì tùy vào từng trường hợp khác nhau. Một vài gợi ý về thủ tục cần chuẩn bị như sau: Bản khai nhân khẩu; giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu.

- Đối với cá nhân ở thuê, mượn, ở nhờ nhà hợp pháp thì cần thể hiện rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ… thông qua phiếu báo thay đổi hộ khẩu.

- Đối với những trường hợp nơi ở hợp pháp là ở thành phố Hà Nội hoặc HCM thì cần phải có thông tin cụ thể về diện tích, để bảo đảm diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/1 người theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- Đối với trường hợp có quan hệ gia đình (ông bà, anh chị…) thì không cần tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng cần xác nhận về mối quan hệ nêu trên thông qua UBND cấp xã, phường, thị trấn.

- Ngoài ra có một số trường hợp đặc biệt cần có thêm các giấy tờ như sau:

Đối tượng công dân chưa thành niên phải có văn bản của cha, mẹ; cha hoặc mẹ thể hiện sự đồng ý nếu như không đăng ký thường trú cùng cha mẹ, hoặc cha hoặc mẹ.

Trẻ em đăng ký hộ khẩu thường trú phải có giấy khai sinh.

Người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam cần chứng minh có quốc tịch Việt Nam thì mới được thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú.

Hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú
Hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú

- Bên cạnh đó những trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương thì cần thêm:

Công dân tạm trú tại nơi ở hợp pháp liên tục tại thành phố đó trên 1 năm: Sổ tạm trú hoặc xác nhận thời gian và nơi đăng ký tạm trú của cơ quan Công an thẩm quyền.

Công dân là vợ về ở với chồng: Giấy đăng ký kết hôn, xác nhận cư trú, sổ hộ khẩu.

Công dân là con về ở với cha, mẹ; hoặc ngược lại thì: Giấy khai sinh; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận cư trú…

Công dân là người tàn tật, tâm thần, mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng lao động, điều khiển hành vi khi về với người thân, cần các giấy tờ sau: Xác nhận của UBND; chứng nhận về những vấn đề đó; sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận mối quan hệ của UBND cấp xã;…

Công dân chưa thành niên mồ côi hoặc còn cha mẹ những về ở với người thân thì người giám hộ phải có giấy tờ sau: Giấy tờ để xác định là người chưa thành niên: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy tờ chứng minh không còn cha mẹ hoặc quyết định của Toà án tuyên bố cha, mẹ mất hoặc mất tích;… hoặc giấy tờ xác nhận cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng….

Công dân là người thành niên độc thân về sống với người thân (ông bà): Giấy tờ chứng minh độc thân: Xác nhận của UBND cấp xã; Giấy tờ thể hiện mối quan hệ (Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh...).

Công dân được điều động hay làm việc tại cơ quan hưởng lương theo quy định cũng như ngân sách nhà nước: giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị; quyết định điều động; quyết định về nâng lương; quyết định bổ nhiệm chức vụ; xác nhận của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp...

Công dân là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hoặc Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hoặc Quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm...

Đối với những công dân đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương nhưng sau một thời gian ở nơi khác thì lại quay về và phải đăng ký lại. Thì thủ tục hành chính đăng ký hộ khẩu thường trú cần phải đáp ứng được những loại giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu, CMT nhân dân hoặc xác nhận đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc TW đó của Công an quận, huyện, thị xã.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều trường hợp cụ thể khác nữa, các bạn có thể tham khảo chi tiết tại bộ Luật cư trú nhé.

2.4. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp gồm những gì?

Dựa theo quy định cũng như pháp luật thì những giấy tờ được sử dụng để chứng minh chỗ ở hợp pháp đối với thủ tục hành chính về đăng ký thường trú, thì người công dân khi thực hiện cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp gồm những gì?
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp gồm những gì?

- Xác minh được quyền sở hữu nhà nở thông qua Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy tờ thể hiện cũng như minh chứng được quyền sử dụng đất ở theo quy định của Nhà nước về đất đai;

- Giấy tờ thể hiện được việc cho phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép theo đúng với theo quy định về xây dựng của Nhà nước.

Đối với những trường hợp công dân không thể chuẩn bị đầy đủ được những loại giấy tờ trên thì cần phải chuẩn bị được Giấy tờ có xác nhận về việc nơi ở, nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng của UBND cấp xã.

2.5. Nơi nộp hồ sơ HKTT

Sau khi đã tham khảo những nội dung chia sẻ ở trên thì có lẽ các bạn cũng phần nào thấy được những điểm đáng chú ý của thủ tục hành chính đăng ký này. Và nơi nộp hồ sơ cũng là thông tin mà các bạn không thể bỏ qua. Dưới đây sẽ là hai nơi tương ứng với hai trường hợp công dân thực hiện đăng ký mà các bạn nên biết:

- Đối với những đối tượng nơi thường trú thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

- Đối với những đối tượng nơi thường trú thuộc tỉnh thì sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ tại cơ quan Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc Công an xã, thị trấn thuộc huyện.

Nơi nộp hồ sơ HKTT
Nơi nộp hồ sơ HKTT

2.6. Thời hạn giải quyết đăng ký HKTT

Tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ thì không quá 15 ngày sẽ phải cấp sổ hộ khẩu thường trú cho công dân đăng ký. Đối với những trường hợp không cấp thì cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về lý do thông qua văn bản rõ ràng.

Trên đây là tổng hợp những vấn đề xoay quanh hộ khẩu thường trú, hy vọng đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu biết hơn về HKTT. Đừng quên ghé qua vieclam88.vn để tham khảo thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: