Quy trình thực hiện hạch toán thanh lý tài sản như thế nào?

Icon Author Ngọc Lam

Ngày đăng: 2021-11-18 15:02:26

Hạch toán thanh lý tài sản sẽ được tiến hành khi doanh nghiệp có tài sản không cần sử dụng nữa. Vậy quy trình thực hiện và thủ tục ra sao bạn có biết chưa? Hãy cùng vieclam88.vn đi tìm hiểu trong nội dung bài viết hôm nay của chúng tôi.

1. Hạch toán thanh lý tài sản được hiểu ra sao và quy trình thực hiện

1.1. Hạch toán thanh lý tài sản được hiểu ra sao?

Hạch toán ở đây bạn có thể hiểu đơn giản là một quá trình ghi chép cũng như tính toán lại các hoạt động kinh doanh, buôn bán, sản xuất của một chủ thể kinh tế quản lý những hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả chính xác. Quy trình hạch toán trong một cơ quan, doanh nghiệp giúp họ dễ kiểm soát, quản lý và kiểm tra về quy trình hoạt động của doanh nghiệp của đảm bảo độ chính xác.

Hạch toán thanh lý tài sản được hiểu ra sao
Hạch toán thanh lý tài sản được hiểu ra sao

Về thanh lý tài sản được giải thích là các tài sản có giá trị sử dụng nhưng người dùng lại không có nhu cầu cần đến nữa và muốn bán lại cho người có mong muốn sử dụng lại. Việc thanh lý tài sản sẽ thường diễn ra trong hoạt động về bất động sản hoặc những công ty phá sản thường muốn thanh lý bớt tài sản công ty để lấy tiền bù đắp trả nợ.

Từ những giải thích trên về hạch toán và thanh lý tài sản ta có thể rút ra về khái niệm hạch toán thanh lý tài sản là một quá trình ghi chép lại vấn đề thanh lý tài sản của cơ quan, doanh nghiệp. Nó phải được diễn ra đúng theo quy trình, hợp lý và bảo đảm hợp pháp cùng với những quy định của pháp luật. Vấn đề thanh lý tài sản của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cũng đã đưa ra một số quy định cho họ. Trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định bị hỏng hóc hay không còn phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp nữa thì có thể thanh lý bỏ.

Cơ quan, doanh nghiệp cần thành lập ra một Hội đồng thanh lý tài sản cố định để tiện cho việc quan sát, theo dõi việc thanh lý tài sản cho doanh nghiệp được diễn ra một cách chi tiết, chính xác và chuẩn theo quy định hạch toán đề ra. Ngay sau khi hạch toán thanh lý tài sản xong cần có biên bản ghi chép lại những hoạt động kế toán và lưu lại thành 2 bản, 1 bản cho phòng kế toán lưu lại và 1 bản dành cho bộ phận quản lý tài sản cố định để có thể nắm bắt một cách chính xác những thông tin trong việc hạch toán thanh lý tài sản.

Hạch toán thanh lý tài sản cần an toàn chính xác
Hạch toán thanh lý tài sản cần an toàn chính xác

1.2. Quy trình thực hiện hạch toán thanh lý tài sản như thế nào?

1.2.1. Hạch toán thanh lý tài sản có thủ tục nào?

Sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp bạn có thể chọn áp dụng chế độ kế toán cho phù hợp với Thông tư đi kèm. Thủ tục thanh lý tài sản cố định bao gồm những hồ sơ, giấy tờ như:

Thành lập ra Hội đồng thanh lý Tài sản cố định: Trong trường hợp này thì Hội được lập ra để giám sát, kiểm tra quá trình tiến hành công việc. Việc thành lập sẽ phải cần một số người đảm nhận các chức vụ chủ chốt ví dụ như chủ tịch Hội đồng, kế toán trường, người có nghiệp vụ kế toán, trưởng phòng phụ trách thanh lý tài sản,..cùng một số bộ phận khác.

Thủ tục thanh lý tài sản cố định
Thủ tục thanh lý tài sản cố định

- Biên bản họp của Hội đồng thanh lý Tài sản cố định.

- Giấy tờ quyết định thanh lý Tài sản cố định.

- Biên bản giám sát, kiểm kê Tài sản cố định.

- Biên bản theo dõi đánh giá lại Tài sản cố định.

- Biên bản cho việc hạch toán thanh lý Tài sản cố định.

- Bản hợp đồng kinh tế bán Tài sản cố định đã được thanh lý.

- Giấy tờ hóa đơn bán Tài sản cố định.

- Biên bản giao và nhận của Tài sản cố định.

- Biên bản hủy các Tài sản cố định.

- Thanh lý bản hợp đồng kinh tế bán Tài sản cố định.

Kèm theo một số giấy tờ trên thì khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, chúng ta cần yêu cầu xuất hóa đơn. Những quy định, giấy tờ trên là thiết yếu cơ bản để đơn vị có thể thực hiện thanh lý tài sản được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

1.2.2. Thực hiện hạch toán thanh lý tài sản đã khấu hao hết

Dựa vào Biên bản thanh lý và những chứng từ có liên quan đến một số khoản thu, chi thanh lý, Tài sản cố định… thì ta phải hạch toán thanh lý Tài sản cố định theo quy trình sau:

Phản ánh số thu nhập về việc thanh lý Tài sản cố định: Đối với những doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo hình thức khấu trừ gồm nợ các TK 111,121,131 ( đã bao gồm tổng giá thanh toán. Có TK 711 là khoản thu nhập khác ( Chưa kể thuế GTGT). Có TK 3331: Khoản thuế GTGT phải nộp. Đối với cơ quan, doanh nghiệp nộp thuế theo hình thức trực tiếp gồm nợ các TK 111,112,131 cũng là tổng giá thanh toán, TK 711 thu nhập khác.

Thực hiện hạch toán thanh lý tài sản
Thực hiện hạch toán thanh lý tài sản

Một số chi phí phát sinh của hoạt động thanh lý Tài sản cố định : Nợ TK 811 ( Chi phí khác), Nợ TK 133 ( Khoản thuế GTGT được khấu trừ, các TK 111, 112, 141, 331….( Tổng giá trị thanh toán). Đối với trường hợp giảm nguyên giá Tài sản cố định thanh lý: Nợ TK 214 ( Hao mòn Tài sản cố định), Nợ TK 811 ( Chi phí khác), TK  211 ( Tài sản cố định hữu hình).

2. Một số quy định cần tuân thủ trong quy trình hạch toán thanh lý tài sản

2.1. Trước khi hạch toán cần lập ra Hội đồng thanh lý TSCĐ

Đây là bước không thể thiếu của cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến giá trị tài sản trong công ty. Tài sản trong doanh nghiệp khi mang ra thanh lý thường có giá trị rất lớn cho nên nếu để một mình kế toán trong công ty gánh vác thì rất dễ xảy ra sai sót. Vì thế việc lập ra Hội đồng hạch toán thanh lý tài sản là hết sức cần thiết để giảm thiểu rủi ro.

Quy định hạch toán thanh lý tài sản
Quy định hạch toán thanh lý tài sản

Hội đồng thành lý này được sáng lập ra nhằm hỗ trợ trong việc thanh lý tài sản được hạch toán một cách chuẩn chỉ, chi tiết, đầy đủ về toán bộ các mặt như giá trị tài sản, số lượng, một số giấy tờ có liên quan đến vấn đề sở hữu tài sản, giám sát nghiệp vụ hạch toán trong việc kế toán.

2.2. Thực hiện theo đúng quy định hạch toán

Để quá trình hạch toán thanh lý tài sản được diễn ra một cách thuận tiện và suôn sẻ nhất thì trước khi công cuộc thanh lý của sản phẩm hay giá trị hao mòn của sản phẩm để định giá. Sau khi định giá được tài sản thanh lý thì hội đồng sẽ đem ra xem xét và chọn lựa phương thức đối với mỗi loại giá trị tài sản riêng. Các tài sản có giá trị khá lớn khi vấn đề định giá sản phẩm và thanh lý gặp khó khăn thì nên cần điều phối thêm một tổ chức giúp cho công việc thanh lý hoàn thiện sớm nhất.

Thực hiện đúng theo quy định hạch toán thanh lý tài sản
Thực hiện đúng theo quy định hạch toán thanh lý tài sản

Thông thường công việc hoạch định thanh lý tài sản sẽ diễn ra theo 3 hình thức như sau:

- Bán theo hình thức chỉ định.

- Bán theo hình thức công khai cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Bán theo hình thức đấu giá.

2.3. Tiến hành quy trình hạch toán một cách cẩn trọng, chính xác

Trong vấn đề hạch toàn chúng ta cần tiến hành một cách chi tiết và chính xác vì khi thực hiện sai thì sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề mà mình không thể hình dung trước được. Do đó cơ quan, doanh nghiệp khi thực hiện cần hết sức nghiêm túc, cẩn thận cũng như tuân thủ đúng theo quy định pháp luật đề ra về điều kiện thanh lý tài sản, những quy định về luật dân sự, doanh nghiệp.

Sau khi quy trình hạch toán thanh lý tài sản kết thúc thì số tiền thanh lý sẽ được bổ sung vào quỹ công ty để làm vốn hay tài sản của công ty là do công ty ra quyết định. Nếu như bạn còn thắc mắc nào hãy đón chờ vieclam88.vn trong bài viết sắp tới nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: