GDN là gì? Một số thông tin cần biết về quảng cáo GDN

Icon Author Cao Thu Phương

Ngày đăng: 2021-06-19 16:08:14

Trong thời đại hiện nay, tiếp thị trên nền tảng trực tuyến đã không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp, công ty kinh doanh trên thị trường. Một trong những cách quảng cáo trực tuyến được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay đó là Google Ads Display hay còn được biết đến với cái tên Google Display Network (GDN). Vậy GDN là gì và dịch vụ quảng cáo này của Google bao gồm những hình thức gì, ưu, nhược điểm ra sao? Trong bài viết này, hãy đi sâu vào tìm hiểu cụm từ quen thuộc với các con dân marketing này nhé.

1. Khái niệm chuẩn nhất về GDN

Trong thời buổi công nghệ thông tin, có thể nói Google là một trong những nền tảng số lớn nhất, cung cấp nhiều thông tin và cũng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các nền tảng website khác nhau. Một trong những dịch vụ tiêu biểu của Google đối với các doanh nghiệp đó là Google Ads cho phép các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm cũng như dịch vụ trên các nền tảng khác nhau của Google.

Khái niệm về GDN
Khái niệm về GDN

Không giống như Google Ads Search chỉ hiển thị trên công cụ tìm kiếm, Google Display Network hay còn gọi là GDN xuất hiện ngay trên các trang web mà người dùng truy cập trong quá trình sử dụng. Đây là mạng lưới website khổng lồ trên Internet, bao gồm những đối tác của Google và thông qua Google để kết nối với các nhà quảng cáo để hiển thị những quảng cáo trên những trang web đó. Thực tiễn cho thấy, người dùng Google rất khó để không để mắt đến những quảng cáo hiển thị trên những trang web mà họ hay dùng để đọc tin tức, giải trí hay mua sắm.

Xem thêm: Danh sách việc làm tiếp thị - quảng cáo mới nhất

2. Những hình thức của GDN

Sau khi tìm hiểu về khái niệm của GDN, hãy cùng tìm hiểu xem có những loại GDN nào và kích thước của chúng ở phần tiếp theo đây.

Về phân loại của Google Ads Display, có khá nhiều loại quảng cáo GDN mà các công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của mình. Phố biến nhất có thể nói đến là những loại quảng cáo hình ảnh. Đây là loại quảng cáo cho phép hiển thị một hình ảnh tĩnh trong Ads block của website. Người quảng cáo có thể tùy chỉnh kích thước, bố cục cũng như màu nền của quảng cáo hình ảnh. Quảng cáo văn bản thì đơn giản hơn. 

GDN có vai trò gì?
GDN có vai trò gì?

Tương tự như quảng cáo trên Search Network, hình thức quảng cáo này chỉ bao gồm hai dòng nội dung cùng với một tiêu đề đi kèm. Một loại quảng cáo khác cũng thường thấy đó là quảng cáo đa phương tiện hay còn gọi là Rich Media Ads. Loại quảng cáo này cho phép người xem có thể tương tác với chính quảng cáo đó thông qua các yếu tố tương tác, ảnh động hoặc các khía cạnh khác. 

Bên cạnh những loại quảng cáo GDN kể trên, GDN còn bao gồm một loại hình mới đang ngày càng trở nên phố biến đó chính là Video Ads. Đây chính là những quảng cáo xuất hiện bên cạnh các video. Việc Youtube trở thành đối tác của Google đã xúc tiến cho loại hình này ngày càng trở nên nổi tiếng.

Ưu điểm của GDN
Ưu điểm của GDN

Về kích thước, GDN cho phép người dùng chọn lựa trong đa dạng các kích thước khác nhau từ lớn đến bé với 3 hình dạng chính: hình vuông, hình chữ nhật đứng, hình chữ nhật dài. Kích thước được lựa chọn bao gồm 20 loại kích thước khác nhau từ 200x200 cho đến 300x1050. Tuy nhiên, các quảng cáo trên GDN chỉ bao gồm những dạng như GIF, JPG, PNG, SWF và ZIP. Ngoài ra, Google cũng giới hạn về độ lớn của file hiển thị không được vượt quá 150kb.

Mỗi loại quảng cáo khác nhau sẽ có giá tiền khác nhau tùy thuộc vào kích thước và loại hình quảng cáo. Kích thước càng lớn thì người dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Và loại hình như quảng cáo văn bản thì sẽ rẻ hơn do có thể nhét được nhiều quảng cáo trong 1 Ads block.

Đọc thêm: Quảng cáo zalo - chinh phục mọi thách thức của xã hội dành cho bạn

3. Ưu điểm của GDN

Có thể nói GDN rất đa dạng về loại hình cũng như kích thước, thêm vào đó là việc có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Sau đây là một số lý do mà bạn nên sử dụng GDN để tiếp thị cho doanh nghiệp hay công ty của mình:

- GDN có độ tiếp cận rộng: Ngày nay, số lượng người dùng Internet là rất nhiều và việc áp đảo trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Google là không thể bàn cãi. Sở hữu mạng lưới đối tác và website rộng khắp, Google Ads có thể dễ dàng mang quảng cáo của bạn đến gần hơn với người xem. Theo nghiên cứu, Display Network của Google có thể tiếp cận được hơn 90% người dùng Internet. Đây là một con số ấn tượng thể hiện tầm ảnh hưởng của GDN đến người dùng internet. 

- Chi phí rẻ hơn Google Ads Search: Đây là một điểm lưu ý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì phải tranh nhau để được hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm của Google với mức giá tương đối cao, GDN có thể là một sự lựa chọn hợp lý nếu có số vốn tiếp thị không quá lớn.

Công cụ quảng cáo hiệu quả
Công cụ quảng cáo hiệu quả

- Sử dụng quảng cáo hình ảnh: Các nghiên cứu đã cho thấy, não bộ con người có thể bị ấn tượng đối với các hình ảnh nhiều hơn là đối với văn bản. Đây là ưu điểm lớn nhất của GDN khi cho phép hiển thị quảng cáo dưới rất nhiều dạng từ văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động và video.

- Tính năng remarketing: Một trong những tính năng rất hữu dụng của Google Ads là remarketing. khi sẽ tiếp tục bám đuôi những khách hàng tiềm năng thông qua việc thu thập dữ liệu mua sắm, tìm kiếm của họ. Sau khi xác định đúng đối tượng, Google Ads sẽ liên tục hiển thị những thông tin quảng cáo về sản phẩm đó cho khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng còn lưỡng lự.

- Đa dạng các hình thức thanh toán: Có hai hình thức thanh toán phổ biến nhất đó là CPM và PPC. CPM hay còn gọi là Cost Per Mile, là hình thức trả tiền theo số lần hiển thị của quảng cáo. Ví dụ sau 1000 lần quảng cáo được hiển thị, bạn sẽ phải trả cho GDN một khoản chi phí. Vậy còn PPC thì sao? Nếu như CPM phải trả cho tất cả những lần quảng cáo hiển thị dù người dùng có thấy nó hay không thì PPC chỉ phải trả tiền khi có ai ấn vào quảng cáo của bạn.

Đọc thêm: Tìm hiểu về Các loại bảng hiệu quảng cáo được dân kinh doanh ưa chuộng nhất

4. Nhược điểm của GDN

Bên cạnh những ưu điểm trên, người dùng cũng cần cân nhắc những yếu tố sau khi sử dụng GDN:

- Khả năng tiếp cận đúng đối tượng: Việc sử dụng GDN là tương đối thụ động. Những quảng cáo sẽ chỉ được hiển thị trên các trang web mà không biết có đúng đối tượng cần tìm kiếm hay không. Nếu so sánh về khả năng tiếp cận thì Search Network có phần tốt hơn GDN.

- Lượng traffic có thể kém chất lượng: Việc hiển thị tràn lan trên các website có thể không hiệu quả do người xem chỉ vô ý click nhầm hay click vào quảng cáo do tò mò. Những cú click đó có thể sẽ không đem lại những khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.

GDN vẫn còn nhược điểm
GDN vẫn còn nhược điểm

- Quảng cáo hiển thị trên những website không phù hợp: Đây là một nhược điểm tương đối lớn vì bạn không có quyền được kiểm soát những website mà mình đã đăng. Điều này có thể vô tình làm quảng cáo của bạn hiển thị  trên những website rác hoặc những website không liên quan. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn những website mà bạn không muốn hiển thị quảng cáo của mình trên đó cho dù sẽ tốn rất nhiều thời gian do số lượng trang web lớn.

Trên đây là những thông tin cần biết về GDN cũng như các ưu, nhược điểm của nó trong tiếp thị mà vieclam88.vn đã chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể trả lời những câu hỏi như GDN là gì, các loại hình của GDN cũng như có nên sử dụng GDN cho doanh nghiệp của mình không.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: