Forensics là gì? Ngành pháp y có ngầu như Tần Minh miêu tả?

Icon Author Lê Kiều Anh

Ngày đăng: 2022-09-26 15:55:56

Forensics là gì? Liệu những câu chuyện kể về nghề pháp y trong thực tế có “ngầu” như nghề pháp y trong cuốn sách nổi tiếng Pháp y Tần Minh hay không?

1. Forensics là gì? Công việc của pháp y - forensics là gì?

1.1. Forensics là gì? Nguồn gốc của cụm từ forensics là gì?

Forensics là viết tắt của forensic science, dịch nghĩa sang tiếng Việt là pháp y, giám định pháp y, là ngành khoa học chuyên thực hiện các hoạt động giám định lĩnh vực y khoa, phục vụ cho công tác thi hành pháp luật, ví dụ như phục vụ việc xét xử của các vụ án, cung cấp bằng chứng cho việc tố tụng, v.v. Pháp y bao gồm một số hoạt động đặc thù như sau: khám nghiệm hiện trường và tử thi (nếu có), kiểm tra, xác định tang chứng vật chứng, giải phẫu xác, xác định thương tật cũng như tình trạng sức khỏe hay dấu hiệu xâm phạm thân thể.

Forensics là gì
Forensics là gì?

Pháp y (forensics) là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Latin của từ forensis, nghĩa là phiên tòa mở, xét xử công khai, để không kẻ xấu nào được nhởn nhơ, không người tốt nào bị hàm oan. Điều này rất đúng với tinh thần của ngành pháp y hiện nay: tôn trọng quyền của người sống, nói thay lời người đã khuất.

1.2. Pháp y có từ bao giờ

Mặc dù xuất hiện từ rất sớm (khoảng thế kỷ IV TCN ở Trung Quốc với nhà ngỗ tác nổi tiếng Tống Từ, thậm chí cuốn sách Tẩy oan tập lục của ông được phiên dịch ra các thứ tiếng khác sau đó lưu truyền quốc tế, và tác giả vinh dự là người đặt nền tảng cho pháp y học thế giới), tuy nhiên trước khi cuốn sách Pháp y Tần Minh ra mắt và gây được tiếng vang lớn sau đó được chuyển thể thành phim, pháp y vẫn luôn bị coi là đứa “con ghẻ” của ngành y tế các nước Á Đông. Điều này có lẽ xuất phát từ việc đa phần các quốc gia châu Á đều khá tâm linh dẫn tới việc e dè cái chết nên thường có ấn tượng không tốt về ngành pháp y, mặc dù không còn nghi ngờ gì về việc đây là một trong những ngành nghề quan trọng trong xã hội: pháp y vận dụng khoa học để ngăn ngừa tội phạm, trả lại tự do cho người vô tội, từ đó đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của pháp luật.

1.3. Pháp y trời Tây

Pháp y các nước phương Tây thì may mắn không phải chịu sự ghẻ lạnh khi đã được giảng dạy và sử dụng rộng rãi từ rất sớm. Châu Âu cũng là nơi xuất hiện nhiều bác sĩ pháp y nổi tiếng nhất sau bước đặt nền móng của Tống Từ như: Ambroise Paré, Johann Peter Franck, Carl Wilheim Scheele, …

Đặc biệt, sau khi người Tây phát minh ra máy ảnh, máy ghi âm, kính hiển vi, những phương tiện hiện đại này nhanh chóng được pháp y đưa vào sử dụng để điều tra tội phạm và thu được nhiều hiệu quả hơn so với trước kia.

2. Phân loại pháp y

nghề pháp y
Pháp y lấy mẫu vật ở hiện trường

Dựa vào đối tượng đặc trưng khi làm việc, pháp y được phân thành ba loại cơ bản gồm:

2.1. Giám định pháp y hình sự - criminal forensics là gì?

Giám định pháp y hình sự: gồm các hoạt động giám định y khoa, chuyên nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc xâm hại tính mạng cũng như sức khỏe, thân nhân, ví dụ như đánh người gây thương tích, xâm hại tình dục, giao cấu với trẻ em,…; xét nghiệm các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người nghi ngờ liên quan đến vụ án đang điều tra như máu, vân tay, lông tóc, mẫu da,… còn sót lại hiện trường.

giám định pháp y hình sự
Giám định pháp y hình sự: lấy dấu vân tay 

2.2. Giám định pháp y dân sự - civil forensics là gì?

Giám định pháp y dân sự thường giải quyết các vụ kiện tụng dân sự như giám định huyết thống, xác định tình trạng để yêu cầu bồi thường cho thiệt hại sức khỏe của nạn nhân trong những vụ tai nạn lao động hay giả vờ bị thương, bị bệnh nhằm lừa gạt chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra còn có giám định pháp y tâm thần chuyên xem xét, kiểm tra đánh giá các đối tượng có thực sự mắc bệnh tâm thần dẫn tới mất năng lực hành vi không.

2.3. Kiểm định pháp y nghề nghiệp - careers forensics là gì?

Ngoài ra còn giám định pháp y nghề nghiệp chuyên kiểm tra, giải quyết những vụ việc bệnh nhân chết trong các cơ sở y tế như bệnh viện, trạm xá,… mà không vì lí do bệnh nặng, vượt quá khả năng y tế mà do lỗi xuất phát từ nhân viên cơ sở y tế đó thiếu trách nhiệm gây nên sai sót về chuyên môn như chẩn đoán sai, mổ sai, sử dụng sai thuốc, để quên hoặc sót dụng cụ trong ca phẫu thuật trong cơ thể người bệnh,…

3. Đối tượng của giám định pháp y – forensics là gì?

Công việc pháp y thường hướng đến các đối tượng sau:

3.1. Giám định trên vật sống 

Giám định vật sống như việc khám, giám định thương tật trên cơ thể nạn nhân đồng thời xác định thương tích cũng như tỷ lệ thương tật, di chứng hậu chấn thương hay giám định trên cơ thể thủ phạm xem có những dấu vết để lại sau khi phạm pháp hay không. Ngoài ra cũng xác định tuổi thực khi có gian lận về tuổi giữa vị thành niên và chưa thành niên để xem xét các mức án phạt phù hợp.

3.2. Nghiệm thi

Nghiệm thi là quá trình khám nghiệm, giám định tử thi với mục đích xác định nguyên nhân – thời gian tử vong, những bệnh lý trên thi thể, chấn thương thi thể trước hay sau khi chết và giám định các loại hung khí gây ra những thương tích đó.

3.3. Giám định mẫu vật

Kiểm tra những mẫu vật thu thập được từ hiện trường vụ án, đưa ra bằng chứng, chứng cứ giúp điều tra làm sáng tỏ vụ án.

giám định độc chất
Pháp y và công tác giám định mẫu vật

3.4. Giám định nhận dạng người

Xác định thân thế của những thi thể vô danh, chưa rõ tung tích, xác định nguyên nhân chết, tuổi tác, giới tính, … những đặc điểm sinh học của thi thể, giám định xương để xác định lại đặc điểm, tái hiện lại ngoại hình khi còn sống.

3.5. Giám định độc chất

Kiểm tra, giám định xem phủ tạng của người chết chưa rõ nguyên nhân có tồn tại chất độc hay không, nếu có thì trúng độc loại gì, đề ra những giả thiết về cách thức bị đầu độc của nạn nhân.

3.6. Giám định hung khí

Dựa vào đặc điểm vết thương xác định vật để lại thương tích trên cơ thể nạn nhân.

Ngoài ra pháp y cũng có thể giám định hồ sơ tài liệu, sổ sách, ghi chép, biên bản, từ đó xác định nguyên nhân chết hoặc động cơ, mục đích của hung thủ.

Pháp y cho thấy sự thần kỳ của sinh mệnh, cho dù chỉ còn là một thi thể, một nắm xương tàn cũng có thể nói lên sự thật, cớ sao ở châu Á lại luôn bị e sợ, dè chừng?

4. Pháp y: khổ đủ bề

Không riêng gì Việt Nam mà hầu hết các quốc gia châu Á đều luôn mặc định sự tránh né với pháp y, điển hình là việc có rất ít trường y – dược có chuyên ngành pháp y, các tài liệu tìm đọc cũng khá ít ỏi. Trong khi đó, pháp y dường như là một trong những nghề nguy hiểm nhất. Họ dẫn đầu khi tới hiện trường vụ án, không nề hà mà đối mặt với mùi ô nhiễm khó ngửi, độc hại cho cơ thể, hoặc khi nghiệm thi có những nạn nhân mắc các bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, họ phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm cao gấp nhiều lần các khoa y tế khác. Không chỉ vậy, pháp y còn đối mặt với nhiều vấn đề khác như phải đối diện với dư luận để chịu trách nhiệm cho kết quả giám định của mình, ngoài ra họ còn phải đối mặt với sức ép từ gia đình nạn nhân đồng thời nguy hiểm từ thủ phạm, …

pháp y khó khăn
Pháp y và hiện trường vụ án

Có thể thấy pháp y hiện lên trong trang sách của Tần Minh chưa thể khái quát được toàn bộ những khó khăn của ngành này, tuy nhiên có một tin tốt là với sự nổi tiếng của bộ sách mà ngành pháp y dần có nhiều người quan tâm hơn, đây quả là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy những triển vọng của ngành pháp y trong tương lai.

Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được những thắc mắc về ngành pháp y - forensics là gì giúp bạn rồi đúng không? Vậy thì giờ hẳn đã đến lúc chúng ta cần phải có cái nhìn cởi mở hơn đối với ngành nghề đáng quý này. Đừng quên cập nhật blog thường xuyên để đón đọc những bài viết mới bạn nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: