Giáo dục phổ thông là gì? Giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-06-25 10:23:15

Con người là nhân tố tồn tại quan trọng, tiên quyết và hàng đầu trên thế giới. Nền giáo dục đang ngày càng được đầu tư về cơ sở vật chất, trình độ giảng dạy để phát huy được hết khả năng của học sinh, sinh viên. Cách giáo dục của từng quốc gia là khác nhau, ở Việt Nam tổ chức giảng dạy từ bậc mầm non đến đại học, trong đó bậc giáo dục phổ thông là quan trọng nhất. Nó là nhân tố quyết định người học là ai, sau làm nghề gì,… Vậy giáo dục phổ thông là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Giáo dục phổ thông là gì?

Giáo dục phổ thông có thể hiểu theo hai nghĩa sau đây.

Một là, nếu xét về giai đoạn giáo dục thì giáo dục phổ thông là giai đoạn của người học từ mẫu giáo, đến tiểu học, trung học cơ sở, sau đó mới đến giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông là giai đoạn chính, quyết định tương lai của người học. Nói cách khác, giáo dục phổ thông là một trong những thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta.

Giáo dục phổ thông là gì?
Giáo dục phổ thông là gì?

Hai là, giáo dục phổ thông được hiểu là hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Thực ra hai khái niệm không đối lập nhau mà nó bổ sung cho nhau, dù hiểu theo nghĩa nào, bạn cần nắm bắt được rằng: Giáo dục phổ thông chia thành 2 giai đoạn là giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp như tiểu học và trung học cơ sở, còn giai đoạn định hướng nghề nghiệp sẽ là cấp trung học phổ thông.

Xem thêm: Giáo dục đại học là gì? Tại sao cần quan trọng việc giáo dục đại học

2. Mục tiêu và vai trò của giáo dục phổ thông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông giúp học sinh làm chủ kiến thức và biết vận dụng các kỹ năng vào đời sống văn hóa, xã hội. Vai trò của giáo dục phổ thông vô cùng quan trọng, nó giúp cá nhân hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn, trí tuệ và tinh thần phong phú.

Giáo dục chiếm hầu hết thời gian của học sinh, sinh viên, vì vậy giáo dục phổ thông thể hiện được vai trò của mình qua những mục tiêu cụ thể dưới đây.

Đầu tiên, giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển các yếu tố ngay từ ban đầu. Đó chính là nền tảng cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần, phẩm chất và năng lực của học sinh. Giáo dục bậc tiểu học có định hướng chính là về giá trị bản thân, sau đó đến gia đình, cộng đồng. Những thói quen và nề nếp của học sinh cần thiết trong quá trình học tập và tác phong.

Mục tiêu và vai trò của giáo dục phổ thông
Mục tiêu và vai trò của giáo dục phổ thông

Sau giáo dục tiểu học, chương trình giáo dục cơ sở là cấp bậc thứ hai giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực được xây dựng từ bậc tiểu học. Từ đó, học sinh có thể điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội. Giáo dục cơ sở đảm bảo cho học sinh nền tảng, hiểu biết cần thiết với kỹ thuật và hướng nghiệp để những mầm non tương lai của đất nước tiếp tục học giáo dục phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục phổ thông giúp người học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, tinh thần, kỹ năng cơ bản, tính năng động và sáng tạo, phát triển năng lực cá nhân. Chương trình này giúp học sinh hình thành được nhân cách con người Việt Nam chủ nghĩa xã hội và trách nhiệm của công dân. Sau chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có thể tiếp tục học chương trình như giáo dục cao đẳng, đại học, giáo dục nghề nghiệp, nghĩa vụ quân sự hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục phổ thông giúp con người trang bị kiến thức, giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của bậc trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật và hướng nghiệp, từ đó có thể xây dựng và bảo vệ đất nước. Học sinh sẽ dựa vào khả năng và nhu cầu của bản thân, mà có thể tiếp tục học lên, học nghề, tham gia vào các hoạt động xã hội và có khả năng thích ứng với những đổi thay của cách mạng toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp mới.

3. Kiến thức đạt được trong quá trình học giáo dục phổ thông

Trong quá trình giáo dục phổ thông, người học đạt được những kiến thức, yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng để phát triển được bản thân.

Kiến thức đạt được trong quá trình học giáo dục phổ thông
Kiến thức đạt được trong quá trình học giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh hình thành một số phẩm chất như: Yêu nước, thương dân, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Giáo dục phổ thông giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi như phát triển thông qua tất cả những môn học được học và hoạt động giáo dục, giúp học sinh có năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Qua quá trình giáo dục phổ thông, năng lực đặc thù của học sinh sẽ hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các môn học và những năng lực hoạt động nhất định như: Năng lực tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực thể chất, năng lực thẩm mỹ, năng lực khoa học, năng lực công nghệ và năng lực tin học. Ngoài việc hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh phát hiện ra những năng khiếu và bồi dưỡng nó phát triển.

4. Các cấp cụ thể của giáo dục phổ thông

Giáo dục phổ thông có nhiều cấp bậc từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Cùng vieclam88.vn tìm hiểu cụ thể các cấp học của quá trình giáo dục phổ thông nhé!

Các cấp cụ thể của giáo dục phổ thông
Các cấp cụ thể của giáo dục phổ thông

4.1. Cấp bậc tiểu học

Trường tiểu học là nơi thực hiện quá trình giáo dục tiểu học trong vòng 5 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh khi bước vào lớp một là 6 tuổi. Dưới góc độ pháp lý thì cấp bậc tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Trường tiểu học có thể được tổ chức theo hai loại hình là công lập và tư thục. Trong đó, trường công lập là do Nhà nước đầu tư về tài chính và cơ sở vật chất, bảo đảm được điều kiện hoạt động của trường, hoạt động chủ yếu bằng nguồn tài chính công và các khoản đóng góp phi vụ lợi. Trường tư thục do một nhóm cá nhân hay tổ chức xin phép thành lập và tự đầu tư, có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, đảm bảo được điều kiện hoạt động.

Cấp bậc tiểu học
Cấp bậc tiểu học

Trường tiểu học với tư cách là cơ sở giáo dục quốc dân có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Trường tiểu học cần công khai các chương trình, mục tiêu, kế hoạch giáo dục, đảm bảo được chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định về chất lượng. Trường cần tổ chức giảng dạy và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trường tiểu học cần thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ cho địa phương; huy động trẻ em đi học đúng tuổi và tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn có thể đi học; nhận bảo trợ và quản lý hoạt động giáo dục tiểu học theo sự phân công của các cấp có thẩm quyền.

Trường tiểu học xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường gắn liền với kinh tế và xã hội của địa phương. Trường học cũng cần xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Trường tiểu học xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển
Trường tiểu học xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển 

Trường học cần tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng theo đúng quy định, triển khai thực hiện giáo dục phổ thông cấp bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện chuyên môn trong tổ chức hoạt động tại trường học. Trường học cần quản lý tốt toàn bộ nhân viên, giáo viên và học sinh, quản lý và sử dụng đất, tài sản và tài chính của nhà trường theo quy định của pháp luật. Trường tiểu học cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Ngoài ra, trường tiểu học cần xây dựng môi trường văn hóa, lối sống lành mạnh cho học sinh.

Xem thêm: Quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam và những thay đổi đáng nhớ

4.2. Cấp bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông

Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh sẽ học lên trung học cơ sở với 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Tuổi bắt đầu vào lớp 6 của học sinh tiểu học là 11 tuổi.

Cấp bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông
Cấp bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông

Trường trung học phổ thông là trường học thực hiện giáo dục trung học phổ thông, bắt đầu từ lớp 10 đến lớp 12 trong vòng 3 năm học. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh sẽ được thi vào trường trung học phổ thông. Tuổi của học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi.

Cũng như trường tiểu học, trường trung học phổ thông và trung học cơ sở có tài khoản và con dấu riêng, có hai loại hình là tư thục và công lập. Cấp bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở cũng có các điều kiện, quyền hạn và nghĩa vụ như cấp bậc tiểu học. Ngoài ra, trường học ở hai cấp bậc này còn xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà trường gắn với mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, giá trị cốt lõi, sứ mệnh về giáo dục, lịch sử, văn hóa và truyền thống của nhà trường; giảng dạy chương trình giáo dục theo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công; thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo về chất lượng giáo dục,…

Trường trung học và trung học phổ thông có quyền hạn rộng hơn
Trường trung học và trung học phổ thông có quyền hạn rộng hơn

So với trường tiểu học, trường trung học và trung học phổ thông có quyền hạn rộng hơn. Giáo dục trung học cơ sở là quá trình kết thúc giáo dục cơ bản. Giáo dục phổ thông là giai đoạn định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Quy mô và tổ chức của hai cấp bậc này cũng lớn hơn nhiều so với cấp bậc tiểu học.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được giáo dục phổ thông là gì. Hãy theo dõi vieclam88.vn để cập nhật được nhiều bài viết hay và bổ ích nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: