Hướng dẫn viết đơn xin thực tập ngành Luật chi tiết nhất

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-10-14 17:45:01

Cũng giống như việc viết đơn xin việc hay các hồ sơ xin việc quan trọng, đơn xin thực tập ngành Luật đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có được trở thành thực tập sinh của doanh nghiệp hay đơn vị bạn ứng tuyển hay không. Để giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình viết đơn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin thực tập ngành Luật và những lưu ý có liên quan. Hãy cùng đi tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!

Đối với mỗi sinh viên, việc thực tập là một trong những phần hầu như là điều kiện bắt buộc để có thể hoàn thiện chương trình đào tạo trên hệ đại học. Việc trở thành những thực tập sinh sẽ giúp các sinh viên có được nhiều kiến thức thực tế từ doanh nghiệp, hiểu hơn về các công việc sau khi ra trường mình sẽ phải làm và đối với ngành Luật cũng không ngoại lệ.

Đơn xin thực tập ngành Luật
Đơn xin thực tập ngành Luật

Để có thể trở thành một thực tập sinh tại các cơ quan luật, bạn cần phải viết đơn xin thực tập ngành Luật. Vai trò của của đơn sẽ giúp bạn cung cấp những thông tin cá nhân quan trọng đến với cơ quan bạn ứng tuyển thực tập. Không chỉ vậy, đơn xin thực tập ngành Luật còn thể hiện những mong muốn khi bạn trở thành một thực tập sinh.

1.1. Hướng dẫn viết chi tiết đơn xin thực tập ngành Luật

Để hiểu hơn về cách viết đơn xin thực tập ngành Luật, chúng ta cùng theo dõi tiếp các hướng dẫn chi tiết bên dưới nhé.

Như các loại đơn xin việc hay đơn học thông thường, thì đơn xin thực tập ngành Luật sẽ được chia bố cục thành 1 phần chính (phần mở đầu đơn, thân đơn và kết đơn). Mỗi một phần sẽ có những nhiệm vụ và vai trò khác nhau trong việc tạo nên một lá đơn đúng, đủ thông tin và gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng (nơi bạn lựa chọn để thực tập).

1.1.1. Hướng dẫn hần mở đầu đơn xin thực tập ngành Luật

Phần mở đầu đơn sẽ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cá nhân của người viết đơn (họ và tên, ngày tháng năm sinh, thông tin về ngành Luật đang học, khoa, trường,...). Nhà tuyển dụng sẽ có thể nắm rõ nhất những thông tin cơ bản của bạn để có thể thấy bạn có đủ các điều kiện cơ bản và kiến thức nền để có thể làm việc tại doanh nghiệp/cơ quan của họ hay chưa.

Đặc biệt, đối với phần “kính gửi” bạn nên tìm hiểu rõ về các thông tin của nhà tuyển dụng, tránh viết sai tên đơn vị sẽ khiến họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng.

Phần mở đầu đơn xin thực tập ngành Luật
Phần mở đầu đơn xin thực tập ngành Luật

Ví dụ:

Kính gửi: Giám đốc Công ty luật VGL - Ban nhân sự công ty luật VCL

Tôi tên là: Trịnh Hoài Nam

Sinh ngày: 21/09/1999

Hiện nay đang là sinh viên Luật: trường Đại học Luật Hà Nội

Khoa: Thương mại quốc tế          Hệ đào tạo: chính quy

Địa chỉ liên hệ: 121 Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Số điện thoại liên hệ: 0918 xxx 567

Những thông tin cơ bản nhưng cũng cần chú ý vì nhà tuyển dụng sẽ dựa trên những thông tin này để có thể liên hệ với bạn để trao đổi những thông tin khi cần thiết.

1.1.2. Hướng dẫn phần thân đơn xin thực tập ngành Luật

Phần thân đơn, sẽ cung cấp các thông tin chính như mong muốn được tuyển chọn làm thực sinh của bạn, thời gian dự kiến bạn mong muốn thực tập, địa chỉ của chi nhánh bạn muốn xin thực tập, các cam kết cá nhân trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

Phần thân đơn xin thực tập ngành Luật
Phần thân đơn xin thực tập ngành Luật

Ví dụ:

Nay tôi làm đơn này bởi tôi đã hoàn thành 75% số lượng chương trình đào tạo của chuyên ngành và hoàn toàn đủ điều kiện để có thể trở thành thực tập sinh. Quá trình thực tập tại quý doanh nghiệp sẽ là một trong những hành trang quan trọng để giúp tôi có thể làm việc sau khi ra trường và làm điều kiện đủ để tôi có thể được xét bằng tốt nghiệp. Chính vì vậy, tôi mong rằng quý doanh nghiệp sẽ xem xét và tạo điều kiện cho tôi để có thể trở thành thực tập sinh của quý doanh nghiệp.

Thời gian thực tập dự kiến từ ngày 14/10/2021 đến ngày 14/01/2022.

Nếu được doanh nghiệp tiếp nhận và bố trí vị trí thực tập, tôi xin cam kết thực hiện đúng các nội dung sau:

- Luôn chấp hành và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, chủ trương thực tập do đơn vị/doanh nghiệp.

 - Sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và thực hiện bồi thường hoàn các tổn thất, hư hao tài sản do bản thân tự gây ra với đơn vị/doanh nghiệp (nếu có).

Đối với phần thân đơn, bạn có thể bổ sung thêm phần mục tiêu nghề nghiệp nếu bạn chọn những doanh nghiệp/đơn vị có những yêu cầu khắt khe đối với thực tập sinh.

1.1.3. Hướng dẫn phần kết đơn xin thực tập ngành Luật

Đối với phần kết đơn, bạn sẽ gửi lời cảm ơn đến doanh nghiệp/đơn vị tiếp nhận mình. Đồng thời sẽ phải có chữ ký của người viết đơn và con dấu đỏ xác nhận của khoa/viện bạn đang theo học.

Từ những hướng dẫn phần trên, về cơ bản bạn đã hoàn thiện được một đơn xin thực tập ngành Luật nhanh gọn và hiệu quả.

Thực tập sinh ngành Luật
Thực tập sinh ngành Luật

1.2. Những lưu ý khi viết đơn xin thực tập ngành Luật 

Một số lưu ý nhỏ khi bạn thực hiện viết đơn xin thực tập ngành luật như sau:

Thứ nhất, luôn chú ý chính tả và đảm bảo rằng các thông tin trên đơn là chính xác để thuận tiện cho việc nhà tuyển dụng liên lạc với bạn.

Những lưu ý khi viết đơn xin thực tập ngành Luật
Những lưu ý khi viết đơn xin thực tập ngành Luật

Thứ hai, đơn xin thực tập ngành Luật nên được đánh máy nhằm giúp đơn chuyên nghiệp, sạch sẽ và rõ ràng.

Thứ ba, đơn xin thực tập sẽ đi kèm với hồ sơ nên bạn cần chuẩn bị kỹ càng những giấy tờ cần thiết khi nhà tuyển dụng yêu cầu.

Đối với mỗi doanh nghiệp/đơn vị sẽ có những yêu cầu khác nhau, chính vì thế bạn nên chủ động tìm hiểu và lấy các mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất nhé.

Việc trở thành thực tập sinh cũng là một trong những dấu mốc quan trọng trong quãng đường học tập trên giảng đường đại học và cao đẳng. Việc lựa chọn được những nơi thực tập tốt sẽ giúp bạn học hỏi những kỹ năng thực tế, được tiếp xúc với nhiều người có chuyên môn, giúp bạn mở rộng cả quan hệ xã hội và kỹ năng làm việc. Thế nhưng, nếu bạn chọn những nơi chưa được uy tín, bạn sẽ vừa mất thời gian (thông thường thực tập thường kéo dài đến 4-5 tháng), và bạn sẽ không tích lũy được thêm điều gì.

Nên chọn nơi nào để xin thực tập ngành Luật
Nên chọn nơi nào để xin thực tập ngành Luật?

Một số cách giúp bạn có thể tìm được những nơi thực tập tốt như:

+ Từ sự giới thiệu của giảng viên trong trường (việc có các mối quan hệ tốt đối với giảng viên sẽ giúp bạn có những có hội trở thành thực tập sinh ở những môi trường làm việc tốt.

+ Tìm hiểu các chương trình thực tập sinh uy tín từ các đơn vị liên kết giáo dục với trường bạn đang theo học

+ Tìm hiểu từ các diễn đàn, các trang web chuyên cung cấp thông tin về các khóa thực tập sinh uy tín

+ Tham khảo thông tin từ các anh chị đã tốt nghiệp hoặc bạn bè đã và đang trở thành thực tập sinh.

Hãy tìm hiểu thật kỹ và xin tư vấn từ thầy cô, những anh chị đã đi trước để có những chuẩn bị tốt nhất trong quá trình tìm kiếm những nơi thực tập ngành Luật tốt nhé.

Trên đây, là toàn bộ những thông tin hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn xin thực tập ngành Luật. Nếu có những thắc mắc hay chưa hiểu rõ, bạn có thể tham khảo các bài viết có liên quan với những nội dung hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các đơn xin việc hay hồ sơ xin việc theo từng ngành bạn có thể trở về trang chủ của chúng tôi để được tham khảo.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: