Hàn lâm là gì? Muôn đường lắt léo của hành trình tìm nghĩa

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-05-03 16:42:46

Hàn lâm là gì? Thuật ngữ thường được nhắc đến trong rất nhiều trường hợp, đặc biệt là khi gặp ai đó ăn nói quá tri thức, đậm tính triết lý thì người ta thường gắn với cái mác hàn lâm. Chúng ta cần thiết để làm rõ khái niệm này để sử dụng chính xác nó khi cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp những lý giải hữu ích để giúp các bạn hiểu thế nào hàn lâm và những mẹo hay sử dụng từ ngữ này phù hợp.

1. Làm sáng tỏ Hàn lâm là gì?

Hàn lâm là một từ Hán Việt nên nó còn có những tầng ý nghĩa ẩn sau lớp "mặt nạ ngôn từ". Do đó, có hai trường giá trị về nghĩa mà chúng ta có thể khai thác ở từ ngữ này, trong đó nghĩa đen của Hàn lâm được dịch ra là rừng lông chim, gọi là rừng bút; còn nghĩa bóng lại thể hiện có nghĩa đa dạng trong giới văn đàn, học thuật.

Ngày xưa Hàn lâm là để chỉ chức vụ quan văn coi việc văn thư. Và viện hàn lâm chính là nơi các quan Hàn lâm làm việc. Ngày nay chúng ta hiểu là những gì mang tính học thuật thì là hàn lâm.

Làm sáng tỏ Hàn lâm là gì?
Làm sáng tỏ Hàn lâm là gì?

Vì xuất phát là ngôn từ Hán ngữ nên khái niệm hàn lâm có một nguồn gốc khá phức tạp nhưng lại là điểm tạo nên sự thú vị trong hành trình tìm kiếm của các nhà ngôn ngữ học. Tại đây, chúng ta cũng sẽ một lần trở thành những nhà ngôn ngữ nghiệp dư đi luận giải những giá trị ẩn đằng sau từ ngữ này nhé.

Xem thêm: Các khối thi đại học

2. Nguồn gốc ý nghĩa của từ Hàn lâm

2.1. Giải nghĩa chung

Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào nguồn gốc của chữ hàn lâm để hiểu rõ hàn lâm là gì, tại sai lại gọi là hàn lâm. Hàn Lâm được viết theo chữ Hán là "翰林", được gọi theo âm bính âm (đọc theo cách của người Việt) là "hàn lín".

Dưới thời nhà Tống, Đường ở xứ sở trời Tàu, người ta dùng từ Hàn lâm để chỉ chức quan phụ trách lo toan các công việc triều chính chốn cung đình. Đây cũng là ý nghĩa đầu tiên của thuật ngữ này. Sau đó bước qua triều đại các nhà Minh, Thanh trở đi thì từ hàn lâm được đưa vào cụm từ "nhập Hàn lâm" đối với những ai thi đỗ Tiến sĩ. Thời bất giờ từ Hàn lâm cũng được gắn với cụm từ Hàn lâm viện để nói về nơi hội tụ của những học giả, văn nhân và cho tới nay ý nghĩa này vẫn được giữ vẹn nguyên.

Ý nghĩa biểu thị của từ hàn lâm
Ý nghĩa biểu thị của từ hàn lâm

Trải qua năm tháng từ đó tới nay, từ Hàn Lâm được sử dụng cho rất nhiều trường hợp khác nhau. Chỉ có một từ mà có thể áp dụng vào nhiều ngữ cảnh như vậy chỉ có thể lý giải hàn lâm lời ít ý nhiều. Tuy nhiên dù ý nhiều đến đâu đi chăng nữa thì vẫn sẽ xuất phát chính từ giá trị ý nghĩa gốc biểu thị của ngôn ngữ.

Để biết được lý do vì sao từ ngữ này được dùng trong hoàn cảnh nào đó và cũng đồng thời là hiểu được thấu đáo giá trị biểu hiện của nó thì chúng ta hãy đi sâu phân tích chiết tự của từ nhé.

2.2. Hàn – có đơn giản chỉ là một loại lông?

Từ Hán Việt Hàn Lâm được hình thành bởi hai chữ là hàn và lâm. Trong đó, chữ "Hàn" (翰) là một loại chữ hình thanh, do trong cấu tạo của chữ có bộ Vũ nên nó chỉ về một loài gà thân 5 màu, sống ở núi. Dựa theo lý thuyết phân tích của cuốn Dật Châu Thư viết thời Tây Chu thì tiếng Hàn ngụ ý chỉ tới một loại gà thần mang đặc điểm lông có 5 màu. Giống gà này được dùng làm vật cống nạo của nước Thục cho vua Chu Thành Vương, khi đó, hàn là Thiên kê hoặc Cẩm kê.

Giải nghĩa sâu xa của thuật ngữ hàn lâm
Giải nghĩa sâu xa của thuật ngữ hàn lâm

Theo dó, ít nhiều tiếng "hàn" có liên quan tới chiếc bút được làm từ lông của chỉ chiếc bút lông, sử dụng trong viết lách, được tạo nên dựa trên nguyên tắc hình thành của hai chữ "vũ" và "cán", mỗi một chữ biểu ý còn một chữ biểu âm.

Trong từ điển Từ Hải, tiếng Hàn cũng được giải nghĩa là lông (lông gà hoặc lông của các loài cầm) có đặc điểm cứng và rất dai. Người Tàu xưa vẫn thường sử dụng các loại lông như lông chim, lông gà để làm phương tiện viết lách, sử dụng phương thức chấm mực mài để viết vẫn rất hiệu quả. Do đó mà ngày nay chúng ta có loại bút lông chính là "đời sau" của những chiếc bút lông gà thời trước.

2.3. Lâm (林) – những cánh rừng bạt ngàn

Từ Lâm được kết hợp dựa trên hình thức Hội ý từ hai chữ mộc (chỉ cây), giải nghĩa hình ảnh và ý nghĩa Hàn Việt thì từ lâm ý nói rằng nhiều cây thì tạo nên rừng. Lịch sử ý nghĩa của từ Lâm không có quá nhiều điểm đặc biệt đáng lưu ý như chữ "Hàn", nó có 13 cách viết trong đó một cách phổ biến là viết bằng chữ Triện, 12 cách còn lại được các nhà ngôn ngữ học tìm được ở hệ thống Lục thư. Thường thì cứ chỗ hội tụ đông đúc cũng sẽ dùng từ "lâm" để biểu thị chẳng hạn như từ nho lâm chỉ nơi có nhiều học giả.

Hàn lâm trong cách sử dụng của người Việt
Hàn lâm trong cách sử dụng của người Việt

Mẫu thư xin việc

3. Hàn Lâm được áp dụng tại Việt Nam như thế nào?

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, Hàn Lâm với nghĩa đen chỉ một rừng bút thì phiên sang giá trị đẹp của ngôn từ sẽ chỉ đến các giá trị văn chương nghệ thuật, văn đàn, học thuật. Đó là nơi có rất nhiều các vị học giả, văn nhân hội tụ để tạo nên các giá trị văn thơ cho đời. Người Việt ta khi nhắc tới thuật ngữ Hàn Lâm ắt sẽ nghĩ ngay tới cụm từ Hàn lâm viện, nơi tao đàn của các học sĩ.

Ngoài ra, như đã khẳng định, còn rất nhiều trường hợp có sử dụng thuật ngữ này để thể hiện ý đồ riêng. Khi được ghép với cá từ ngữ khác, hàn lâm vô hình chung tạo nên thêm một giá trị ý nghĩa mới mẻ, khác biệt so với nghĩa đen lẫn cả nghĩa bóng của từ gốc ban đầu. Có lẽ đây chính là một minh chứng cho thấy sự biến hóa kỳ diệu của ngôn từ. Để thẩm thấu hết cái vẻ đẹp ấy, bạn hãy khám phá ngay những giá trị ý nghĩa phổ biến có sự góp mặt của từ hàn lâm nhé.

4. Một vài trường hợp phổ biến có sự xuất hiện của thuật ngữ Hàn lâm

Ngoài Viện Hàn lâm, thì ngôn ngữ hàn lâm là thuật ngữ tiếp theo được con người sử dụng phổ biến hơn cả. Những ngôn ngữ hàn lâm thường dùng để diễn tả trong các văn cảnh đòi hỏi tính nghi lễ, luật lệ cao, hoặc trong các văn bản khoa học, báo chí, văn bản công bố trong các hội nghị, hội thảo. Với phạm vi này, ngôn ngữ hàn lâm hoàn toàn được phân biệt rách ròi với loại ngôn ngữ bình dân vốn được đại chúng sử dụng thường xuyên trong cuộc sống đời thường.

Các trường hợp nào sử dụng các từ ngữ mang tính  hàn lâm
Các trường hợp nào sử dụng các từ ngữ mang tính  hàn lâm

Xem thêm: Việc làm nhân viên bán hàng

Sở dĩ trong các trường hợp trên có dùng tới ngôn ngữ hàn lâm là bởi vì nó có giá trị biểu đạt riêng. Giá trị thể hiện của các từ ngữ này rất lớn, có thể diễn tả được được ý nghĩa sâu xa của rất nhiều vấn đề. Ở một trình độ khác, so với ngôn ngữ bình dân, không phải ai cũng có thể hiểu hết giá trị thể hiện của các ngôn từ hàn lâm vì nó khá khó hiểu, những người có thể hiểu được nó hầu hết là có chuyên môn sâu, có một trí tuệ tinh tường.

Theo đó, mọi vấn đề được gắn cho cái mác có tính hàn lâm thì dường như ngụ ý nói tới tính chất bác học không phải ai cũng dễ dàng luận giải. Bởi thế mà bạn có thể bắt gặp các ngôn ngữ này trong những lĩnh vực phổ biến như văn học nghệ thuật, triết học, khoa học.

Các trường hợp phổ biến sử dụng thuật ngữ hàn lâm
Các trường hợp phổ biến sử dụng thuật ngữ hàn lâm

Từ cách hiểu của ngôn từ hàn lâm thì người ta có thể áp dụng nó vào thêm nhiều ngôn từ khác để biểu đạt được mức độ chuyên sâu của vấn đề. Chẳng hạn như nhạc hàn lâm chỉ tới các loại nhạc cao siêu mà chỉ một bộ phần người mới thưởng thức được như nhạc opera, các bản giao hưởng,…; tương tự trong trương hợp sách hàn lâm chỉ về những dòng sách chuyên môn lĩnh vực khoa học, đậm các giá trị học thuật sâu bên trong nội dung như những tác phẩm đồ sộ được nghiên cứu sâu, các đề tài khoa học tầm vĩ mô.

Nói chung nhắc tới thuật ngữ hàn lâm, ta liên tưởng như có sự phân tầng giai cấp "chữ nghĩa" ở đây bởi giá trị ngôn từ mà nó thể hiện không chỉ đơn giản ai cũng có thể cảm thụ được. Bằng cách lý giải ngôn ngữ hàn lâm là gì, hy vọng rằng bạn đọc sẽ biết cách khai thác giá trị của bất cứ ngôn ngữ hàn lâm nào mà bạn thấy một cách có ý thức để biển học luôn mở ra cho chúng ta những giá trị tuyệt vời nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: