Giám định viên là gì? Giám định viên làm những công việc nào?

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-06-17 10:42:01

Giám định viên là công việc đòi hỏi người làm phải có một kinh nghiệm dày dặn trong nghề, có sự quan sát và hơn thế nữa họ còn phải biết phân tích và thực sự công bằng trong quá trình giám định. Để trở thành một giám định viên, bạn cũng cần phải có những kinh nghiệm, kỹ năng xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn đó. Cùng chúng mình hiểu rõ hơn về giám định viên là làm gì nhé!

1. Giám định viên là gì?

Để bạn có thể hiểu rõ và nắm bắt những thông tin một cách dễ dàng nhất, chúng ta sẽ cùng đi lần lượt giải mã các vấn đề có liên quan đến giám định viên, bắt đầu từ khái niệm giám định được hiểu như thế nào.

Giám định có nghĩa là việc đo đạc, kiểm tra và thu thập các dữ liệu đối với đối tượng cần giám định, sau đó đưa ra những đánh giá theo những tiêu chuẩn đã có sẵn cùng với những quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn về số liệu.

Từ tính chất công việc, ta có thể dễ dàng hiểu giám định viên là người có đủ tiêu kinh nghiệm, những kiến thức về lĩnh vực họ làm. Từ đây, họ sẽ vận dụng kiến thức, phương pháp khoa học, nghiệp vụ để thực hiện đo lường và thu thập dữ liệu giám định để kết luận và báo cáo cho các cơ quan phía trên.

Giám định viên là gì?
Giám định viên là gì?

2. Những quyền hạn và nghĩa vụ của một giám định viên là gì?

Khi trở thành một giám định viên cũng như nhiều ngành nghề khác, bạn phải thực hiện những nhiệm vụ và nghĩa vụ mình được giao. Là một vị trí quan trọng nhằm giúp giải quyết các vấn đề, sự việc trong chuyên môn nhanh chóng, thẩm định lại các chất lượng sản phẩm hay tính chất sự việc. Vậy nên, giám định viên thực sự cần phải chú ý đến những hành vi và việc làm của mình để tránh xảy ra những sai sót không đáng có.

Xem thêm: Danh sách việc làm thẩm định - giám định - quản lý chất lượng mới nhất

2.1. Quyền hạn của một giám định viên

Một số quyền hạn của giám định viên:

Giám định viên là người có quyền được tìm hiểu và đọc tất cả các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến đối tượng mà mình cần giám định.

Được tham gia vào quá trình thu thập tư liệu và những thông tin có liên quan đến đối tượng cần được giám định.

Thứ ba, từ chối không thực hiện giám định nếu trường hợp cần giám định chưa đủ thời gian để có thể tiến hành giám định. Đồng thời những trường hợp không đủ giấy tờ, các tài liệu liên quan hoặc không có giá trị để kết quân, những nội dung yêu cầu vượt quá phạm vị giới hạn chuyên môn thì giám định viên cũng có quyền từ chối giám định những trường hợp này.

Quyền hạn và nghĩa vụ của giám định viên
Quyền hạn và nghĩa vụ của giám định viên

Thứ tư, giám định viên cũng có quyền như những ý kiến cá nhân vào bản kết luận báo cáo nếu nhận thấy các số liệu không thống nhất với nhau do tiến hành theo nhóm.

Ngoài ra giám định viên có những quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Nắm rõ những quyền hạn công việc, bạn phát huy được hết những khả năng và vai trò vị trí mà mình được giao phó, nhanh chóng hoàn thành công việc.

2.2. Nghĩa vụ của giám định viên

Đi kèm với những quyền lợi trong công việc mà mình được nhận, mỗi giám định viên cũng chịu trách nhiệm về vai trò của mình như sau:

Thực hiện công việc một cách nghiêm túc và công bằng.

Độc lập thực hiện các công việc giám định, không liên quan hay bị ảnh hưởng của sự tác động bên ngoài trong quá trình trong quá trình đang làm việc.

Nghĩa vụ của giám định viên
Nghĩa vụ của giám định viên

Thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, sử dụng phương pháp khoa học và trung thực theo các quy định mà bên thuê giám định đã đưa ra.

Phải từ chối những trường hợp giám định liên quan đến quyền lợi của chính mình.

Ngoài những yêu cầu trên, giám định viên còn làm các công việc khác nếu trong hợp đồng thỏa thuận có đề cập tới, làm các công việc khác có liên quan nếu được quản lý từ cấp trên yêu cầu.

Đọc thêm: Thẩm định giá là gì ? Vì sao thẩm định giá lại quan trọng

3. Những tiêu chuẩn để có thể trở thành một giám định viên

Mỗi một công việc đều sẽ có những yêu cầu và quy định riêng cho người thực hiện những công việc đó. Không ngoại lệ, công việc của một giám định viên cũng đòi hỏi người có năng lực làm việc, những tố chất để trở có thể đảm đương công việc như sau:

- Người có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong công việc mình giám định ít nhất 5 năm trở lên. Đồng thời có sự am hiểu nhất định về những kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực mà mình giám định.

- Để trở thành giám định viên cần phải qua cuộc sát hạch của các cơ quan có thẩm quyền và được cấp các giấy tờ chứng nhân về vị trí giám sát viên.

- Sử dụng thành thạo các công cụ và kỹ thuật dùng để đánh giá đối với các đối tượng, sự vật sự việc được giám định.

Làm thế nào để trở thành giám định viên?
Làm thế nào để trở thành giám định viên?

- Tuân thủ đúng các quy trình đã được quy định về công việc giám định của mình.

- Lưu giữ và bảo quản tránh làm sai sót hay mất các số liệu đã giám định  gây các vấn đề khó giải quyết sau này.

- Thực hiện đánh giá một cách khách quan và công bằng, minh bạch.

- Giám định viên còn phải luôn đảm bảo được bảo mật những thông tin về những lần giám định, nếu không được cho phép thep thỏa thuận không được đưa các thông tin ấy ra ngoài.

Để có thể trở thành một giám định viên sẽ có rất nhiều yêu cầu được đưa ra, tuy nhiên điều kiện tiên quyết và cần chú ý nhất đó chính là bạn phải rèn rũa kiến thức chuyên môn của mình, tishc lũy kinh nghiệm làm việc và có sự tỉ mỉ quan sát trong quá trình làm việc.

Đọc thêm: Nhân viên thẩm định tín dụng là gì ? Yêu cầu với công việc ?

4. Những nghề nào yêu cầu cần có giám định viên

Với vai trò và tính chất công việc của mình, giám định viên có thể xuất hiện ở tất cả các công việc hiện có trong cuộc sống của chúng ta. Một số ngành nghề cần giám định viên tiêu biểu như giám định tư pháp, giám định bảo hiểm, giám định thương mại, giám định sản phẩm,...

Cơ hội việc làm?
Cơ hội việc làm?

Giám định viên ngành tư pháp sẽ là những người chuyên giám định về các sự vật, sự việc xảy ra mỗi ngày. Ngay khi nhận được yêu cầu cần giám định một vụ án nào đó giám định viên tu pháp sẽ lập thức thực hiện vai trò của mình, giám định viên sẽ thu thập các thông tin và đưa ra các kết luận về vụ án khi tra giám định xong để làm bằng chứng trước tòa. Họ sẽ có những quy định cụ thể được nhà đưa ra có thể trở thành một nhân viên tư pháp.

Giám định viên bảo hiểm, là những người sẽ thực hiện việc giám định về các đối tượng được đăng ký bảo hiểm, căn cứ vào kết quả giám định bên phía bảo hiểm sẽ quyết định chấp nhận hay từ chối cung cấp dịch vụ bảo hiểm, mức phí bảo hiểm mà hợp đồng sẽ phải đưa ra.

Giám định viên bảo hiểm
Giám định viên bảo hiểm

Giám định viên trong lĩnh vực ngành công thương, đây là những giám định viên làm công việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn của Bộ công thương theo quy định của pháp luật. Các lĩnh vực như là: hóa chất, năng lượng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, vật liệu nổ, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, an toàn kỹ thuật công nghiệp,...

Giám định viên cũng có thể làm giám định trong nhiều ngành nghề hơn nữa, hai việc làm giám định phía trên là những công việc giám định được thu hút nhất những người trẻ đang có dự định theo đuổi công việc này.

Trên đây là những thông tin về giám định viên là gì, hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức có liên quan và hữu ích cho mình. Bấm theo dõi và đọc thêm nhiều bài biết và các giải thích về công việc thú vị hay hơn nữa nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: