Field force là gì? Các bộ phận chức năng của field force là gì?

Icon Author Bùi Thị Minh Tiến

Ngày đăng: 2022-11-07 08:03:47

Mỗi doanh nghiệp muốn bán được sản phẩm của mình không chỉ cần marketing mà còn cần tới một lực lượng đông đảo đó là lực lượng bán hàng. Gần đây, người ta thường nhắc đến lực lượng này là field force để dễ đọc hơn và mang nghĩa bao quát hơn. Vậy bạn đã hiểu field force là gì chưa? Các bộ phận chức năng của lực lượng này bao gồm những gì? Hãy cùng vieclam88.vn điểm qua một vài thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

1. Field force là gì?

Field force là lực lượng bán hàng của một công ty chuyên kinh doanh một hoặc nhiều mặt hàng khác nhau. Nhiệm vụ của các field force là làm sao đưa được sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận và xâm nhập vào thị trường, người tiêu dùng tin tưởng sử dụng các sản phẩm đó. Field force được coi như cầu nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp kinh doanh và nhu cầu thị trường.

Field force là gì
Field force là gì?

2. Phân loại lực lượng bán hàng

2.1. Lực lượng của công ty

Lực lượng bán hàng có thể là nhân viên của chính công ty bán các sản phẩm đó. Họ được đào tạo bài bản về quy trình bán hàng cũng như kinh nghiệm bán hàng của công ty. Field force cùng được hưởng các chế độ xã hội, lương thưởng của công ty đã thỏa thuận.

Lực lượng bán hàng của công ty sẽ tốn ít chi phí hơn đồng thời bán hàng hiệu quả và dễ kiểm soát chất lượng hơn. Họ thường làm các công việc như quảng cáo, khuyến mãi, chương trình tri ân, v.v… Công ty sẽ luôn tận dụng tối đa nguồn lực cho việc bán hàng và chính sách đãi ngộ cũng rất hợp lý. 

Đôi khi lực lượng bán hàng của công ty có thể do các nhân viên làm sales gọi điện, nhắn tin tư vấn và chốt đơn qua mạng, qua điện thoại cho khách. Lực lượng này thường tạo được những đơn hàng lớn có giá trị đối với công ty.

2.2. Lực lượng của đại lý

Lực lượng bán hàng tại các đại lý rất thường gặp tại các cửa hàng, siêu thị hoặc đại lý ủy quyền. Field force ở những khu vực này thường rất đông và linh hoạt. Họ thường làm việc theo ca partime hoặc fulltime. Công việc chính của họ thường là sắp xếp các gian hàng ở cửa hàng sao cho đẹp mắt, khoa học, dễ nhìn nhất để khách hàng dễ dàng lựa chọn. 

Lực lượng bán hàng tại các đại lý
Lực lượng bán hàng tại các đại lý

Bên cạnh đó, lực lượng này sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tư vấn, mời chào khách mua hàng. Thái độ của nhân viên ở đây rất quan trọng, quyết định khách hàng có ghé mua lần tiếp theo hay không. Vì vậy, lực lượng bán hàng đại lý thường được đào tạo nghiêm khắc hơn và có những quy định chung buộc tuân theo để không làm mất hình ảnh doanh nghiệp. 

Lực lượng bán hàng field force cũng sẽ nhận được hoa hồng nếu doanh số bán hàng vượt KPI đề ra. Đây là cơ hội việc làm tốt cho nhiều người muốn được bán hàng tại các doanh nghiệp.

2.3. Lực lượng thuê ngoài

Nếu doanh nghiệp không đủ nguồn nhân lực thì có thể chọn cách thuê ngoài field force. Nhưng chất lượng nhân viên sẽ không thể đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp. Thường doanh nghiệp sẽ thuê ngoài nếu tổ chức hội chợ hoặc các chương trình giới thiệu sản phẩm ngắn hạn. Các nhân viên chỉ được thuê thời vụ theo giờ hoặc theo ngày mà không phải nhân viên chính thức.

2.4. Lực lượng hỗn hợp

Lực lượng hỗn hợp là lực lượng doanh nghiệp kết hợp hai hoặc tất cả các lực lượng trên với nhau. Đây là chiến lược của một doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bằng cách tận dụng tối đa hiệu quả của lực lượng bán hàng mình có và mình thuê được.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn lực lượng hỗn hợp
Doanh nghiệp có thể lựa chọn lực lượng hỗn hợp

Doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn lực sẽ tiếp thị được nhiều sản phẩm hơn, có ưu thế trong việc sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn. Sản phẩm của bạn xuất hiện nhiều cũng sẽ có tiếng tăm hơn, uy tín hơn trước rất nhiều. Quả là một kế hoạch hoàn hảo cho các doanh nghiệp nếu dùng lực lượng hỗn hợp.

3. Các bộ phận chính của field force

Field force được hiểu là cả một lực lượng bán hàng. Vì thế field force có rất nhiều bộ phận liên kết hỗ trợ nhau tạo thành một lực lượng hùng mạnh và có chuyên môn sâu sắc. Cùng tìm hiểu từng bộ phận xem sao nhé.

3.1. Bộ phận xử lý đơn đặt hàng

Khi khách hàng đặt hàng cần có người tiếp nhận và xử lý đơn hàng đó cho khách. Người này sẽ chịu trách nhiệm nhận thông tin người mua và thông tin đơn đặt hàng xem số lượng bao nhiêu và gồm những mặt hàng nào. Các thông tin cần được xử lý chính xác để không gây nhầm lẫn khiến khách hàng đánh giá thấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Tiếp đó, bộ phận này sẽ bắt đầu đóng gói đơn hàng, chú ý nếu có khuyến mãi thì không được quên, tránh làm mất quyền lợi của khách. Đóng gói xong sẽ gửi bộ phận giao hàng vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Bộ phận này thường có đối với doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm online qua mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử hoặc nền tảng số khác.

Bộ phận xử lý đơn đặt hàng
Bộ phận xử lý đơn đặt hàng

3.2. Bộ phận giới thiệu

Khách hàng họ phải đối mặt với quá nhiều sản phẩm, chưa biết đến những lợi ích khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy nên chúng ta cần có bộ phận để giới thiệu sản phẩm của mình tới họ. Bộ phận giới thiệu sẽ làm việc theo những chiến lược tiếp thị khác nhau bằng âm thanh, hình ảnh hoặc clip mạng xã hội thậm chí gửi gắm một thông điệp nào đó tới khách hàng. Người tiêu dùng nhận được những quảng cáo giới thiệu này mà bắt đầu nảy sinh ý định mua hàng của chúng ta.

Bộ phận giới thiệu còn hoạt động ở khu vực bán hàng tại quầy, trực tiếp tư vấn, giới thiệu công dụng, chức năng và các ưu điểm của sản phẩm. Khi giới thiệu sản phẩm cần thể hiện rõ thái độ niềm nở, tươi vui để khách hàng có cảm tình với chúng ta hơn và quyết định lựa chọn sản phẩm.

3.3. Bộ phận giao hàng

Đơn vị giao hàng cũng sẽ nhận thông tin khách hàng, thông tin sản phẩm đã được đính kèm trên gói hàng, Người giao hàng có trách nhiệm bảo quản đơn hàng không bị rơi vỡ, trầy xước, móp méo hoặc bị mất trong quá trình vận chuyển cho đến khi khách hàng nhận được. 

Họ cũng cần nhanh nhẹn cẩn thận để khách hàng nhận được sản phẩm nhanh hơn. Đồng thời, người giao hàng cần tập trung để ý kỹ các thông tin giao hàng để không giao nhầm địa chỉ hoặc giao nhầm nhà.

Bộ phận giao hàng cho doanh nghiệp
Bộ phận giao hàng cho doanh nghiệp

3.4. Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kỹ thuật sẽ xử lý các vấn đề kỹ thuật vận hàng trong doanh nghiệp và cho khách hàng ví dụ như: ứng dụng mua sắm, đơn đặt hàng bị lỗi, hệ thống thanh toán gặp vấn đề, khách hàng đặt nhầm đơn hoặc sai địa chỉ, v.v… Bộ phận kỹ thuật sẽ hỗ trợ để khách hàng có những trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Họ cũng là những người sáng tạo những công nghệ nhằm ứng dụng trong việc tiếp thị sản phẩm tới khách hàng của doanh nghiệp tốt hơn.

3.5. Bộ phận tạo nhu cầu

Đối với một số sản phẩm đặc thù mà không phải thiết yếu đối với cuộc sống, mọi người sẽ ít có nhu cầu mua sắm hơn. Thế nhưng doanh nghiệp phải làm sao để bán được hàng trong khi nhu cầu con người hạn chế. Doanh nghiệp sẽ tự tạo nhu cầu cho khách hàng tiềm năng của mình.

Bộ phận tạo nhu cầu sẽ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng nhằm đưa ra những đánh giá và giải pháp tiếp thị hiệu quả đến khách hàng. Doanh nghiệp cùng có thể dựa vào yêu cầu của khách hàng mà tạo ra những sản phẩm phù hợp hơn, Khách hàng từ việc chưa biết sản phẩm này, chưa có nhu cầu sử dụng sau khi thấy được lợi ích, công dụng hoặc ý nghĩa của nó mà dẫn đến xuất hiện mong muốn sở hữu sản phẩm của chúng ta. Bộ phận tạo nhu cầu sẽ mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp kinh doanh.

Bộ phận nghiên cứu và tạo nhu cầu
Bộ phận nghiên cứu và tạo nhu cầu

3.6. Quản lý lực lượng bán hàng

Để field force có thể hoạt động trơn tru với nhiều bộ phận như vậy chúng ta cần có người quản lý xâu chuỗi các hoạt động từng bộ phận với nhau tạo nên một tập thể vững mạnh, chiều sâu về chuyên môn và làm việc hiệu quả hơn. Người quản lý sẽ trực tiếp kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của lực lượng bán hàng để xem xét, đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nếu công việc làm chưa tốt hoặc không bán được hàng.

Quản lý lực lượng bán hàng là một công việc đòi hỏi tính cẩn thận, biết quan sát, có cái nhìn tổng quan mọi việc thì mới có thể lãnh đạo một đội ngũ đông đảo như vậy. Mỗi bộ phận có những đặc tính riêng đòi hỏi người quản lý có trách nhiệm lãnh đạo và hiểu hết sản phẩm, hiểu hết các công việc trong từng bộ phận làm việc thì mới vận hành được hiệu quả.

Như vậy, field force có nghĩa là một lực lượng bán hàng của doanh nghiệp có chức năng dẫn lối, đưa sản phẩm từ doanh nghiệp đến với cuộc sống và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Field force luôn giữ vai trò quan trọng của một công ty vì không có họ công ty sẽ không phân phối được sản phẩm tới thị trường tiêu thụ. Bài viết trên đây vieclam88.vn đã trình bày hết khái niệm field force là gì, hy vọng bạn có thể hiểu sâu hơn về lực lượng bán hàng của doanh nghiệp và có thể quản lý field force tốt hơn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: