1. Mức độ cần thiết của đơn xin nhập khẩu
Trước khi tìm hiểu về mức độ quan trọng của đơn xin nhập khẩu thì bạn phải biết sự cần thiết không thể thiếu của sổ hộ khẩu.
Không phải nói thì ai cũng biết, hộ khẩu là một giấy tờ pháp lý nhân thân cực kỳ quan trọng của mỗi người. Đây được coi là công cụ hành chính pháp lý của Nhà nước để kiểm soát tình hình dân số và an sinh xã hội đồng thời cũng là kiểm soát tình hình di chuyển nơi ở tạm trú tạm vắng của mỗi cá nhân.
Ngoài ra, sổ hộ khẩu là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các giao dịch của cuộc sống, đặc biệt như giao dịch mua bán bất động sản, kết hôn, sinh con, chuyển hộ khẩu,... Nếu thiếu đi sổ hộ khẩu, thì các giao dịch và hoạt động trên sẽ khó mà thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước được.
Và do vậy, khi người dân có sự thay đổi về nhân khẩu, về di chuyển chỗ ở hay sinh con, kết hôn cần phải thay đổi hộ khẩu thì nhất thiết cần viết đơn xin nhập khẩu để hoàn tất các thủ tục pháp lý cơ bản.
Thực tế, nhiều người khá chủ quan trong việc chuẩn bị đơn xin nhập khẩu nên đến khi cần sổ hộ khẩu để giao dịch các vấn đề quan trọng thì mọi người mới tá hỏa để thực hiện.
2. Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin nhập khẩu
Viết đơn xin nhập khẩu không quá khó và phức tạp, ai cũng có thể tự chuẩn bị và viết cho mình một đơn xin nhập khẩu. Dưới đây là cách viết đơn xin nhập khẩu chi tiết nhất, bạn có thể tham khảo cho mẫu đơn của mình:
2.1. Phần mở đầu đơn xin nhập khẩu
Thông thường như bao loại đơn từ khác, phần mở đầu đơn xin nhập khẩu cũng gồm các nội dung chính là quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn xin nhập khẩu.
Đối với tiêu đề thì bạn viết in hoa “ĐƠN XIN NHẬP KHẨU” đặt ở giữa tờ đơn, bên dưới là đơn vị nhận đơn.
Thường thì bên nhận đơn sẽ là phòng công an phụ trách công việc nhập khẩu của công an cấp quận/huyện, sau đấy thì mới đến trường công an xã - nơi bạn cư trú trên sổ hộ khẩu ban đầu.
2.2. Phần nội dung đơn xin nhập khẩu
Phần nội dung đơn xin nhập khẩu tất nhiên không thể thiếu phần giới thiệu bản thân người nộp đơn xin nhập khẩu. Bạn cần viết rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của mình, nghề nghiệp hiện tại cũng như địa chỉ công tác hiện tại của mình.
Một phần quan trọng khác trong đơn xin nhập khẩu đó chính là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bạn hiện tại, hãy ghi chính xác theo địa chỉ được ghi trên sổ hộ khẩu. Công an các cấp hay người phụ trách xử lý đơn xin nhập khẩu sẽ tiến hành đối chiếu điều tra thông tin cẩn thật và chi tiết.
Tiếp đến là lý do viết đơn xin nhập khẩu. Trong phần lý do, bạn cần nêu rõ bối cảnh cần phải nhập khẩu đến nơi ở mới hay một lý do nào khác. Chẳng hạn bạn có thể viết là “ Hôm nay tôi viết đơn xin nhập khẩu này kính chuyển đến quý cấp với mong muốn trình bày sự việc là: Tôi hiện đi làm và đang công tác tại thành phố Hà Nội từ năm 2018.
Hiện nay tôi đã có vợ và 1 con nhỏ đang tạm trú tại địa chỉ số nhà 125 Tương Mai, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong thời gian tạm trú vừa qua gia đình tôi luôn tham gia và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Nay tôi viết đơn này với nguyện vọng được nhập hộ khẩu tại phường Đồng Tâm để có thể yên tâm công tác lâu dài tại đây. Chính vì thế, tôi viết đơn này để kính mong quý cấp xem xét và giải quyết đơn xin nhập khẩu giúp tôi”.
Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của mỗi người khác nhau nên nội dung đưa ra cũng sẽ không giống nhau. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo mẫu trên để hoàn thiện đơn xin nhập khẩu của mình.
2.3. Phần kết thúc đơn xin nhập khẩu
Đến với phần kết thúc đơn xin nhập khẩu, trước hết bạn cần phải nói lời cảm ơn với các cấp hay những người phụ trách nhận đơn cũng như xử lý đơn từ của bạn để bày tỏ sự lịch sự và cảm kích.
Cuối cùng không thể thiếu được ngày tháng năm viết đơn và chữ ký của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi thêm ý kiến của trưởng công an xã.
3. Đơn xin nhập khẩu nộp cho ai và ở đâu?
Ngoài thông tin về nội dung đơn xin nhập khẩu được viết như thế nào thì bạn còn cần phải biết nộp đơn xin nhập khẩu cho ai và ở đâu. Nhiều người thường nghĩ rằng đơn xin nhập khẩu phải nộp cho công an phụ trách hồ sơ nhập khẩu ở quận/huyện nhưng thực chất bạn cần phải nộp đơn này cho bên công an xã.
Sau khi có xác nhận và điều tra sơ bộ của công an xã thì đơn xin của bạn mới được chuyển đến cho cấp cao hơn để xem xét và phê duyệt đơn có được hay không.
4. Các loại giấy tờ khác của đơn xin nhập khẩu
Bên cạnh chuẩn bị chu đáo đơn xin nhập khẩu thì bạn cần biết thông tin về các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin nhập khẩu.
Dưới đây là một số giấy tờ cơ bản cần thiết mà bạn cần xem xét và cân nhắc mang theo trong bộ hồ sơ nhập khẩu:
- Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nơi cư trú và nhân khẩu
- Giấy khai nhân khẩu (trong trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu)
- Phiếu chuyển hộ khẩu (trong trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu)
- Các loại giấy tờ tùy thân cơ bản khác chứng minh bạn đang sinh sống và làm việc tại chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt lưu ý là nếu bạn đang ở chỗ ở hợp pháp mà là nơi do thuê mượn hay ở nhờ thì cần phải được bên người cho thuê mượn và ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú tại chỗ ở của họ, đồng thời ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Các thông tin chi tiết khác liên quan đến đơn xin nhập khẩu
Sau khi bạn nộp đơn xin nhập khẩu lên các cấp chính quyền nơi phụ trách công việc này thì thời hạn sau ba ngày kể từ ngày nhận đơn và hồ sơ đầy đủ thì cơ quan chính quyền các cấp sẽ phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Ngoài ra, trong thời gian 10 ngày tính từ khi nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan thẩm quyền quản lý nơi cư trú mà công dân chuyển hộ khẩu đến, công an quận/huyện và thị xã, thành phố nơi có người chuyển đi thì phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu đến cho công an cùng cấp để bên đấy họ có thể tiếp tục làm các thủ tục hành chính mới.
Như vậy có thể thấy, làm đơn xin nhập khẩu không quá khó khăn và vất vả, tuy nhiên bạn cũng cần tốn thời gian chuẩn bị và thời gian chờ đợi hồ sơ được xử lý và xét duyệt.
Trên đây là chia sẻ hữu ích và cung cấp đầy đủ thông tin của topcvai.com về chủ đề đơn xin nhập khẩu.
Tham gia bình luận ngay!