Giáng chức là gì? Đối tượng chịu hình thức kỷ luật giáng chức

Icon Author Hương Chi

Ngày đăng: 2022-10-04 17:59:40

Giáng chức là hình thức kỷ luật mang tính nghiêm minh cao đối với công chức có chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được giáng chức là gì cùng như nguyên nhân công chức chịu hình thức kỷ luật giáng chức. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về chủ đề trên.

1. Giáng chức là gì?

1.1. Định nghĩa

Giáng chức là kết quả công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, do vi phạm các điều đã được quy định các văn bản pháp luật , bị đưa xuống vị trí thấp hơn với mức lương thấp hơn. 

Giáng chức là gì?
Giáng chức là gì?

Giáng chức là hình thức kỷ luật hiện được sử dụng trong bộ máy quản lý nhà nước. Cán bộ chịu hình thức kỷ luật giáng chức sẽ không được nâng ngạch, đào tạo, bổ nhiệm trong khoảng thời gian 24 tháng để từ ngày thực hiện quyết định giáng chức.

1.2. Thẩm quyền xử lý kỷ luật giáng chức

1.2.1. Đối với cán bộ

Đối với các cán bộ vi phạm dẫn tới hình thức kỷ luật giáng chức, quyết định giáng chức sẽ do cấp có thẩm quyền phê duyệt và yêu cầu cán bộ tiếp nhận và tiến hành thực hiện hình thức kỷ luật đó. 

Trường hợp cán bộ có chức vụ, chức danh trong các cơ quan nhà nước do Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thì người ra quyết định xử lý kỷ luật giáng chức là Thủ tướng Chính Phủ.

1.2.2. Đối với công chức, viên chức

- Trong trường hợp công chức, viên chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật thuộc về quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nơi mà công chức, viên chức đó làm việc hoặc đã làm việc.

- Trường hợp công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc được phân cấp quản lý cán bộ, viên chức vi phạm đó có quyền tiến hành xử lý vi phạm và quyết định hình thức kỷ luật xác đáng đối với người vi phạm.

Tại cấp xã, công chức, viên chức vi phạm sẽ thực hiện quyết định kỷ luật được đưa ra bởi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Trường hợp công chức, viên chức biệt phái thì người đứng đầu cơ quan nơi công chức viên chức đó được giao nhiệm vụ biệt phái sẽ tiến hành xử lý kỷ luật theo sự thống nhất của các thành viên trong hội đồng xử lý kỷ luật tại cơ quan cử biệt phái. Các hồ sơ và thủ tục trong quá trình xử lý kỷ luật phải được xử lý bởi cơ quan cử biệt phái.

Đối tượng phải chịu hình thức kỷ luật giáng chức
Đối tượng phải chịu hình thức kỷ luật giáng chức

- Trường hợp công chức, viên chức có hành vi vi phạm tại đơn vị công tác cũ và bị phát hiện trong thời gian đang làm việc tại đơn vị công tác mới và vẫn nằm trong thời gian hiệu lực xử lý kỷ luật thì đơn vị cơ quan cũ đó tiến hành xử lý kỷ luật đối với người vi phạm. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật cần phải được gửi đến cơ quan nơi công chức, viên chức vi phạm đó đang làm việc.

- Trong trường hợp đơn vị cơ quan có thẩm quyền xử lý đó đã giải thể hoặc được phân chia, hợp nhất không giống với cấu trúc như trước thì hồ sơ kỷ luật phải được người có trách nhiệm liên quan gửi đến đơn vị công chức, viên chức đó đang làm việc để tiến hành xử lý kỷ luật.

- Trường hợp công chức, viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật tuân theo quy định của cơ quan quản lý công chức đó.

2. Nguyên nhân giáng chức

2.1. Trường hợp thứ nhất

Tại khoản 3, điều 7, Nghị định 112/2020/NĐ-CP, Chính Phủ có quy định rõ 

- Hình thức kỷ luật đối cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm

- Hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm các quy định của Nhà nước, đó là: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.

Giáng chức trong trường hợp tái vi phạm
Giáng chức trong trường hợp tái vi phạm

- Hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Giáng chức là hình thức kỷ luật cao hơn cảnh cáo và khiển trách, được thực hiện khi công chức có chức vụ quản lý, lãnh đạo  đã vi phạm, bị nhắc nhở và cảnh cáo nhưng vẫn tiến hành thực hiện các hành vi vi phạm đó.

2.2. Trường hợp thứ hai

Công chức vi phạm quy định lần đầu tiên nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy thế nào là hậu quả nghiêm trọng?

Hậu quả nghiêm trọng này được xác định với phạm vi vượt qua khỏi nội bộ cơ quan, gây tác động và mức độ tổn hại lớn, tạo ra dư luận xấu trong công chức và nhân dân, giảm mức độ tín nhiệm của nhân dân đối với cơ quan tổ chức đó.

Giáng chức đối với vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng
Giáng chức đối với vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng

Hành vi vi phạm có thể tổng quát trong 2 trường hợp sau:

- Không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ, thoái thác trách nhiệm quản lý, thoái thác nhiệm vụ được phân công.

- Người đứng đầu cơ quan để xảy ra trường hợp công chức vi phạm quy định gây hậu quả nghiêm trọng, không xử lý kịp thời và không có biện pháp ngăn chặn cũng phải chịu hình thức kỷ luật này.

2.3. Trường hợp thứ ba

Cụ thể hóa hơn cho trường hợp thứ hai, hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng cho cả đơn vị tổ chức và nhân dân bên ngoài. Đó là các vi phạm liên quan đến các vấn đề sau:

- Vi phạm về quy chuẩn đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức; vi phạm quy định của nhà nước về thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của công chức; vi phạm kỷ luật, quy chế hoạt động tại đơn vị công chức làm việc.

- Lợi dụng chức vụ phục vụ mục đích vụ lợi, xác nhận hoặc cấp phát giấy tờ không đủ điều kiện pháp lý để chấp nhận; có thái độ coi thường và lộng quyền gây khó khăn đến hoạt động của đơn vị tổ chức.

- Không thực hiện hoặc bất hợp tác với các quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền lãnh đạo, quản lý công chức đó; không thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không trình bày được lý do chính đáng; gây chia rẽ, mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Vi phạm quy định pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vi phạm trật tự an toàn xã hội…

- Vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Vi phạm các quy chế liên quan đến tập trung dân chủ

- Vi phạm quy định tuyên truyền, phát ngôn trong nội bộ và toàn dân

- Vi phạm pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo

- Vi phạm pháp luật liên quan đến các quy định về tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng, tài chính kế toán, quản lý và sử dụng tài sản công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên trách.

- Vi phạm về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, an sinh xã hội và các quy định khác liên quan đến thực thi trách nhiệm của công chức tại đơn vị công tác.

Trường hợp công chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức nhưng vẫn tái phạm sẽ bị cách chức theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Giáng chức đối với công chức cấp quản lý
Giáng chức đối với công chức cấp quản lý

Trường hợp công chức vi phạm bị quyết định kỷ luật theo hình thức giáng chức nhưng không còn chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm thì sẽ bị giáng xuống không còn chức vụ trong bộ máy quản lý, lãnh đạo.

Hiện nay nhiều tổ chức thực hiện hình thức giáng chức khá phổ biến khiến nhiều người nghi ngờ liệu đây có phải hình thức áp dụng kỷ luật còn nể nang, thay thế cho hình thức cách chức. Tuy nhiên quyết định giữ lại hay loại bỏ hình thức kỷ luật giáng chức còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang xem xét.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của vieclam88.vn liên quan đến chủ đề Giáng chức là gì? Hy vọng rằng những gửi gắm trên đây đã phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu các thông tin liên quan.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: