Embedded là gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng embedded software?

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2020-05-27 08:59:16

Embedded Software là thuật ngữ quen thuộc đối với dân IT hiện nay, đó chính là một xu hướng IT đang thịnh hành tại Việt Nam. Đây là một lĩnh vực mang đến nhiều cơ hội việc làm thực sự hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ có đam mê mãnh liệt với ngành IT. Hãy cùng tìm hiểu Embedded là gì qua những thông tin bài viết dưới đây.

Embedded là gì?
Embedded là gì?

Việc Làm Công Nghệ Thông Tin

1. Embedded là gì? Khái quát về Embedded

1.1. Embedded Software là gì?

Embedded Software chính là tên của một loại phần mềm được các chuyên gia trong lĩnh vực IT viết ra nhằm thực hiện một mục đích nhất định dựa vào một phần của phần cứng máy tính.

Phần mềm IT này có điểm khác biệt so với những phần mềm khác (các phần mềm dành cho website trực tuyến, điện thoại...) ở chỗ được viết để tương tác trong thế giới thật và tại thời điểm thực tế.

Embedded Software được sử dụng rộng tãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng ít ai chú ý tới nó và nghiên cứu xem những sự vật, hiện tượng gì sử dụng phần mềm Embedded Software.

Lấy ví dụ để các bạn dễ dàng hình dung ra phần mềm Embedded Software ngay tại chiếc máy giặt của mỗi gia đình vẫn đang sử dụng hàng ngày.

Phần mềm Embedded Software được cài đặt trên máy giặt cho phép máy giặt có tính năng đo lường lượng quần áo được cho vào máy để người sử dụng có thể lựa chọn các chu trình giặt phù hợp với lượng quần áo đó.

Hoặc rất nhiều những hiện tượng, sự vật khác trong cuộc sống như là máy bay, tàu, lò vi sóng... Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng, những thiết bị có gắn cảm ứng và Microchip thì đều là những vật được cài đặt phần mềm Embedded Software.

Embedded là gì? Khái quát những thông tin cơ bản
Embedded là gì? Khái quát những thông tin cơ bản

1.2. Tìm hiểu về hệ thống nhúng Embedded Software có ý nghĩa là gì?

Embedded Software được phát triển thành một hệ thống cao cấp và được ứng dụng rộng rãi, được gọi là hệ thống nhúng. Hệ thống nhúng trong tiếng anh với cái tên đầy đủ là Embedded System được hiểu chính là hệ thống chuyên dụng được nghiên cứu với khả năng tự duy trì và tự nhúng vào môi trường hoặc hòa vào hệ thống mẹ.

Hệ thống nhúng tích hợp những ứng dụng của phần cứng và phần mềm nhằm mang đến tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp hiện đại ngày này. giúp cho các hệ thống máy móc có thể tự động điều khiển theo sự cái đặt của con người bằng cách truyền tin và quan trắc bên trong. Hệ thống nhúng có đặc điểm là tính hoạt động ổn định, tính năng tự động hóa cao.

Vai trò của hệ thống nhúng rất quan trọng, hệ thống này được tạo ra để thực hiện các chức năng chuyên biệt, những chức năng này đã được tối ưu hóa để có thể giảm các kích thước cũng như là tối ưu chi phí sản xuất các đồ đùng có hệ thống nhúng.

Với tính ứng dụng cao trong đời sống con người, hệ thống nhúng được thiết kế rất đa dạng về chủng loại phù hợp với từng tính năng mà nó phát huy khi được gắn vào một dụng cụ nhất định.

Đọc thêm: Developer là gì? Cơ hội nào cho lập trình viên chuyên nghiệp?

Hệ thống nhúng Embedded Software là gì?
Hệ thống nhúng Embedded Software là gì?

2. Đặc điểm của hệ thống Embedded Software

Hệ thống nhúng Embedded Software có những đặc điểm rất rõ ràng như sau:

  • Hệ thống nhúng Embedded Software được nghiên cứu tạo ra nhằm thực hiện những chức năng chuyên biệt thay vì đóng vai trò đa chức năng như các thiết bị khác. Hệ thống nhúng cũng được cài đặt để yêu cầu người sử dụng lưu ý về thời gian sử dụng hệ thống nhúng nhằm mang lại tính ứng dụng cao và mang đến sự an toàn cho con người trong quá trình sử dụng.
  • Hệ thống nhúng Embedded Software bản thân nó không hề đơn giản, nó là một khối phức tạp được cài đặt và thiết lập trong những thiết bị hay bộ điều khiển mà nó có vai trò điều khiển để tạo ra hiệu quả sử dụng.
  • ...
Tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản của embedded là gì?
Tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản của embedded là gì?

3. Những lý do bạn nên sử dụng phần mềm Embedded Software

3.1. Tốc độ phát triển của Embedded Software cực kỳ nhanh chóng

Hiện nay, đời sống của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu sử dụng những thiết bị tiện ích và thông minh ngày càng nhiều. Do đó, những thiết bị cần có phần mềm Embedded Software ngày càng nhiều.

Điển hình, chúng ta có thể thấy nhu cầu mua và sử dụng ô tô ngày nay cực kỳ lớn, phần đông người dân đang có xu hướng mua ô tô, và thiết bị điều khiển của xe ô tô có sử dụng ứng dụng của phần mềm Embedded Software nhằm mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị cho con người.

Bên cạnh đó, rất nhiều lĩnh vực khác cần sử dụng đến phần mềm Embedded Software như lĩnh vực y tế, sản xuất vật dụng trong gia đình (máy hút bụi, lò vi sóng...)đang dần phát triển mạnh mẽ, sự tiện lợi mà lĩnh vực này mang đến.

Tại sao chúng ta nên sử dụng Embedded Software?
Tại sao chúng ta nên sử dụng Embedded Software?

3.2. Phần mềm Embedded Software mang đến những trải nghiệm tuyệt vời

Embedded Software đã mở ra rất nhiều điều bất ngờ cho con người. Phần mềm này cũng lại do chính con người sáng tạo ra và ứng dụng trong đời sống hàng ngày.

Trong quá khứ sẽ chẳng ai ngờ được rằng tương lai sẽ được sử dụng những thiết bị thông minh trợ giúp con người quá nhiều như vậy. và chúng ta đều thấy rằng đây là phát minh quá tuyệt vời dành cho nhân loại.

3.3. Embedded Software mang lại những giá trị thực

Phần mềm Embedded Software không giống với những phần mềm hay các ứng dụng khác, Embedded Software luôn có cách để biến mọi thứ mà con người cần thành hiện thực, mọi thứ tưởng chừng như chỉ diễn ra trong phim thì Embedded Software đã tạo ra giá trị thực bằng cách hiện thực hóa những giá trị mà con người không ngờ tới được.

Chẳng hạn, bạn có robot làm tất cả những yêu cầu của bạn và bạn sẽ chẳng phải động tay vào việc gì.

Tham khảo: Unity là gì? Hiểu biết quan trọng dân lập trình game cần nắm rõ

4. Cơ hội việc làm lĩnh vực phần mềm Embedded Software tại Việt Nam hiện nay

4.1. Nhu cầu tuyển dụng các Embedded Developer

Tình hình phát triển và nhu cầu tuyển dụng vị trí embedded
Tình hình phát triển và nhu cầu tuyển dụng vị trí embedded 

Việt Nam là nước xuất hiện rất nhiều tài năng trẻ, đặc biệt trong thời kỳ công nghệ hiện đại như ngày nay thì việc ứng dụng phần mềm Embedded Software vào đời sống không có gì làm lạ.

Các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất những thiết bị điều khiển, cảm ứng... tại Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng các Embedded Developer rất lớn, mang đến những triển vọng nghề nghiệp cho những bạn trẻ theo ngành IT công nghệ. Ngành lập trình IT trong nhiều năm gần đây đã dần trở thành xu hướng vô cùng hấp dẫn, rất nhiều việc làm dành cho những bạn theo ngành IT, trong đó phổ biến là các bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực Embedded.

Lĩnh vực Embedded Software không phải là lĩnh vực đơn giản, cho nên nhiều bạn sinh viên cần đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu ngành này. Lượng sinh viên đủ tự tin để ứng tuyển không nhiều, chính vì thế mà mức độ cạnh tranh sẽ không quá cao, dẫn tới cơ hội việc làm dành cho các bạn cũng nhiều hơn.

Nếu bạn muốn đi theo con đường của người lập trình viên Embedded Software thì bạn cần xác định những thứ cần nắm rõ như kỹ năng, kiến thức, sự tự tin của bản thân để tồn tại cùng với ngành này.

4.2. Yêu cầu đối với những Embedded Developer

Những yêu cầu cơ bản của embedded software là gì?
Những yêu cầu cơ bản của embedded software là gì?

Những Embedded Developer cần có kiến thức về công nghiệp thông tin, IT phần mềm và phần cứng. Ngành này thực sự cần những người yêu thích khám phá, nghiên cứu phần mềm.

Các công ty tuyển dụng những Embedded Developer không yêu cầu cao về bằng cấp, nếu bạn có bằng cấp thì càng tốt mà không có thì cũng không sao, các nhà tuyển dụng sẽ không bắt buộc đối với vấn đề này.

Những Embedded Developer chỉ cần nắm được cách hoạt động của Embedded Software, có lượng kiến thức phong phú và chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, biết cách viết ngôn ngữ lập trình.

Nhà tuyển dụng rất đề cao những người có kinh nghiệm làm việc với Embedded Software, kết hợp với những kiến thức về điện.

4.3. Danh sách những việc làm mà bạn có thể làm trong lĩnh vực Embedded Software

Cơ hội việc làm rất nhiều, đa dạng. Các bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của bạn với các lĩnh vực nhúng này. Dưới đây sẽ là những việc làm phù hợp với những bạn có kiến thức về Embedded Software nhằm mang đến sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn. Để các bạn dễ dàng lựa chọn hướng đi cho mình thì vieclam88.vn sẽ chia ra công việc của hai hướng đi chính và rõ ràng để các bạn dễ dàng định hướng cho mình theo cách tốt nhất.

Danh sách những việc làm mà bạn có thể làm trong lĩnh vực Embedded Software
Danh sách những việc làm mà bạn có thể làm trong lĩnh vực Embedded Software

4.3.1. Hướng đi của Embedded software

Nếu bạn lựa chọn đi theo hướng đi này, bạn có thể trở thành một lập trình viên IT, làm việc ở vị trí công việc theo nhóm, bạn có thể đưa ra những ý tưởng của bản thân để cùng cả nhóm của mình lên kế hoạch cho bất kỳ sản phẩm nhúng nào mà đội của bạn đang miệt mài nghiên cứu.

Công việc của bạn cũng có thể làm viết phần mềm, phát triển những phần mềm đối với các sản phẩm Embedded Software, đó cũng có thể làm phát triển các application dành cho website, máy tính hoặc là các app điện thoại, phát triển những hệ điều hành của IOS,...

Bạn sẽ thực hiện những nhiệm vụ công việc chính đó là viết và test code, viết document cho các sản phẩm của mình.

Xem thêm: Cơ hội hấp dẫn dành cho các ứng viên tìm việc làm embedded software engineer nhanh tay click ngay!

4.3.2. Hướng đi của các chiến binh Embedded hardware

Khi đi theo hướng này thì các bạn sẽ có rất nhiều công việc khác nhau, bạn có thể tham gia thiết kế mạch Board hoặc là thiết kế PCB và test chúng sau khi đã thiết kế xong.

Để làm được công việc này thì bạn cần phải trang bị những kiến thức cơ bản và nâng cao về phần cứng máy tính cũng như các kiến thức về điện tử.

Với hai hướng đi được trình bày trên đây, các bạn có thể xem xét kỹ lại bản thân bạn phù hợp với hướng đi nào để đưa ra được sự lựa chọn thích hợp nhất. Cho dù bạn lựa chọn đi theo hướng nào chăng nữa thì bạn cũng sẽ là một nhân tố góp phần rất quan trọng trong sự phát triển của một xã hội tiện ích và các thiết bị thông minh được ra đời nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của con người ngày càng cao. 

Trên đây là những nội dung thông tin cơ bản về Embedded giúp các bạn hiểu  Embedded là gì cùng với những đặc điểm quan trọng của  Embedded. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức thú vị cho những bạn đang tìm hiểu về vấn đề này. Mong sự đóng góp của các bạn để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: