Giao dịch liên kết là gì? - Những điều lưu ý để tránh rủi ro

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-02-02 16:21:37

Bạn đã hiểu về giao dịch liên kết là gì hay chưa? Đâu là những thủ tục cần biết để nhận diện về rủi ro thuế trong giao dịch liên kết chuyển giá? Phía doanh nghiệp sẽ cần gì để có thể tránh được rủi ro từ giao dịch liên kết? Hãy cùng vieclam88.vn đưa ra giải đáp chi tiết hơn tại bài viết sau nhé!

1. Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh trực tiếp giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau trong việc sản xuất, kinh doanh bao gồm các hoạt động như mua, bán, trao đổi, cho thuê, chuyển giao hay như cung cấp dịch vụ, cho mượn, chuyển nhượng tài sản hữu hình, chuyển nhượng vô hình, đưa ra thỏa thuận sử dụng nguồn lực, chia sẻ phí liên kết,...

Người nộp thuế khi có giao dịch liên kết sẽ cần phải thực hiện đúng và kê khai chính xác các giao dịch liên kết đó. Chỉ trừ trường hợp về các yếu tố làm giảm về nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối hay như việc tác động xác định nghĩa vụ thuế cho các giao dịch liên kết tương đương ứng với giao dịch độc lập có cùng về điều kiện. 

Cùng hiểu về giao dịch liên kết là gì?
Cùng hiểu về giao dịch liên kết là gì?

Nguyên tắc giao dịch giữa chính các bên độc lập đó không hề có quan hệ liên kết tại các hiệp định thuế hay có hiệu thi hành tại Việt Nam thì phía cơ quan thuế sẽ có quyền quyết định hình thức công nhận giao dịch. Qua đó phần nào giảm đi nghĩa vụ thuế của chính doanh nghiệp với ngân sách nhà nước hay như có thể điều chỉnh về giá giao dịch liên kết xác định cụ thể hơn về nghĩa vụ thuế thực hiện. 

Cụ thể hơn thì theo Thông tư 66/2010/TT-BTC thì đơn giản giao dịch liên kết là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết. Hơn nữa là các bên khi có quan hệ liên kết sẽ luôn có những trường hợp quy định cụ thể tuân thủ. 

Xem thêm : Mô tả công việc giao dịch viên

2. Trường hợp mối quan hệ có thể thực hiện giao dịch liên kết 

Đối với các bên dù là trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, việc kiểm soát cũng như góp vốn đầu tư của một bên khác. Nếu khi một bên tham gia trực tiếp hoặc là gián tiếp vào điều hành, góp vốn và kiểm sát hoặc đầu tư vào bên kia là khi thỏa mãn các điều kiện sau đây. 

Trường hợp mối quan hệ có thể thực hiện giao dịch liên kết
Trường hợp mối quan hệ có thể thực hiện giao dịch liên kết 

- Doanh nghiệp đang nắm giữ trực tiếp hay như gián tiếp ít nhất là 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia. 

- Trường hợp cả 2 doanh nghiệp đều có số vốn ít nhất là 25% vốn góp của chính chủ sở hữu tức là do bên thứ 3 nắm giữ trực hoặc gián tiếp. 

- Phía doanh nghiệp hiện là cổ đông lớn nhất về việc góp vốn của chủ sở hữu của chính doanh nghiệp kia, đặc biệt là nắm giữ trực hoặc gián tiếp ít nhất là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia. 

- Trường hợp khi một doanh nghiệp thực hiện việc bảo lãnh cho một doanh nghiệp khác để vay vốn dù là bất kỳ hình thức nào. Kèm đó là điều khoản vay vốn cần ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu chính đi vay và cần chiếm trên 50% tổng về giá trị các khoản nợ trung hoặc nợ dài hạn của doanh nghiệp đi vay. 

Trường hợp mối quan hệ có thể thực hiện giao dịch liên kết
Chính phía hai cơ sở kinh doanh liên kết cần có mối quan hệ trụ sở chính

- Trường hợp về việc một doanh nghiệp thực hiện việc chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành cũng như nắm quyền kiểm soát của chính một doanh nghiệp khác. Điều kiện chung là khi số lượng thành viên được doanh nghiệp thứ 1 chỉ định cần chiếm trên 50% tổng số thành viên mà phía ban lãnh đạo điều hành/ nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp thứ 2. Cũng như là khi một thành viên được doanh nghiệp thứ 1 chỉ định về quyền quyết định các chính sách tài chính/ hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thứ 2. 

- Điều kiện về việc hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên thuộc ban lãnh đạo/ có 1 thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định về các chính sách tài chính/ hoạt động về kinh doanh với sự chỉ định bởi bên thứ 3. 

- Khi hai doanh nghiệp được điều hành cũng như chịu kiểm soát về nhân sự, vấn đề tài chính, hoạt động kinh doanh do chính các cá nhân thuộc 1 trong những mối quan hệ cụ thể. Như là quan hệ vợ/ chồng, cha đẻ/ cha nuôi, mẹ đẻ/mẹ nuôi, con đẻ/con nuôi, anh ruột/ chị ruột/ em ruột, anh rể/ em rể, chị dâu/ em dâu,...

- Từ chính phía hai cơ sở kinh doanh liên kết cần có mối quan hệ trụ sở chính hay là cơ sở thường trú/ cơ sở thường trú của chính tổ chức, cá nhân và nước ngoài. 

- Trường hợp khi một/ nhiều doanh nghiệp đang chịu sự quản lý điều hành hay kiểm soát quyết định thực tế dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh của phía doanh nghiệp kai. 

3. Giao dịch liên kết - Nghĩa vụ nộp thuế trong kê khai, xác định giá

Đối với giao dịch liên kết thì người nộp thuế sẽ cần chú ý về trách nhiệm như sau: 

- Trách nhiệm về việc thực hiện kê khai cũng như xác định giá giao dịch liên kết để không làm giảm về nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh nghiệp, tức việc nộp tại Việt Nam tuân thủ theo quy định. 

Giao dịch liên kết - Nghĩa vụ nộp thuế trong kê khai, xác định giá
Giao dịch liên kết - Nghĩa vụ nộp thuế trong kê khai, xác định giá

- Trách nhiệm về việc chứng minh lựa chọn phương pháp xác định giá đúng với quy định cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. 

- Trách nhiệm thể hiện qua việc kê khai các thông tin về chính quan hệ liên kết, giao dịch liên kết. Có kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập theo mẫu của doanh nghiệp. 

- Trách nhiệm trong việc tiến hành lưu giữ hay như cung cấp về các hồ sơ xác định về giao dịch liên kết. 

- Đưa ra hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập của  doanh nghiệp thời gian hàng ngăm. Trực tiếp lưu giữ và xuất trình đúng theo yêu cầu của cơ quan thuế trong việc thanh tra, kiểm tra nộp thuế. Chú ý về thời gian nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết sẽ là không quá 15 ngày từ khi nhận được yêu cầu cung cấp. 

4. Vậy trường hợp miễn kê khai và lập hồ sơ định giá giao dịch liên kết là gì? 

Theo quy định với việc miễn kê khai và lập hồ sơ định giá trong giao dịch liên kết sẽ được áp dụng khi mà chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Tức là áp dụng về mức thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với người nộp thuế và sẽ không bên nào được hưởng về vấn đề ưu đãi thuế doanh nghiệp tạo kỳ tính. 

Vậy trường hợp miễn kê khai và lập hồ sơ định giá giao dịch liên kết là gì?
Vậy trường hợp miễn kê khai và lập hồ sơ định giá giao dịch liên kết là gì? 

Còn về người nộp thuế kê khai giao dịch liên kết tuy nhiên được miễn lập hồ sơ với các trường hợp: 

+ Người thực hiện nộp thuế có việc phát sinh giao dịch liên kết nhưng về tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính lại dưới 50 tỷ kèm theo đó là tổng giá trị các giao dịch liên kết phát sinh tại kỳ tính thuế là dưới 30 tỷ. 

+ Áp dụng trong trường hợp mà người nộp thuế đã ký về thỏa thuận trước đó về phương pháp xác định giá qua báo cáo thường niên. Tức là các giao dịch liên kết không thuộc trong phạm vi áp dụng của thỏa thuận trước của phương pháp định giá. 

Vậy trường hợp miễn kê khai và lập hồ sơ định giá giao dịch liên kết là gì?
Nộp thuế kê khai giao dịch liên kết có trường hợp miễn hồ sơ

+ Trường hợp người nộp thuế kinh doanh theo chức năng đơn giản, không phát sinh về doanh thu hay như chi phí hoạt động khai thác. Việc sử dụng tài sản vô hình cùng doanh thu dưới 200 tỷ, đang áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay, các thuế thu nhập doanh trên doanh thu các mức. 

  • Nếu phân phối là từ 5% trở lên. 
  • Nếu sản xuất là từ 10% trở lên.
  • Nếu gia công là từ 15% trở lên.  

Tựu chung có thể thấy người nộp thuế khi không tuân theo các mức tỷ suất về lợi nhuận sẽ cần lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu được về giao dịch liên kết là gì và những điều lưu ý cần để tối ưu hoạt động kinh doanh đang theo đuổi.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: