Du lịch cộng đồng là gì? Phát triển du lịch cộng đồng bền vững

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2022-07-29 11:35:21

Cùng với sự đi lên phát triển về kinh tế xã hội là sự phát triển về các loại hình thái du lịch khác nhau. Một trong các hình thái đang được Việt Nam đẩy mạnh phát triển là mô hình du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng không chỉ đem lại sự phát triển về kinh tế mà còn giúp quảng bá được nền văn hoá dân tộc.Vậy du lịch cộng đồng là gì? Tại sao mô hình này đang được nước ta đẩy mạnh phát triển tối ưu. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Timviec365.com.vn chúng mình khám phá nhé!  

1. Du lịch cộng đồng là gì?

1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là một loại hình thức du lịch mà khách du lịch và người dân bản địa có sự liên kết giao lưu thực tế trong hành trình du lịch tại một quốc gia hay nói cách khác đây là loại hình du lịch giúp du khách có nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoà mình vào cuộc sống thực tế của người dân bản địa. 

Du lịch cộng đồng mang đến nhiều điều mới lạ, kì thú cho du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Du khách không chỉ được thăm quan các di sản mà còn được sống và sinh hoạt theo các tập tục truyền thống của địa phương mà du khách ghé thăm, điều này đã tạo nên sự độc đáo của mô hình du lịch cộng đồng mà không có mô hình nào có được.

Khái niệm du lịch cộng đồng
Khái niệm du lịch cộng đồng

1.2. Du lịch cộng đồng có những đặc điểm gì?

Mô hình du lịch cộng đồng do chính người dân địa phương lên ý tưởng và phát triển dựa trên cơ sở văn hoá truyền thống hoặc môi trường tự nhiên có sẵn ở địa phương nên nó mang những đặc điểm riêng khác biệt với các mô hình du lịch thông thường:

1.2.1. Chủ thể lên ý tưởng, tổ chức, quản lý là người dân bản địa

-Du lịch cộng đồng sẽ không do các cán bộ Nhà nước hay công ty du lịch quản lý mà sẽ do người dân bản địa tổ chức, quản lý, cung cấp dịch vụ du lịch và phải bảo tồn các nguồn lực du lịch ở địa phương.

- Tất cả các hoạt động trải nghiệm dành cho du khách đều mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và mong muốn tìm tòi những điều mới lạ cho khách du lịch.

Du lịch cộng đồng do người dân làm chủ
Du lịch cộng đồng do người dân làm chủ

1.2.2. Các hoạt động du lịch dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi

- Hoạt động du lịch cộng đồng sẽ hướng đến mục tiêu đem lại kinh tế và công ăn việc làm cho người dân địa phương. 

- Các dịch vụ du lịch cộng đồng cung cấp cho khách du lịch phải đảm bảo mang đúng giá trị truyền thống văn hoá, đặc trưng riêng trong nếp sống của địa phương.

1.2.3. Phát triển đi đôi với bảo tồn

- Người dân địa phương không chỉ chú trọng phát triển du lịch mà còn có ý thức giữ gìn môi trường tự nhiên, bảo tồn các di sản.

Trên đây là những điểm đặc trưng nhất của mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam bên cạnh đó mô hình này không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn đang được phát triển hơn ở những vùng cao như Tây Nguyên, Mù Cang Chải,......

2. Lợi ích của du lịch cộng đồng đem lại 

2.1. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 

Hiện nay nước ta có rất nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá… nhưng có một loại hình du lịch góp phần giữ gìn được nguyên vẹn bản sắc văn hoá dân tộc nhất là du lịch cộng đồng. Tại sao mô hình du lịch này lại giữ được nguyên vẹn nhất bản sắc văn hoá ? Vì hình thức du lịch này dựa trên vận hành trên những vốn có của địa phương như di sản văn hoá, môi trường tự nhiên,... Từ đó người dân tự quảng bá được các bản sắc văn hoá của dân tộc và địa phương mình trực tiếp đến du khách mà không qua bất kì bên trung gian nào. 

Mô hình du lịch cộng đồng đang được dân tộc Mường ở huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình phát triển tối ưu ở ba xóm ở ba xã là: xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, xóm Ké, xã Hiền Lương, xóm Sưng, xã Cao Sơn. Khi đến đây du khách không chỉ  được hoà mình vào cảnh sắc núi rừng hùng vĩ mà còn được trải nghiệm hoạt động sản xuất của bà con nơi đây như đánh cá, kéo rọ tôm, đi thăm đồng,... Thông qua các hoạt động gần gũi như vậy người dân có thể tự quảng bá văn hoá đặc trưng của địa phương điều này góp phần giữ gìn được bản sắc văn hoá của mỗi người dân nơi đây đồng thời được tiếp nối  qua các thế hệ tiếp theo.

2.2. Phát triển kinh tế, du lịch

Du lịch cộng đồng là một yếu tố “vàng" để thu hút hàng triệu du khách mỗi năm tới Việt Nam. Sự độc đáo trong cách tổ chức cũng như những điều mới lạ trong văn hoá, ẩm thực, lối sống sinh hoạt,.. đã tạo nên điểm nhấn cho mô hình này gây ấn tượng mạnh đối với khách du lịch bốn phương. 

Nâng cao nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng
Nâng cao nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng

Tại Việt Nam theo một nghiên cứu mới đây, các du khách quốc tế sẵn sàng trả chi phí cao gấp 5 lần để được trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng ở Sapa. Có thể nói du lịch cộng đồng đã giúp nước ta quảng bá được ngành du lịch đến gần hơn với du khách quốc tế, khơi gợi sự tìm hiểu những điều mới lạ độc đáo trong nền văn hoá mà chỉ Việt Nam mới có. 

Việc phát triển về du lịch đã kéo theo sự tăng trưởng mạnh về về kinh tế cho đất nước khi mà ngành du lịch đóng góp 8,6 nghìn tỷ USD và trở thành ngành mũi nhọn cho nền kinh tế Việt Nam. 

Du lịch cộng đồng trải nghiệm đã giúp Việt Nam có những dấu ấn đặc biệt về kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của người dân và các cơ quan tổ chức quảng bá hình ảnh đất nước nên hàng năm nước ta thu hút được hàng triệu khách nội địa, hàng trăm triệu khách quốc tế đến với Việt Nam điều này giúp các ngành nghề kinh doanh phát triển mở rộng đóng góp vào nền kinh tế quốc gia.

2.3. Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người dân

Mô hình du lịch cộng đồng đã phát huy được tiềm năng tích cực vào hệ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng người dân bản địa. Hơn nữa, các đồng bào nơi đây được học về các kĩ năng hướng dẫn khách, thuyết trình, đón tiếp,... nâng cao nghiệp vụ chuyên nghiệp đến với du khách. Nhờ được giao tiếp với du khách quốc tế khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người dân tăng lên giúp họ có nguồn thu nhập ổn định từ việc đi dẫn đường hay các hoạt động trải nghiệm tại gia. 

Phát triển du lịch tại địa phương giúp người dân không phải đi xa lập nghiệp có ngay công ăn việc làm ổn định tại quê nhà đảm bảo sinh kế được cải thiện và thu nhập cao hơn rất nhiều. 

Thông qua các hoạt động du lịch cộng đồng người dân có thể tự kinh doanh những mặt hàng mình tự làm ra sẵn có như đồ lưu niệm, vải dệt thổ cẩm,... đây cũng là nguồn thu ổn định của bà con. Ngoài ra khi đã có điều kiện hơn bà con có thể tự thiết kế xây dựng những homestay cho thuê mang đậm văn hoá dân tộc cũng sẽ góp một khoản khấm khá cho kinh tế của người dân. 

2.4. Sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc

Việc giao lưu với các du khách quốc tế sẽ giúp người dân học thêm được những kiến thức trong nền văn hoá tiến bộ của họ như ẩm thực, lối sống,.. điều này làm tăng thêm kiến thức đời sống nâng cao sự hiểu biết cho bà con. 

Giao lưu với nhiều du khách quốc tế
Giao lưu với nhiều du khách quốc tế 

Không chỉ giao lưu với bạn bè quốc tế mà du lịch cộng đồng còn tạo cơ hội cho việc giao lưu văn hoá giữa các vùng miền điều này góp phần tạo nên sự đa dạng văn hoá trong nền văn hoá chung dân tộc. 

Mô hình du lịch cộng đồng đã giúp ích rất nhiều cho đất nước vậy phải có những điều kiện gì để tiếp tục phát triển mô hình này ở Việt Nam chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!

3. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

3.1. Nhận ra tiềm năng của “chính mình”

- Muốn phát triển du lịch cộng đồng trước tiên các cơ quan tổ chức phải nhận ra tiềm năng của địa phương như nền văn hoá đặc trưng, cảnh tượng thiên nhiên,...

- Đào tạo hướng dẫn cho người dân về hoạt động du lịch cộng đồng và những lợi ích mà mô hình này đem lại cho họ.

3.2. Khuyến khích động viên người dân phát triển du lịch

- Khuyến khích người phát triển du lịch đi đôi với giữ gìn bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên đồng thời phải có ý thức bảo tồn những giá trị văn hoá và vật chất truyền thống trong nền văn hoá của địa phương đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch cộng đồng trong tương lai. 

- Tập trung hoàn thiện trùng tu những di sản đã xuống cấp đồng thời tiến hành xây dựng phát triển thêm những khu vui chơi, nhà ở… theo hướng truyền thống dân gian của địa phương. 

3.3. Đẩy mạnh quảng cáo cho địa phương

- Quan tâm chú trọng đẩy mạnh quảng bá du lịch địa phương qua các mạng xã hội như Facebook, Tiktok,.. Đặc biệt trong du lịch cộng đồng cần phải tập trung phát triển nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm đây là cách quảng cáo thông minh vừa gây ấn tượng tới du khách vừa giúp đẩy mạnh hình ảnh đất nước thông qua những vật phẩm truyền thống độc đáo đến nhiều du khách hơn. 

Một trong những điều tuyệt vời của du lịch là giúp chúng ta tìm hiểu rõ về một nền văn hoá mới mẻ trong một đất nước xinh đẹp. Và du lịch cộng đồng đã giúp chúng ta được hiểu rõ hơn thông qua việc trải nghiệm thực tế tại địa phương được sống cùng với những người dân bản địa không chỉ mang lại cái nhìn sâu sắc cho du khách về văn hoá dân tộc đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương qua mô hình du lịch cộng đồng mới lạ đầy thú vị. 

Phát triển quảng bá du lịch cho địa phương
Phát triển quảng bá du lịch cho địa phương

Qua đây là những kiến thức mà Timviec365.com.vn tìm hiểu về du lịch cộng đồng đem đến cho các bạn đọc mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu và học tập của mọi người. Để tìm đọc những thông tin hữu ích hãy truy cập Timviec365.com.vn mỗi ngày bạn nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: