Những điều bạn cần biết về Giấy khám sức khỏe bằng tiếng Trung

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-08-18 20:26:43

Giấy khám sức khỏe bằng tiếng Trung là xác nhận của cơ sở y tế về điều kiện sức khỏe hiện tại. Giấy khám sức khỏe do các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám có đủ thẩm quyền cung cấp và có hiệu lực trong 6 tháng. Đây là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin học, xin việc hoặc xin cấp bằng lái. Cùng tìm hiểu về giấy khám sức khỏe bằng tiếng Trung trong bài viết sau đây nhé!

1. Giấy khám sức khỏe bằng tiếng Trung là gì?

Giấy khám sức khỏe – hay Giấy chứng nhận sức khỏe – là giấy chứng nhận được cấp bởi một cơ sở y tế có đủ thẩm quyền (như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và một số tổ chức y tế khác) sau khi người được cấp giấy chứng nhận đã trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe các hạng mục liên quan.

Giấy khám sức khỏe tiếng Trung
Giấy khám sức khỏe tiếng Trung

Theo "Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Quy định quản lý vệ sinh nơi công cộng", "Các biện pháp quản lý và giám sát vệ sinh nước uống", "Quy định giám sát vệ sinh mỹ phẩm", "Quy định phòng chống AIDS", "Phòng ngừa Các biện pháp quản lý kiểm tra sức khỏe "... nhân sự các ngành Luật, Sản xuất và vận hành thực phẩm… và các ngành công nghiệp khác phải vượt qua các kiểm tra sức khỏe và tham gia khóa đào tạo kiến ​​thức vệ sinh để có được Giấy chứng nhận sức khỏe và Chứng chỉ đào tạo kiến ​​thức vệ sinh. Sau khi có đủ hai loại giấy tờ trên thì người lao động mới có thể ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp.

Giấy khám sức khỏe trong tiếng Trung được biểu thị bởi cụm từ 健康证明 – Medical Certificate.

Hiện nay các cơ sở y tế ở Trung Quốc đang cung cấp hai loại giấy khám sức khỏe: một loại giấy khám sức khỏe tổng quát (普通健康证) có thể sử dụng trong hầu hết các trường hợp và một loại khác là giấy khám sức khỏe thực phẩm – là loại giấy khám sức khỏe mà những người làm trong ngành thực phẩm bắt buộc phải có (食品健康证).

Giấy khám sức khỏe thực phẩm
Giấy khám sức khỏe thực phẩm

Một số công việc đặc biệt có yêu cầu khắt khe hơn về sức khỏe, trong đó chỉ chấp nhận giấy khám sức khỏe do bệnh viện chính quy hạng A trở lên cấp. Ngoài ra một số nhân viên bắt buộc phải xuất trình giấy khám sức khỏe khi đi du lịch hoặc ra nước ngoài làm việc tại các đơn vị khác do nhu cầu của công ty.

Danh mục các bệnh chủ yếu cần kiểm tra xét nghiệm khi đi sức khỏe là bao gồm: Viêm gan vi rút, Kiết lỵ, Sốt thương hàn, bệnh tật trong quá trình lao động, các bệnh ngoài da và các bệnh khác gây ảnh hưởng sức khỏe.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc một trong các bệnh này, bạn sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhập khẩu, các dịch vụ làm tóc và làm đẹp, không được đi đến các nhà tắm công cộng hay làm các công việc trực tiếp phục vụ khách hàng. Bạn bắt buộc phải đợi đến khi khỏi bệnh mới được tiếp tục làm việc.

2. Những lưu ý khi đi khám sức khỏe

Để quá trình khám sức khỏe diễn ra suôn sẻ và kết quả khám sức khỏe chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

- Không ăn bất cứ thứ gì trong ngày đi khám sức khỏe để đảm bảo kết quả khám sức khỏe được chính xác nhất.

Những lưu ý khi đi khám sức khỏe
Những lưu ý khi đi khám sức khỏe

- Khi đi mang theo chứng minh nhân dân và ảnh thẻ và những giấy tờ cần thiết khác theo đúng hướng dẫn của cơ sở khám sức khỏe.

- Trong một vài ngày trước khi khám sức khỏe cần chú ý nghỉ ngơi, tránh ăn quá no, tránh uống rượu bia, tránh ăn quá nhiều dầu mỡ, không nên thức khuya hoặc quá mệt mỏi. Phụ nữ có thai không nên chụp X-quang phổi.

- Mặc quần áo rộng rãi khi khám sức khỏe để thuận tiện cho việc lấy máu từ tĩnh mạch.

- Bạn có thể ăn sau khi lấy máu. Hãy dùng tăm bông khử trùng ấn vào vị trí lấy máu từ 3 đến 5 phút, nhưng không được chà xát. Nếu thời gian ấn tăm bông quá ngắn hoặc chà xát thì có thể xuất hiện máu tụ.

- Không được chườm nóng trong vòng 24 giờ sau khi lấy máu.

3. Tìm hiểu về quy trình khám sức khỏe

Quy trình khám sức khỏe nhìn chung khá đơn giản. Chỉ cần bạn thực hiện đúng theo hướng dẫn và tránh sai sót phải làm lại từ đầu thì bạn sẽ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian.

Quy trình khám sức khỏe
Quy trình khám sức khỏe

Quy trình khám sức khỏe như sau:

- Đăng ký và thanh toán lệ phí, nhận "Phiếu kiểm tra sức khỏe của người hành nghề" và điền cẩn thận từng mục thông tin như: tên đơn vị hoặc địa chỉ chỗ ở, họ và tên, giới tính, tuổi, quốc tịch, ngành nghề, trình độ học vấn, loại công việc, thời gian phục vụ.

Khi đi khám sức khỏe tại cơ sở y tế, mỗi cá nhân sẽ nhận được một mẫu giấy khám sức khỏe phù hợp với ngành nghề của bản thân.

- Thực hiện việc khám sức khỏe theo trình tự: Khám tổng quát và ngoại khoa → Lấy máu → Xét nghiệm phân → Chụp X-quang phổi.

Sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục khám sức khỏe, cá nhân đặt lại phiếu khám sức khỏe ngay tại nơi chụp X-quang.

- Tham gia đào tạo và đánh giá kiến ​​thức sức khỏe.

- Những người đã hoàn thành việc kiểm tra sức khỏe và hoàn thành khóa học trên sẽ nhận được "Giấy chứng nhận sức khỏe" và "Giấy chứng nhận đào tạo kiến ​​thức vệ sinh" sau bốn ngày làm việc.

4. Những điều bạn cần biết liên quan đến giấy khám sức khỏe

- Có Giấy khám sức khỏe không có nghĩa là hoàn toàn khỏe mạnh

Giấy khám sức khỏe là bằng chứng cho thấy người được cấp chứng chỉ đã trải qua đầy đủ một cuộc kiểm tra sức khỏe với các hạng mục liên quan. Đồng thời giấy khám sức khỏe cũng chứng nhận tình trạng sức khỏe của chủ sở hữu.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng người có giấy chứng nhận sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh.

Khám tổng quát và ngoại khoa
Khám tổng quát và ngoại khoa

Trên thực tế, giấy chứng nhận sức khỏe chỉ chứng minh rằng người có giấy chứng nhận đã trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe. Quá trình hoạt động sau đó người đó có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không thì không có giấy tờ nào chứng minh cả. Bởi vậy bạn vẫn nên thận trọng khi tiếp xúc với người khác.

- Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, loại giấy chứng nhận sức khỏe này (HEALTH CERTIFICATE) cũng đã trở thành giấy chứng nhận vệ sinh.

Khi đó giấy chứng nhận vệ sinh được sử dụng với mục đích bảo vệ sức khỏe quốc gia, khi nhập khẩu một số mặt hàng như phụ gia thực phẩm , hộp đựng thực phẩm, hộp đựng đồ ăn… vô hại đối với sức khỏe con người.

Cơ quan giám định trong nước có thể lựa chọn hình thức kiểm tra CIQ hoặc CCIC tùy theo yêu cầu của các quốc gia khác nhau.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra sau khi trạng thái hàng hóa đã sẵn sàng bằng cách lấy mẫu của hàng hóa để kiểm tra theo tỷ lệ, nếu kết quả đạt tiêu chuẩn sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh.

Giấy chứng nhận vệ sinh dùng trong xuất nhập khẩu
Giấy chứng nhận vệ sinh dùng trong xuất nhập khẩu

Người phụ trách công việc nhập khẩu hàng hóa mang theo giấy chứng nhận này để làm thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa. Trường hợp không có giấy chứng nhận vệ sinh thì hàng hóa thường bị trả về vì không thể thông quan, thậm chí có trường hợp còn bị bắt tiêu hủy ngay tại chỗ. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu trước các yêu cầu về thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa của nước nhập khẩu để tránh những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin về giấy khám sức khỏe bằng tiếng Trung và quy trình khám sức khỏe. Quy trình cần thực hiện để có thể nhận được giấy khám sức khỏe rất nghiêm ngặt, vì vậy giấy khám sức khỏe tiếng Trung có giá trị rất lớn và có thể được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Bạn cũng cần tuân thủ những quy định và những hướng dẫn của cơ sở ý tế để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi tránh làm sai sẽ phải mất thời gian làm lại từ đầu nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: