Giải đáp thắc mắc xung quanh hình thức kỷ luật cảnh cáo là gì

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2020-05-28 12:26:07

Thuật ngữ cảnh cáo kỷ luật hiện đã không còn quá bỡ ngỡ với rất nhiều chúng ta trong cuộc sống thường nhật hiện nay. Việc cảnh cáo kỷ luật này được áp dụng các hình thức và xử phạt ra sao cho các đối tượng như thế nào. Nếu như chưa có câu trả lời thích đáng cho mình vậy thì hãy đi theo chúng tôi cùng tìm hiểu hình thức kỷ luật cảnh cáo là gì?

 1. Khái quát chung về hình thức kỷ luật cảnh cáo là gì?

1.1. Khái niệm về hình thức kỷ luật cảnh cáo là gì?

Trước tiên, để hiểu được thì chúng ta cần biết cảnh cáo kỷ luật là sự tổ hợp của 2 từ có nghĩa ghép lại với nhau đó là cảnh cáo và kỷ luật.

Hiểu một cách đơn giản, kỷ luật chính là tinh thần và ý chí của một người được đào tạo rèn luyện một cách tỉ mỉ cẩn thận thì mới trở thành một người có nguyên tắc, có tính tư chủ. Những người có tính cách này thường là một người có thiên hướng trở nên hoàn hảo, tốt đẹp có ý chí nghị lực có sự tập trung cao độ và nghiêm túc trong bất cứ việc gì. Những người có tính cách này chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều thành công trong tương lai.

Khái niệm về hình thức kỷ luật cảnh cáo là gì?
Khái niệm về hình thức kỷ luật cảnh cáo là gì?

Còn cảnh cáo? Cảnh cáo nghĩa là gì? Với cách giải thích cô đọng xúc tích thì cảnh cáo được hiểu là sự xử phạt ở mức độ nhẹ cho các hành vi làm trái vi phạm kỉ luật, trái các quy tắc hay các yêu cầu đã đặt ra trước đó. Việc cảnh cáo ở đây nhằm mục đích chỉ ra cho họ những vi phạm họ mắc phải để tránh cho những lần sau, và từ đó có thể giúp họ hiểu được rằng nếu còn tái phạm nữa thì chắc chắn sẽ có các biện pháp răn đe thích đáng cho những vi phạm đó.

1.2. Khái niệm về hình thức kỷ luật cảnh cáo

Ở phần trên chúng ta đã hiểu, nắm được một cách chính xác nhất về cảnh cáo kỷ luật, vậy các hình thức kỷ luật cảnh cáo này được hiểu như thế nào?

Hình thức cảnh cáo kỷ luật được hiểu một cách chính xác nhất chính là những biện pháp để xử phạt để răn đe những hành vi vi phạm làm trái những quy tắc, quy luật được quy định sẵn trước đó trong một tổ chức hay một cộng đồng nào đó. Những mức kỷ luật đó chỉ mang tính chất cảnh cáo, răn đe chứ không phải hình phạt nào để từ đó họ có thể nhận ra được những hành động đó là không nên và rút ra bài học để tránh trong các trường hợp tương tự trong một tổ chức hay một cộng đồng.

2. Các hình thức kỷ luật cảnh cáo

2.1. Với cán bộ

Trong điều 78 của bộ luật Lao động của nước ta đã ban hành thì với việc vi phạm kỷ luật thì tùy vào mức độ, tính chất của vi phạm thì mới có thể xác định chính xác là hình thức nào trong 4 biện pháp sau:

Các hình thức cảnh cáo kỷ luật
Các hình thức kỷ luật cảnh cáo

Bị khiển trách

Bị cảnh cáo

Bị cách chức

Bị bãi nhiệm.

Và một lưu ý cần nhớ rằng hình thức cách chức chỉ áp dụng với những cán bộ nhiệm kỳ, chứ không dành cho cán bộ chính thức.

Ngoài ra những ai bị chịu các hình phạt trên thì trong thời gian còn hiệu lực sẽ không được tham gia các cuộc bầu cử, hay phê chuẩn, hay bổ nhiệm. trường hợp nặng có thể xảy ra là bị Tòa án xử ngồi tù thì chắc chắn sẽ bị thôi việc.

Đọc thêm: Cán bộ là gì? Một số thông tin cần lưu ý trong quy định mới

2.2. Với công chức

Trong điều 79 cũng của bộ luật Lao động có nhắc đến rõ nếu như vi phạm sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà quyết định hình thức kỷ luật trong các hình thức sau:

- Bị khiển trách

- Bị cảnh cáo

- Bị hạ bậc lương

- Bị giáng chức

- Bị cách chức

- Bị thôi việc.

Với mức hình phạt giáng chức và cách chức thì dành cho áp dụng với những công chức đang giữ chức vị quản lý hay lãnh đạo.

Cũng như với cán bộ khi công chức mà bị tòa án kết án phạt bị ngồi tù sẽ được hiểu là thôi việc bắt đầu từ ngày bản án có hiệu lực.

2.3. Những cán bộ, công chức bị kỷ luật không được tham gia bổ nhiệm

Ở luật cán bộ, công chức (2008) tại điều 82 có quy định khi bị kỷ luật cán bộ, công chức sẽ phải chịu các mức hạn chế như sau:

Những cán bộ, công chức bị kỷ luật không được tham gia bổ nhiệm
Những cán bộ, công chức bị kỷ luật không được tham gia bổ nhiệm

Khi bị khiển trách, chịu mức kỷ luật thời gian nâng lương của cán bộ, công chức sẽ bị giảm 06 tháng so với hạn mức bình thường kể từ ngày hình thức kỷ luật có hiệu lực. Với mức hình thức nặng hơn là giáng chức, cách chức thì thời hạn giảm nâng lương lên đến 12 tháng kể từ ngày hình thức có hiệu lực.

 Khi bị khiển trách đến mức cách chức thì những cán bộ, công chức đó sẽ không được tham gia vào các việc nâng ngạch, đào tạo hay bổ nhiệm trong suốt 12 tháng tiếp theo.

 Không được tham gia ứng cử, bổ nhiệm hay điều động luân chuyển, đào tạo, thi nâng ngạch, biệt phái, hay giải quyết nghỉ hưu cho cán bộ, công chức trong suốt quá trình thời gian điều tra, xem xét kỷ luật.

Sẽ bị cách chức nếu như cán bộ, công chức tham gia có liên quan đến tham nhũng thì sẽ không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản lý.

Tham khảo: Chi tiết về mẫu quyết định miễn nhiệm chức vụ mới nhất 

3. Các hình thức kỷ luật cảnh cáo trong Đảng

Là một đảng viên nếu như vi phạm, không tuân thủ các quy định của điều lệ Đảng đề ra, các hình thức sẽ phải chịu, sẽ bị xem xét áp dụng đó là:

Bị khiển trách

Bị cảnh cáo

Bị cách chức

Bị khai trừ khỏi Đảng

Các hình thức cảnh cáo kỷ luật trong Đảng
Các hình thức cảnh cáo kỷ luật trong Đảng

Nếu là một đảng viên dự bị thì sẽ chỉ bị mức kỷ luật là cảnh cáo hoặc là khiển trách mà thôi.

Với đảng viên khi mà vi phạm đến mức áp dụng hình thức khai trừ, thì bắt buộc phải khai trừ ra khỏi Đảng, không được xem xét hay áp dụng hình thức xóa tên. Với cấp ủy viên khi mà vi phạm ở hình thức cách chức thì bắt buộc cách chức không được áp dụng hình thức thôi giữ chức. Với người là Đảng viên dư bị khi mà vi phạm sẽ không đủ tư cách xóa tên trong danh sách vì thế mà họ sẽ phải chịu các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo tùy mức độ.

Nếu như Đảng viên vi phạm đến mức phải chịu các mức hình phạt hình sự thì phải để xét xử theo trách nhiệm hình sự không áp dụng giải quyết nội bộ, riêng biệt. Bị tòa tuyên án phạt từ mức hình phạt cải tạo án treo trở lên thì sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Nếu như không bị xử phạt các hình thức mức độ thấp hơn hưởng án treo hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm mà chỉ bị xử phạt hành chính, thì từ đó sẽ tùy theo mức độ, tính chất, tác hại ảnh hưởng nặng nhẹ của hành vi thì khi đó sẽ xem xét thi hành áp dụng các hình thức kỷ luật một cách phù hợp.

Với đảng viên ở mức ủy ban thường vụ của cấp ủy và uy ban từ huyện trở lên khi đảng viên vi phạm đến mức liên quan đến các hành vi phải truy cứu hình sự thì phải chuyển hồ sơ cho bên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, để điều tra, khởi tố và nếu có sẽ bị truy tố xét xử các mức án hình sự theo như quy định của nhà nước ban hành trong luật trước đó. Nếu như giữ lại thì sẽ bị truy tố vào tội cản trở, chống đối người thi hành công vụ, vì thế mà không được giữ lại để che đậy bảo vệ để chỉ xử lý nội bộ không thôi.

Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc và các biện pháp xử lý như thế nào? Click để đượ giải đáp ngay! 

4. Việc tinh giản biên chế có ảnh hưởng khi cán bộ, công chức chịu mức cảnh cáo, kỷ luật

Biên chế là gì? Biên chế dành cho những cán bộ, công chức được hiểu là những người đang trong thời gian áp dụng hình thức hợp đồng thời hạn để làm việc trong các tổ chức.

 Việc tinh giản biên chế có ảnh hưởng khi cán bộ, công chức chịu mức cảnh cáo, kỷ luật
 Việc tinh giản biên chế có ảnh hưởng khi cán bộ, công chức chịu mức cảnh cáo, kỷ luật

Tinh giản biên chế là việc ngoại trừ đi các biên chế trong hình thức đánh giá, trong việc phân loại những yêu cầu trong công việc khi làm việc, hoặc là những khả năng không còn được phép thực hiện, không thể giao phó cho người đó làm nữa. những người bị xét tinh giản biên chế thì sẽ được hưởng riêng các hình thức đãi ngộ, các chính sách ưu tiên riêng.

Cán bộ, công chức cũng có những người làm việc theo hình thức chế độ biên chế, thì liệu việc bị chịu hình thức cảnh cáo kỷ luật kia có ảnh hưởng gì đến việc tinh giản biên chế không?

Theo quy định của nhà nước đã ban hành về các đối tượng phải chịu tinh giản biên chế có đề cập đến như sau:

Đầu tiên là những người chịu tinh giản sẽ là cán bộ hay công chức giữ chức vụ từ bậc Trung ương cho đến bậc cấp xã/ phường.

Tiếp theo, là những viên chức trong các đơn vị công lập.

Thứ ba là những lao động đang làm việc trong thời hạn không có giới hạn của hợp đồng theo quy định của nhà nước.

Thứ tư, là những người đang giữ chức là chủ tịch là những người trong ban lãnh đạo của Hội đồng thành viên ( Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,… của công ty).

Thứ năm, là những cán bộ, công chức trong các tổ chức, và đang được bổ nhiệm giữ quyền hành với phần vốn của nhà nước tại các công ty, tổ chức, doanh nghiệp mà có vốn đầu tư của nhà nước.

Thứ sáu là những cán bộ những người đang hoạt động trong các tổ chức của nhà nước mà chịu sự điều hành quản lý của pháp luật.

 Việc tinh giản biên chế có ảnh hưởng khi cán bộ, công chức chịu mức cảnh cáo, kỷ luật
 Việc tinh giản biên chế có ảnh hưởng khi cán bộ, công chức chịu mức cảnh cáo, kỷ luật

Có một số các trường hợp đặc biệt sẽ không phải chịu tinh giản biên chế theo quy định căn cứ vào nghị định chính phủ trong điều 7:

Một là những người có xác nhận bị đau ốm của cơ quan y tế theo quy định của pháp luật.

Hai là những đối tượng cán bộ, công chức trong thời gian mang thai hoặc có con nhỏ mà chưa được 36 tháng tuổi.

Ba là những công chức, cán bộ đang ở trong thời gian điều tra, xem xét, cân nhắc các hình thức kỷ luật cảnh cáo.

Sau khi các mốc thời hạn kia kết thúc đã qua thì người cán bộ, công chức đó lại bị xem xét và áp dụng các biện pháp tinh giản biên chế theo quy định của nhà nước ban hành trước đó.

Và bài viết trên đã đưa ra cho các bạn những thông tin cô đọng, súc tích về những vấn đề có liên quan đến hình thức cảnh cáo kỷ luật. Hi vọng rằng, sau bài viết này bạn đã có cho mình câu trả lời thích đáng nhất cho câu hỏi “Hình thức cảnh cáo kỷ luật là gì”. Cảm ơn các bạn đã tin tưởng đồng hành cùng chúng tôi. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: