1. Đơn xin bãi nại là gì và thông tin quan trọng của đơn xin bãi nại
Trong giao tiếp hằng ngày hay trong tranh chấp pháp luật, người ta thường dùng nhiều cụm từ “bãi nại” hay “đơn xin bãi nại”, vậy bạn đã biết đơn xin bãi nại là gì?
Đơn xin bãi nại thực chất không phải là một thuật ngữ pháp lý cao siêu gì, đây là loại đơn của người bị hại hoặc đơn của người đại diện người bị hại (trong trường hợp người bị hại là người dưới 18 tuổi, hay người bị hại có khuyết điểm về tâm thần, thể chất hoặc người bị hại đã chết. Nội dung được đề cập đến trong đơn là rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án, dừng tiếp tục khởi kiện.
Có rất nhiều nguyên nhân mà người bị hại hoặc đại diện của người bị hại làm đơn xin bãi nại, theo nghiên cứu thì có một số nguyên nhân điển hình thường gặp như: trong trường hợp vụ án được điều tra minh bạch, làm rõ sẽ có ảnh hưởng không tốt đến danh dự, nhân phẩm, thiệt hại về lợi ích kinh tế của người bị hại hoặc của cả hai bên, hay trường hợp phổ biến khác đó là hai bên tranh chấp đã sắp xếp ổn thỏa và làm hòa với nhau.
2. Các quy định của pháp luật liên quan đến đơn xin bãi nại
Đơn bãi nại được hiểu cụ thể hơn là hành vi của người yêu cầu khởi tố vụ án hình sự xin làm đơn bãi nại, rút yêu cầu khởi tố. Khi nhận được đơn xin bãi nại của người bị hại hay người khởi tố thì vụ án phải được dừng lại, được đình chỉ, trừ trường hợp là tìm thấy chứng cứ xác minh người yêu cầu rút đơn khởi tố là bị ép buộc, cưỡng bức phải làm theo.
Trong trường hợp đấy, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay bên Tòa án sẽ vẫn tiếp tục tố tụng với vụ án hình sự.
Mặt khác, người bị hay hay người đại diện người bị hại một khi đã nộp đơn xin bãi nại và rút yêu cầu khởi tố thì không còn quyền khởi tố lại, trừ trường hợp người bị hại hay người đại diện bị ép buộc và cưỡng bức.
Như vậy, trước khi làm đơn xin bãi nại, người bị hại hoặc bên đại diện phải xác định rõ ràng các quy định của pháp luật cũng như việc nộp đơn xin bãi nại phải là hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc và cưỡng bức dẫn đến đình chỉ vụ án.
Thực tế, theo quy định của pháp luật, không phải vụ án hình sự nào cũng được đình chỉ ngay lập tức khi có đơn xin bãi nại của người làm đơn, chỉ trong những trường hợp sau đây quy định sẽ được áp dụng:
- Thứ nhất là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (theo điều 134)
- Thứ hai là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái bị kích động mạnh (Theo điều 135)
- Thứ ba là tội cố ý gây thương tích hoặc tội gây tổn hại đến sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn của việc tự phòng vệ chính đáng hay xét trong trường hợp là do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người có tội (Theo đổi 136)
- Thứ tư là tội vô ý gây thương tích hoặc vô ý gây tổn hại sức khỏe đến cho người khác (Theo điều 138)
- Thứ năm là tội vô ý gây thương tích hoặc vô ý gây tổn hại sức khỏe đến cho người khác do phạm vào quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm quy tắc hành chính (Theo điều 139)
- Thứ sáu là phạm tội hiếp dâm (Theo điều 141)
- Thứ bảy là phạm tội cưỡng dâm (Theo điều 143)
- Thứ tám là tội làm nhục người khác (Theo điều 155)
- Thứ chín là phạm tội vu khống người khác (Theo điều 156)
- Thứ mười là phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Theo điều 226)
Các quy định tố tục hay làm đơn xin bãi nại cần phải tuân theo quy định pháp lý của pháp luật, vì thế phải tìm hiểu thật kỹ các quy định, yêu cầu trước khi tiến hành viết đơn xin bãi nại.
3. Cách viết đơn xin bãi nại chính xác và nhanh nhất
Viết đơn xin bãi nại không khó tuy nhiên yêu cầu độ chính xác và chặt chẽ trong từng mục vì thế vieclam88.vn sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn viết đơn xin bãi nại chính xác nhất.
Cũng giống như bao loại đơn từ khác, đơn xin bãi nại gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc.
3.1. Phần mở đầu đơn xin bãi nại
Phần mở đầu đơn xin bãi nại sẽ bao gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian viết đơn xin bãi nại, tên đơn (được viết hoa to, căn giữa trang giấy).
Phần mở đầu của đơn còn bao gồm thông tin người nộp đơn và thông tin của người nhận đơn. Trong đó, thông tin người nhận đơn sẽ được gửi cho các cấp đơn vị từ thấp đến cao (ghi rõ đầy đủ quận/huyện, tỉnh/thành phố).
Đối với thông tin người gửi, cần ghi chi tiết về tên tuổi, năm sinh, quê quán. Đặc biệt phải viết thêm là đây là người đại diện cho người bị hại (nếu có) về vụ án tố tụng nào.
Các thông tin cần ghi rõ ràng rành mạch để người nhận đơn chấp nhận, tìm tài liệu thông tin vụ án và tiến hành đánh giá, xem xét.
3.2. Phần nội dung đơn xin bãi nại
Đối với phần nội dung đơn xin bãi nại, người viết phải đưa ra được bối cảnh sự việc xảy ra, kèm theo đó là lý do tại sao rút đơn xin kiện. Lý do rút đơn phải hợp tình hợp lý và cho bên đọc thấy được sự chính xác, chân thật.
Ngoài ra người làm đơn còn cần có lời cam kết đối với tình trạng sức khỏe tinh thần và vật chất của mình để đảm bảo việc viết đơn là dựa trên tinh thần tự nguyện, người làm đơn không bị bắt ép, cưỡng buộc.
Cuối cùng là cần cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật với những gì mà bản thân đưa ra và kết thúc phần nội dung.
Ví dụ về lý do:
“Chúng tôi đã đạt được thống nhất và thỏa thuận kịp thời với nhau về việc bồi thường thiệt hại tài sản có liên quan đến vụ án này. Anh Nguyễn Văn A sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã có thái độ khẩn khoản, ăn năn, hối cải và xin khắc phục mọi lỗi lầm đã gây ra cho gia đình chúng tôi đồng thời anh A cũng đã cam kết phấn đấu trở thành một công dân tốt, lương thiện và mẫu mực.
Gia đình chúng tôi nhận thấy hành vi và thái độ của anh A là chân thật và thành khẩn không nhất thiết phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đồng thời thiệt hại tài sản của gia đình tôi không lớn, vì thế không nhất thiết phải tiến hành xử lý vi phạm này.
Nay tôi làm đơn xin bãi nại để đề nghị các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành đình chỉ và tạm dừng điều tra, truy tố xét xử vụ án trên”.
3.3. Phần kết thúc đơn xin bãi nại
Khi kết thúc đơn xin bãi nại, cũng cần đưa ra lời đề nghị các cơ quan xem xét giúp đỡ cũng như bày tỏ sự cảm ơn đối với các cơ quan. Điều quan trọng bắt buộc phải có trong đơn xin bãi nại đó chính là chữ ký của người làm đơn.
4. Những lưu ý khi viết đơn xin bãi nại
Một số lưu ý khi viết đơn xin bãi nại mà bạn cần phải hiểu để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đầu tiên là phải tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến đơn xin bãi nại.
Thứ hai là đảm bảo nội dung trong đơn xác thực, có căn cứ xác minh hỗ trợ các cơ quan điều tra, kiểm định.
Thứ ba là hạn chế lỗi sai chính tả hay làm bẩn đơn xin.
Trên đây là một số thông tin chi tiết mà vieclam88.vn muốn chia sẻ đến các bạn độc giả về đơn xin bãi nại.
Tham gia bình luận ngay!