Lý giải cho câu hỏi giáo dục nghề nghiệp là gì?

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2024-03-27 09:32:49

Giáo dục nghề nghiệp là gì? Đây là câu hỏi không chỉ những người đang tìm kiếm hướng đi cho bản thân mà ngay cả các giáo viên cũng rất quan tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy để vieclam88.vn giải đáp cho bạn qua bài viết bên dưới.

1. Bạn hiểu giáo dục nghề nghiệp là gì?

giáo dục nghề nghiệp là gì

   Giáo dục nghề nghiệp là giáo dục chuẩn bị cho người làm việc trong nhiều  ngành nghề như: thương mại, nghề thủ công, kỹ thuật viên, hoặc trong các nghề chuyên nghiệp như kỹ thuật, kế toán, y khoa, hoặc luật pháp. Thủ công nghề nghiệp thường dựa trên các hoạt động thủ công hoặc thực tiễn và thông thường là phi học thuật nhưng liên quan đến một nghề hoặc ngành nghề cụ thể nào đó. Giáo dục dạy nghề đôi khi được gọi là giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục kỹ thuật.

   Giáo dục dạy nghề có thể được thực hiện ở bậc trung học, sau trung học, giáo dục phổ thông và trình độ cao hơn, và có thể tương tác với hệ thống học nghề. Ở cấp trung học, giáo dục nghề nghiệp thường được cung cấp bởi các trường chuyên nghiệp, các trường kỹ thuật, các trường cao đẳng cộng đồng .Cho đến gần đây, hầu hết giáo dục nghề nghiệp đã diễn ra trong lớp học, hoặc tại nơi làm việc. Tuy nhiên, giáo dục dạy nghề trực tuyến đã phát triển trở nên phổ biến và làm cho sinh viên dễ dàng hơn bao giờ hết học các kỹ năng thương mại khác nhau và kỹ năng mềm từ các chuyên gia được thành lập trong ngành.

Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo

2. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là gì?

   Giáo dục nghề nghiệp có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho các lĩnh vực kinh doanh, các ngành dịch vụ, sản xuất để họ có đầy đủ năng lực, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh đất nước đang tiến hành hội nhập quốc tế. Giúp người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm được việc làm cho bản thân hoặc học lên trình độ cao hơn phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội.

   Ngoài mục tiêu chung ra, mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp như sau:

   Thứ nhất: Đào tạo người học có trình độ sơ cấp để họ có khả năng thực hiện các công việc đơn giản của một nghề. Họ có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ đơn giản nào.

   Thứ 2: Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

   Thứ 3: Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Thư xin việc

3. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

bạn hiểu giáo dục nghề nghiệp là gì

   Ở bất kỳ địa phương cũng có các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

   - Các trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo học viên. Gồm các trung tâm công lập, trung tâm nghề nghiệp tư thục không vì lợi nhuận.

   - Các trường trung cấp

   - Các trường cao đẳng trên toàn quốc.

   Ngoài ra cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:

   Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân sở hữu, đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất.

   Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu trong nước và đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Cơ sở giáo dục là gì

4. Vấn đề quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay của nhà nước

Tác động của giáo dụng nghề nghiệp làn gì

4.1. Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp

   Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

   Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương, khả năng đầu tư của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực của xã hội;

   Bảo đảm cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng, miền; tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

4.2. Nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

   Cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy mô đào tạo theo ngành, nghề, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, từng địa phương;

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.

4.3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

   Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch;

   Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam xây dựng và phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành, địa phương mình và chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.

Xem thêm: Khối giáo dục nghề nghiệp là gì

5. Hiện nay, hoạt động giáo dục nghề nghiệp diễn ra như thế nào?

   Hiện nay cả nước tồn tại một mạng lưới dày đặc nhưng cơ sở dạy nghề  cơ bản thế nhưng vẫn còn vấn đề chưa được giải quyết triệt để một thực trạng là nguồn lao động có trình độ tay nghệ cao không có nhiều không đủ đáp ứng các nhu cầu xã hội hiện nay, điều đó khiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt ra một thách thức là tìm ra phương án tối ưu để đào tảo đủ nguồn lao động chất lượng cao. Đổi mới phương thức giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên hơn cả.

   Từ năm 2024, nhà nước ta đã thực hiện tuyển sinh cho giáo dục nghề nghiệp. Khá nhiều ngôi trường nhận được chính sách đầu tư của nhà nước đã hình thành dần các quy củ trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ giảng viên giảng dạy được nâng cao chất lượng và có nghiệp vụ sư phạm tốt. Cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách triệt để với các trang thiết bị giảng dạy tối ưu cho các ngành học, nhằm đào tạo ra các nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng phù hợp với các yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng nói riêng và thị trường lao động nói chung.

   Tuy có nhiều đổi mới, nhưng hoạt động giáo dục nghề nghiệp hiện nay vẫn còn khá nhiều vấn đề phải đối mặt. Thể hiện rất rõ trong hoạt động tuyển sinh và phân luồng học sinh theo cấp bậc, hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp và các định hướng nghề nghiệp sau khi sinh viên đã tốt nghiệp.

   Dù có mạng lưới đào tạo nghề nghiệp dày đặc khắp cả nước nhưng thực trạng thiếu nguồn lao động chất lượng cao, tay nghề chuyên môn cao cũng đang đặt nặng thách thức đòi hỏi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tìm ra hướng đào tạo tối ưu nhất để đáp ứng các nhu cầu mà xã hội cần.

   Các giải pháp có thể thực hiện được là:

   Nâng cao năng lực đào tạo, hoàn thiện các công tác quản lý đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

   Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị yếu lao động thị trường

   Tạo những điều kiện chuẩn để tạo chất lượng đầu ra tốt

   Hy vọng rằng bài viết của vieclam88.vn trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “ giáo dục nghề nghiệp là gì?” để bạn có thể lựa chọn cho mình những quyết định đúng đắn nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: