Hướng dẫn cách viết đơn xin ở nhà công vụ đầy đủ và chi tiết nhất

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-10-09 18:32:28

Nhà công vụ có thể được hiểu là nhà mà do Nhà nước xây lên, cấp cho những cán bộ, người làm việc công, người có chức, có quyền hoặc những con người làm việc đặc thù cho đất nước. Khác với nhà ở bình thường, nhà công vụ còn có thể dùng để tiếp khách hoặc xử lý các công việc khác. Nếu bạn đang muốn ở nhà công vụ thì cần viết đơn xin ở nhà công vụ. Vậy lá đơn này viết ra sao? Tìm hiểu bài viết của vieclam88.vn dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

1. Đơn xin ở nhà công vụ là gì?

Đơn xin ở nhà công vụ là mẫu đơn dành cho những công nhân, viên chức được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Các cá nhân hoặc cán bộ muốn xin ở nhà công vụ để thuận lợi cho quá trình công tác và làm việc thì cần viết đơn xin ở nhà công vụ. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ nhận đơn và xét duyệt lá đơn của cá nhân, từ đó đưa ra quyết định cho cá nhân đó ở nhà công vụ hay không. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình lá đơn chỉn chu và viết lý do thật thuyết phục.

Tầm quan trọng của đơn xin ở nhà công vụ
Tầm quan trọng của đơn xin ở nhà công vụ

Nội dung của đơn xin ở nhà công vụ gồm có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên lá đơn, thông tin cá nhân người viết đơn, số lượng người trong hộ, thông tin thành viên trong gia đình, lý do làm đơn,... Đọc phần tiếp theo để viết cách viết lá đơn này nhé!

2. Cách viết đơn xin ở nhà công vụ

Trước khi tìm hiểu cách viết, ta cùng điểm qua một vài tác dụng của lá đơn xin ở nhà công vụ qua phần dưới đây:

2.1. Mục đích viết lá đơn xin ở nhà công vụ

Đơn xin ở nhà công vụ dành cho các cán bộ, công nhân, viên chức viết, thể hiện mong muốn được ở và thuê nhà công phụ phục vụ cho quá trình làm việc và công tác tại địa phương tỉnh hoặc thành phố. Những người có thẩm quyền sẽ dựa vào lý do chi tiết bạn đưa ra trong lá đơn để xin ở nhà công vụ, kết hợp với đơn đề nghị xem xét và những cam kết, cam đoan bạn sẽ thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

Mục đích của đơn xin ở nhà công vụ
Mục đích của đơn xin ở nhà công vụ

Đơn cần có xác nhận và chữ ký của người làm đơn, đơn vị cùng với những nội dung thông tin đưa ra trong lá đơn là hoàn toàn chính xác và đúng sự thật.

Thời hạn tối đa thuê nhà công vụ sẽ tùy theo thời gian và địa phương mà cá nhân đó công tác nhưng không vượt quá 5 năm. Khi hết hợp đồng thuê nhà, cá nhân đó vẫn trong diện được thuê nhà công vụ thì có thể được xem xét để ký tiếp hợp đồng.

2.2. Hướng dẫn viết đơn xin ở nhà công vụ chi tiết

Như những văn bản hành chính thông thường khác, đơn xin ở nhà công vụ sẽ được chia làm 3 phần là mở đầu lá đơn, nội dung chính lá đơn và phần kết thúc lá đơn.

2.2.1. Mở đầu lá đơn

Phần mở đầu đơn xin ở nhà công vụ sẽ bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên lá đơn và phần kính gửi.

Vì là văn bản hành chính nên bạn cần viết quốc hiệu, tiêu ngữ theo quy chuẩn đề ra của nhà nước. Quốc hiệu bạn viết chữ in hoa, nét thẳng đứng, in đậm và căn giữa lá đơn. Các cụm từ trong tiêu ngữ cần cách nhau bởi dấu gạch ngang và viết hoa mỗi chữ cái đầu tiên. Tiêu ngữ căn giữa và viết dưới ngay quốc hiệu. 

“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

Nội dung lá đơn xin ở nhà công vụ
Nội dung lá đơn xin ở nhà công vụ

Tên lá đơn bạn cũng viết toàn bộ in hoa và căn giữa văn bản. Bạn nên sử dụng cỡ chữ to nhất so với các mục khác để tên lá đơn trở nên nổi bật: “ĐƠN XIN Ở NHÀ CÔNG VỤ”.

Tiếp đến là phần kính gửi, phần này bạn ghi rõ tên người có thẩm quyền tiếp nhận lá đơn của bạn và tên người phê duyệt cho bạn được ở nhà công vụ. Ví dụ, nếu bạn đang là giáo viên và muốn ở nhà công vụ, bạn viết như sau:

“Kính gửi:

- Ban giám hiệu Trường Đại học ABC

- Hiệu trưởng Trường Đại học ABC

- Ban quản lý khu tập thể giáo viên phường Định Công”

2.2.2. Nội dung chính của lá đơn

Phần nội dung của đơn xin ở nhà công vụ sẽ bao gồm thông tin của người viết đơn, thông tin các thành viên trong gia đình người viết đơn, lý do và nguyên nhân làm đơn, nội dung của lá đơn.

Thông tin của người viết đơn sẽ bao gồm: Họ tên, năm sinh, quê quán, chứng minh nhân dân, nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công tác, chỗ ở hiện nay, địa chỉ liên hệ,... Các thông tin bạn cần kê khai chính xác và trung thực, có thể kê theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan khác.

Đơn xin ở nhà công vụ cần đầy đủ các mục
Đơn xin ở nhà công vụ cần đầy đủ các mục

Tiếp đến là thông tin các hộ thành viên trong gia đình, gồm họ tên, năm sinh và quan hệ với cá nhân người làm đơn. Bạn cần ghi trung thực số lượng thành viên trong gia đình.

Sau đó là đến lý do ở nhà công vụ. Lý do mà bạn đưa ra nên xác thực và thỏa đáng. Ví dụ: “Khoảng cách từ nhà tôi đến trường Đại học ABC là 120km, do khoảng cách đi làm quá xa nên tôi rất vất vả khi đi làm bằng xe máy và mất khoảng 3 tiếng để đến nơi làm việc. Trong khi đó, thời gian bắt đầu vào giảng dạy ở trường là từ 7h30. Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Ban giám hiệu nhà trường cùng cơ quan có thẩm quyền xem xét cũng như tạo điều kiện để tôi có thể ở lại khu tập thể của nhà trường”.

2.2.3. Phần kết lá đơn

Phần cuối lá đơn, bạn cam đoan những thông tin bạn đưa ra là hoàn toàn đúng sự thật và chấp hành đúng nội quy cũng như quy định khi được vào ở nhà công vụ.

Lưu ý rằng bạn đừng quên xin chữ ký và con dấu của đơn vị có thẩm quyền xác nhận. Cuối cùng, bạn cảm ơn và ghi rõ địa điểm, thời gian viết đơn, ký và ghi rõ họ tên.

3. Quy trình thuê nhà công vụ

Quy trình thuê nhà công vụ sẽ bao gồm hồ sơ thuê nhà công vụ, thủ tục thuê nhà công vụ và trả tiền thuê nhà công vụ. Quy trình thuê nhà công vụ sẽ mất khoảng 1 tháng để hoàn tất các quy trình.

3.1. Hồ sơ thuê nhà công vụ

Hồ sơ thuê nhà công vụ sẽ bao gồm: Đơn xin ở nhà công vụ theo mẫu và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp; Bản sao quyết định của nhà nước xác nhận đối tượng thuê nhà công vụ về việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác và có chứng thực của cơ quan nhà nước.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

3.2. Thủ tục thuê nhà công vụ

Sau khi làm xong hồ sơ, cá nhân có nhu cầu thuê nhà công vụ sẽ nộp hồ sơ. Cơ quan quản lý trực tiếp sẽ xem xét và quyết định có cho đối tượng đó thuê nhà hay không sau 10 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ.

Sau đó, bạn cần đăng ký ở nhà công vụ với Bộ xây dựng trực tiếp. Đối với nhà ở công vụ của bộ ngành, bạn cần đăng ký tại cơ quan quản lý trực tiếp cá nhân có nhu cầu thuê nhà của bộ, ngành tại nơi đang công tác. Đối với nhà ở công vụ tại địa phương, bạn đăng ký trực tiếp tại Sở xây dựng địa phương

Sau khi cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý, quyết định sẽ được đưa ra trong vòng 20 ngày. Các thủ tục thuê nhà và ký hợp đồng thuê nhà công vụ sẽ hoàn tất trong vòng 10 ngày.

Thủ tục thuê nhà công vụ
Thủ tục thuê nhà công vụ

Tiền thuê nhà công vụ sẽ thực hiện theo các điều khoản hợp đồng cho thuê nhà. Nếu đối tượng thuê nhà không trả tiền thuê trong vòng 3 tháng, người có trách nhiệm quản lý có thể yêu cầu người quản lý trừ trực tiếp vào lương của người đó.

Như vậy, để có thể ở nhà công vụ, bạn cần chuẩn bị cho mình những giấy tờ cần thiết và không thể thiếu đơn xin ở nhà công vụ theo mẫu đề ra. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ các thủ tục và quy định để quá trình xin ở nhà công vụ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Các thông tin trong đơn của bạn cũng cần chính xác và đầy đủ, tránh phải mất thời gian và công sức chỉnh sửa cũng như bổ sung nhiều lần nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: