General partnership là gì? Những thông tin xoay quanh vị trí này

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-05-25 13:34:59

General partnership là thuật ngữ hay được dùng trong doanh nghiệp và mang nghĩa là thành viên hợp danh. Vậy General partnership là gì? Và nó có vai trò, nhiệm vụ thế nào trong doanh nghiệp? Để trả lời cho câu hỏi này thì các bạn hãy xem những thông tin mình tổng hợp được dưới đây nhé!

 

1. Khái niệm General partnership là gì?

Thuật ngữ General partnership có nghĩa là thành viên hợp danh. Vị trí này thường xuất hiện trong khối các doanh nghiệp hợp danh. Do vậy, họ là những người thuộc công ty hợp doanh và được nhận lợi nhuận trực tiếp từ những người phí công ty, đồng thời họ phải gánh trọng trách trả nợ phí kinh doanh nếu doanh nghiệp đó bị phá sản.

Khái niệm General partnership
Khái niệm General partnership

Theo pháp luật quy định, trong một công ty hợp danh có ít nhất từ 2 thành viên trở lên và có chung chủ sở hữu với công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ với công ty. Ngoài những thành viên hợp danh ra, công ty cũng có thêm những thành viên góp vốn khác. Tuy nhiên, các thành viên góp vốn chỉ phải chịu những trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đơn xin việc làm

2. Khi nào thì thành viên hợp danh được xác định?

Để trở thành một thành viên hợp danh thì phải xác định dựa trên 3 trường hợp sau đây:

- Là những người tham gia tổ chức, xây dựng, đóng góp với công ty hợp danh. Trường hợp này được gọi là các thành viên sáng lập hay người sáng lập viên. Bằng chứng khẳng định việc bạn trở thành sáng lập viên là khi bạn đã thông qua bản điều lệ đầu tiên và đồng thời có ký tên xác nhận vào bản điều lệ đó.

- Những người có nghĩa vụ tiếp nhận các thành viên mới

- Những người kế thừa lại từ các thành viên hợp danh đã qua đời và phải được sự đồng ý của hội đồng chấp thuận.

Khi nào thì thành viên hợp danh được xác định?
Khi nào thì thành viên hợp danh được xác định?
Xem thêm: Muốn kinh doanh thì học ngành gì? Ưu nhược điểm của từng ngành?

3. Thành viên hợp danh bị chấm dứt khi nào?

Để bước vào các doanh nghiêp hợp danh với tư cách là một General partnership thì phải đảm bảo tuân thủ theo những điều kiện nhất định. Những trường hợp được nêu dưới đây sẽ buộc các thành viên hơph danh phải chấm dứt quyền hạn của mình.

 - Thành viên hợp danh trong công ty tự nguyện xin rút.

-  Những các nhân là thành viên trong công ty đã qua đời hoặc bị tòa án hạn chế năng lực hay đã mất tích hoặc mất đi năng lực hành vi nhân sự.

-  Bị khai trừ khỏi công ty.

-  Ngoài ra, căn cứ theo những quy định cụ thể điều lệ của công ty mà xác định đối tượng sẽ chấm dứt tư cách General partnership khi họ vi phạm vào các điều lệ.

Khi bạn là một thành viên trong công ty hợp danh thì đều được giao phó gánh vác những nhiệm vụ nhất định. Do đó, bạn hãy chuẩn bị lượng kiến thức đẩy đủ để có thể luôn tuân thủ tốt những yêu cầu của công ty đề ra để trở thành một General partnership ưu tú.

Thành viên hợp danh bị chấm dứt khi nào?
Thành viên hợp danh bị chấm dứt khi nào?

Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh

4. Những quyền lợi của vị trí General partnership

Những quyền lợi và trách nhiệm của General partnership phải đảm nhận ở vị trí này bao gồm những yếu tố sau:

- Đưa ra yêu cầu triệu tập Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định những công việc kinh doanh của công ty.

- Có tư cách đại diện pháp luật của công ty, nhân danh công ty sử dụng con dấu và tài sản của công ty để có thể tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề đã đăng kí.

- Nếu có thiệt hại xảy ra mà không phải lỗi sai sót của thành viên thì có quyền yêu cầu công ty bù đắp các thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thầm quyền.

- Yêu cầu công ty, các thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty và kiểm tra các tài sản, sổ kế toán, tài liệu của công ty khi thấy cần thiết.

- Được chia lợi nhuận cho công ty khi hoạt động kinh doanh có lãi, ngoài ra một phần tài sản được chia nếu công ty phá sản và giải thế có giá trị tương đương với số vốn đã đóng góp hoặc nhận dựa trên những quy định rõ ràng về vốn điều lệ của công ty.

- Có quyền thực hiện các quyền được quy định theo luật pháp và điều lệ của công ty

Những quyền lợi của vị trí General partnership
Những quyền lợi của vị trí General partnership

Xem thêm: Kinh doanh bất động sản cần gì, điều nhà kinh doanh cần biết

5. Trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên hợp danh

Bên cạnh những quyền lợi mà các thành viên hợp danh đạt được thì luôn phải đi kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:

- Góp vốn đầy đủ theo đúng thời hạn đã cam kết từ trước. Nếu như vi phạm với nội dung cam kết dẫn đến gây ra thiệt hại về tài sản cho công ty thì sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bổi thường theo quy định.

- Phải chịu lỗ tương ứng với số tiền vốn góp vào công ty theo thỏa thuận quy định tại điều lệ của công ty khi công ty kinh doanh bị lỗ, đồng thời phải chịu liên đới trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ đó.

- Không được sử dụng các tài sản của công ty với mục đích tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Tuân thủ theo những nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ công ty quy định.

- Thực hiện công tác quản lý và công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn thận để đảm bảo lợi ích tối đa cho công ty và tất cả thành viên. Với những trường hợp làm trái quy định của pháp luật và điều lệ công ty, nghị quyết của hội đồng thành viên gây ra những tổn thất, thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

trách nhiệm của thành viên hợp danh
Trách nhiệm của thành viên hợp danh

Nhìn chung có thể thấy rằng việc trở thành một thanh viên hợp doanh trong các doanh nghiệp sẽ đúng với câu nói “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”. Nó sẽ mang lại những lợi ích đến cho tập thể nếu như tập thể của bạn có thể phát triển không ngừng lớn mạnh.

Đổi lại những lợi ích to lớn như vậy thì trách nhiệm đè lên đôi vai của bạn cũng rất lớn khi những trường hợp xấu xảy ra. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có thể tự ti, can đảm vượt qua mọi khó khăn thử thách thì mình tin chắc tập thể của bạn sẽ đùm bọc, giúp đỡ nhau trong lúc công ty gặp trình cảnh hoạn nạn.

Có lẽ những điều này đã tạo nên một đặc trưng riêng cho các công ty có thành viên hợp danh bởi những cơ chế sàng lọc rất rõ ràng. Dường như những ai ưu thích mạo hiểm hay muốn có những sự bứt phá, dám đương đầu với khó khăn, thử thách thì mới có thể tồn tại trong các công ty hợp danh và đảm nhiệm chức vụ General partnership.

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Nếu bạn cảm thấy mình là những người có những đặc điểm đó thì hãy cứ mạnh dạn phấn đấu để trở thành một thành viên hợp danh của các doanh nghiệp lớn nhé. Ông cha ta đã có câu “liều ăn nhiều” thật sự phù hợp với những trường hợp như thế này nhưng không chỉ mỗi thế mà việc bạn dám làm dám thử thách cũng mở ra những tiềm năng và lợi thế có thể nhận được từ hình thức thành viên hợp danh này.

Thông qua bài viết trên, mình mong rằng đã có thể giúp các bạn hiểu General partnership là gì và những quyền lợi hấp dẫn đối với vị trí này. Tùy theo vào khả năng và định hướng của các bạn mà chúng ta có thể lựa chọn vị trí, việc làm và nơi làm việc phù hợp. Mình tin rằng chỉ cần có sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ thì sẽ có ngày bạn gặt hái được thành công. Do vậy bạn hãy cố gắng để làm việc tốt nhất dù ở vị trí hay công việc nào nhé!

Xem thêm: Tuyển dụng việc làm nhân viên kinh doanh

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: