Hướng dẫn cách viết đơn xin quyết toán thuế chuẩn và đầy đủ nhất

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-10-14 18:55:36

Quyết toán thuế là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công ty, doanh nghiệp. Đơn xin quyết toán thuế sẽ được sử dụng khi các công ty, doanh nghiệp muốn các cơ quan thuế cần quyết toán thuế để doanh nghiệp có thể cơ cấu lại tổ chức hoặc giải thể. Vậy tác dụng của đơn xin quyết toán thuế cụ thể là gì? Cùng vieclam88.vn tìm hiểu tác dụng và cách viết đơn xin quyết toán thuế trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vai trò của đơn xin quyết toán thuế

Quyết toán thuế là xác định các số liệu liên quan đến các khoản thuế mà doanh nghiệp, công ty cần nộp theo quy định.

Đơn xin quyết toán thuế có vai trò quan trọng
Đơn xin quyết toán thuế có vai trò quan trọng

Đơn xin kết toán thuế là lá đơn mà các công ty, doanh nghiệp trình lên các cơ quan thuế để xin kết toán thuế trước thời hạn được xác định. Doanh nghiệp đó muốn cơ cấu lại tổ chức của mình hoặc giải thể thì sẽ nộp đơn xin quyết toán thuế.

2. Cách viết đơn xin quyết toán thuế đầy đủ nội dung

Đầu tiên, trước khi bạn tiến hành viết đơn xin quyết toán thuế, bạn cần kiểm tra trước khi doanh nghiệp của bạn tiến hành quyết toán thuế.

2.1. Các bước cần phải chuẩn bị trước khi viết đơn xin quyết toán thuế

Bạn cần tiến hành chuẩn bị các giấy tờ trước khi quyết toán thuế theo các bước dưới đây để đảm bảo doanh nghiệp của bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định đề ra.

Chuẩn bị trước khi viết đơn kết toán thuế
Chuẩn bị trước khi viết đơn kết toán thuế

2.1.1. Cần kiểm tra hồ sơ kê khai thuế GTGT

Các cơ quan thuế trước khi tiến hành kê khai thuế, họ sẽ rất để tâm đến hồ sơ kê khai thuế GTGT. Bạn cần kiểm tra đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ kê khai thuế GTGT. Bạn cần tiến hành chuẩn bị như sau:

- Kiểm tra và so sánh giữa các tờ đơn kê khai thuế GTGT, hóa đơn thu chi của doanh nghiệp.

- Đối chiếu số thuế GTGT trên sổ kế toán với tờ kê khai thuế.

- Kiểm tra kỹ lưỡng các hóa đơn bán ra, mua vào và các hóa đơn sai sót cần ghi chú lại để có biện pháp sửa chữa.

- Các chứng từ thanh toán liên quan đến mua vào, bán ra cũng cần rà soát kỹ lưỡng.

- Lọc thành 1 file có giá trị trên 20 triệu đồng trong các hóa đơn mua vào. Thời hạn thanh toán trên hợp đồng cũng cần kiểm tra xem đã khớp với thời gian thực tế hay chưa?

2.1.2. Cần kiểm tra thuế thu nhập cá nhân

Các vấn đề về lương cũng là khoản phí mà cơ quan thuế quan tâm. Bạn cần đánh giá lại thuế thu nhập cá nhân và chi phí tiền lương xem đã chuẩn theo đúng quy định.

Kiểm tra kỹ thuế thu nhập cá nhân
Kiểm tra kỹ thuế thu nhập cá nhân

Các hợp đồng nhân viên bạn cần rà soát kỹ lưỡng, phụ lục hợp đồng, hồ sơ đăng ký người phụ thuộc của từng người, các bảng lương của từng tháng cần kiểm tra kỹ càng (về ngày công, bảo hiểm, mức lương phụ cấp,...), xem các thuế TNCN có khớp với thuế thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế, giảm trừ gia cảnh,... Các giấy tờ này bạn cần rà soát thật kỹ trước khi tiến hành bước tiếp theo.

2.1.3. Kiểm tra các hợp đồng và chứng từ liên quan

Bạn cần kiểm tra các chứng từ liên quan đến mua bán đầu vào, đầu ra và kiểm tra các hợp đồng kinh tế một cách kỹ lưỡng.

Kiểm tra hợp đồng và chứng từ liên quan đến đầu ra và đầu vào gồm có các hoạt động kinh doanh thương mại và xây dựng. Bạn cần kiểm tra các chứng từ liên quan đến các hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu, biên bản giao hàng, phiếu xuất kho,...

2.1.4. Kiểm tra các chi phí tính vào chi phí được trừ và chi phí tính thuế TNCN

Đây là bước quan trọng khi bạn tiến hành chuẩn bị các giấy tờ quyết toán thuế. Trong bước này, bạn cần kiểm tra các chi phí tính vào chi phí được trừ và các chi phí tính thuế TNCN.

Các chi phí được trừ và chi phí tính thuế TNCN
Các chi phí được trừ và chi phí tính thuế TNCN

Bạn cần kiểm tra các chi phí như sau: Kiểm tra sự phù hợp của các bản tính giá thành; đối với doanh nghiệp thương mại cần kiểm tra bảng kê xác định các giá vốn; chi phí chênh lệch tỷ giá (nếu có); chi phí lãi vay vốn (nếu có); các vấn đề về chi phí tiền lương, công và phụ cấp; các chi chí về tài sản cố định hay các chi phí khác; rà soát các tài khoản như: TK 331, 131, 156, 152,...

2.1.5. Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để quyết toán thuế

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ dưới đây trước khi tiến hành kế toán thuế. Cụ thể, các giấy tờ cần chuẩn bị để quyết toán thuế như sau:

- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả bản photo và bản gốc dủ các lần thay đổi.

- Các điều lệ của công ty.

- Các quy chế tài chính của doanh nghiệp.

- Bản photo tờ khai thuế của 12 tháng của các năm đã quyết toán.

- Bản photo các kết luận thanh tra, kiểm tra của những đợt kết toán thuế trước đây.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin kết toán thuế
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin kết toán thuế

- Đầy đủ sổ sách của các năm như sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp công nợ, bảng xuất nhập tồn, bảng tính giá thành,... bao gồm bản file Excel và bản giấy.

Cuối cùng, bạn kiểm tra lại các sai sót và tiến hành viết đơn xin quyết toán thuế khi muốn kết toán thuế trước thời hạn.

2.2. Hướng dẫn cách viết đơn xin kế toán thuế

Đơn xin kết toán thuế là văn hành chính, bạn cần viết đơn theo mẫu đã có sẵn và không được thêm bớt các nội dung không liên quan khác vào lá đơn của mình. Mẫu đơn xin kết toán thuế cần viết theo đúng các trình tự đưa ra.

Bố cục của đơn xin kết toán thuế gồm có các phần như sau.

2.2.1. Phần tiêu mục và mở đầu

Phần tiêu mục của đơn xin kết toán thuế chia thành 2 cột. Cột bên trái là cột tên công ty, số hiệu của lá đơn. Bạn cần viết chính xác tên công ty của mình theo mẫu đã đăng ký và không được chỉnh sửa. Cột bên phải là quốc hiệu và tiêu ngữ trình bày theo đúng quy chuẩn đã đặt ra. Quốc hiệu cần viết chữ in hoa và in đậm, tiêu ngữ cần viết hoa chữ cái đầu mỗi cụm từ, và mỗi cụm từ cần cách nhau bởi dấu gạch ngang.

Mở đầu đơn xin quyết toán thuế
Mở đầu đơn xin quyết toán thuế

Tiếp đến là địa điểm và thời gian viết lá đơn. Bạn viết tên tỉnh (thành phố) và ngày, tháng, năm bạn viết lá đơn này.

Ngay bên dưới là tên lá đơn, bạn cần viết in đậm và nổi bật chính giữa tờ đơn “ĐƠN XIN QUYẾT TOÁN THUẾ”.

Sau đó, đến phần kính gửi, bạn kính gửi chi cục thuế quận (huyện) và thành phố nơi bạn sinh sống. Lưu ý rằng tên cơ quan bạn kính gửi cần là cơ quan đăng ký với cơ quan nộp thuế.

Tiếp theo đến phần mở đầu, bạn nêu cụ thể các thông tin cá nhân về công ty như: Tên công ty, thông tin về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và địa chỉ trụ sở chính. Giấy phép kinh doanh bạn cần số hiệu, nơi cấp và lần bao nhiêu cùng ngày cấp lại nếu có sửa đổi và bổ sung. Các thông tin bạn cần viết theo từng hàng 1 và chỉn chu, ngay ngắn.

2.2.2. Phần nội dung lá đơn

Mở đầu phần nội dung của đơn xin quyết toán thuế, bạn cần trình bày lý do bạn viết lá đơn này. Lý do bạn có thể trình bày là muốn viết đơn này để xin được quyết toán thuế với cơ quan thuế. Nguyên nhân kết toán thuế có thể là do bạn muốn kết toán thuế trước thời hạn hoặc tùy thuộc vào nguyên nhân của bạn.

Bạn cũng cần trình bày rõ công ty của bạn thành lập trong khoảng thời gian nào và được cục thuế nào quản lý.

Tiếp theo, bạn nêu cụ thể niên độ đã quyết toán trước đó và muốn kết toán vào khoảng thời gian nào.

Nội dung lá đơn trình bày rõ ràng và rành mạch
Nội dung lá đơn trình bày rõ ràng và rành mạch

Sau đó, bạn cần nêu rõ nội dung xin được kết toán thuế và thời gian mà công ty bạn muốn được kết toán.

2.2.3. Phần kết thúc của lá đơn

Cuối lá đơn, bạn trình bày mong muốn được cơ quan kết toán thuế chấp nhận lá đơn của bạn và tạo điều kiện để công ty của bạn sẽ được kết toán thuế sớm nhất.

Sau đó, bạn cảm ơn và đóng dấu công ty cùng với chữ ký của người đại diện công ty. Ngoài ra, bạn cần thêm nơi nhận và các giấy tờ kèm theo lá đơn của bạn.

Nộp thuế là trách nhiệm chung của các doanh nghiệp, vì vậy khi đến thời hạn kết toán thuế, bạn cần chủ động xin kết toán thuế để tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên cũng như đóng góp vào lợi ích của nền kinh tế nước nhà. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi kết toán thuế và cách viết đơn xin quyết toán thuế theo mẫu quy định.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: