Đơn khiếu nại tranh chấp đất đai và những điều cần quan tâm

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-25 10:08:05

Trong đời sống xã hội hiện nay, việc tranh chấp đất đai đang là một vấn đề nóng được đặt ra. Khi các mâu thuẫn xảy ra và cần phải giải quyết bằng pháp luật thì một mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai là điều không thể thiếu. Bài viết ngay sau đây sẽ chỉ ra cho bạn làm thế nào để viết được một mẫu đơn đúng quy định và chính xác nhất.

1. Tìm hiểu chung về đơn khiếu nại tranh chấp đất đai

Trước hết ta có thể hiểu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai là một biểu mẫu hành chính được cơ quan Nhà nước ban hành. Các bên liên quan khi xảy ra tranh chấp về đất đai, cần sự can thiệp của cơ quan chính quyền, cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết thì cần sử dụng đến mẫu đơn này.

Tìm hiểu chung về đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
Tìm hiểu chung về đơn khiếu nại tranh chấp đất đai

Biểu mẫu này cũng được dùng để ghi chép lại các thông tin của người khiếu nại một cách chính xác và cụ thể nhất. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho cơ quan chức năng khi tiến hành giải quyết đơn.

Việc làm đơn khiếu nại cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời nhất là khi tài sản cũng như quyền lợi của bạn bị xâm phạm một cách trái pháp luật.

Một mẫu đơn được trình bày theo đúng quy định sẽ giúp bạn được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp một cách nhanh nhất, kịp thời nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết cách viết đơn và phân chia cấu trúc lá đơn một cách hợp lý, chính xác. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết một mẫu đơn khiếu nại tranh chấp tố cáo sao cho cụ thể và đúng quy định pháp luật nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chuẩn nhất 

2. Hướng dẫn viết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai

Để viết một mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai bạn cần thực hiện chính xác 5 điều cơ bản sau.

Hướng dẫn viết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
Hướng dẫn viết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai

2.1. Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 đã quy định rõ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của ủy ban nhân dân.

Sau khi các bên được hòa giải tại xã không thành, các bên có thể trình đơn lên 2 nơi sau để giải quyết tranh chấp đất đai:

- Thứ nhất, trình đơn lên Tòa án nhân dân nếu như có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ đã được quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

- Thứ hai, nếu như đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong hai giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 thì người làm đơn có thể trình đơn lên những cơ quan có thẩm quyền sau:

Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Đơn sẽ được trình lên cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết khi có tranh chấp xảy ra giữa các hộ gia đình, cá nhân, khu dân cư. Nếu như sau khi đã được giải quyết mà các bên vẫn chưa đồng ý với quyết định, các bên sẽ có quyền được khiếu nại và trình đơn lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, người khiếu nại cũng có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Việc khởi kiện phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về luật tố tụng hành chính.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp với một bên là cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn sẽ trình lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được giải quyết.

Sau khi đã được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết nhưng một trong hai bên không đồng ý với quyết định, các bên có thể tiếp tục gửi khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo đúng quy định về luật tố tụng hành chính.

2.2. Viết họ tên đầy đủ và địa chỉ người khiếu nại

Một mẫu đơn khiếu nại hoàn chỉnh không thể nào thiếu tên và địa chỉ nơi cư trú của người khiếu nại.

Viết họ tên đầy đủ và địa chỉ người khiếu nại
Viết họ tên đầy đủ và địa chỉ người khiếu nại

Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp những thông tin chi tiết của người liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai. Có như vậy mẫu đơn của bạn mới có thể được các cơ quan có thẩm quyền xử lý sao cho nhanh và kịp thời nhất.

2.3. Trình bày nội dung khiếu nại

Khi bạn đã ghi đầy đủ thông tin người khiếu nại, thì sẽ đến một phần vô cùng quan trọng tiếp theo chính là nội dung đơn khiếu nại.

Trong phần này bạn nên trình bày đủ các nội dung như: Lý do viết đơn; Mục đích viết đơn; Lời yêu cầu, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong phần trình bày nội dung bạn hãy tóm tắt một cách ngắn gọn và xúc tích nhất vụ việc dẫn đến tranh chấp đất đai. Trình bày sự việc theo tiến trình thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tránh trình bày lộn xộn gây hiểu lầm.

Tiếp theo cần nêu được các vấn đề mà hai bên liên quan đang xảy ra tranh chấp và khu vực tranh chấp.

Đối với yêu cầu về giải quyết tranh chấp, người khiếu nại có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ các thông tin về mảnh đất như ranh giới mảnh đất, chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất. Sau đó hãy nêu rõ những yêu cầu cụ thể bạn mong muốn được giải quyết để cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý đơn khiếu nại một cách hợp lý nhất.

Lưu ý các thông tin phải được ghi chi tiết, đầy đủ và rõ ràng nhất có thể để cơ quan thẩm quyền hiểu được tình trạng tranh chấp đất. Từ đó vấn đề của bạn mới có thể được giải quyết một cách nhanh chóng.

2.4. Chữ ký người làm đơn và xác nhận của chính quyền địa phương

Tại phần cuối của lá đơn đừng quên chữ ký, họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Chữ ký người làm đơn và xác nhận của chính quyền địa phương
Chữ ký người làm đơn và xác nhận của chính quyền địa phương

Có hai điều bạn cần lưu ý ở bước này đó là nếu người làm đơn là cá nhân thì cần phải có chữ ký, ghi rõ họ tên đầy đủ; Còn nếu người làm đơn là một cơ quan hay tổ chức phần cuối đơn phải có chữ ký của người đại diện. Trong đó người đại diện ghi rõ họ tên, chức vụ và đừng quên đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

2.5. Đính kèm các hồ sơ liên quan

Sau khi kết thúc đơn, còn một phần không thể thiếu đó là bạn nhớ đính kèm các các giấy tờ hoặc tài liệu liên quan. Các giấy tờ này có thể là sổ hộ khẩu, sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.

Ngoài ra nếu như có một vài tài liệu hay thông tin mà bạn xét thấy có liên quan và cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp thì cũng đừng quên cho vào. Những thông tin nhỏ này đôi khi sẽ là các thông tin nhằm làm cho cho công tác điều tra thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Xem thêm: [Tải về ngay] mẫu Hợp đồng môi giới nhà đất chuẩn nhất!

3. Những lưu ý khi viết đơn

Bên cạnh những thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho nội dung đơn khiếu nại, người làm đơn cũng cần lưu ý đến những điểm vieclam88.vn đưa ra sau:

Những lưu ý khi viết đơn
Những lưu ý khi viết đơn

- Thứ nhất, lưu ý trình bày quốc hiệu, tiêu ngữ theo đúng quy định. Bởi vì là biểu mẫu hành chính nên các vấn đề về mặt hình thức trình bày không thể bị xem nhẹ.

- Thứ hai, cần nộp đơn đúng với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Mỗi cơ quan lại có thẩm quyền giải quyết một loại quyết định hành chính khác nhau. Nếu như việc khiếu nại trải qua hai lần thì hai lần đó mỗi lần sẽ là một cấp cơ quan khác nhau.

Đó là lý do mà khi nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần lưu ý xem xét và nộp đúng cơ quan, tránh việc nộp không đúng nơi khiến cho đơn không được giải quyết, bị trả về và mất thời gian của các bên.

- Thứ ba, một trong những yêu cầu nghiêm ngặt khi viết đơn đó là tuyệt đối không khai man. Những thông tin được viết trong đơn khiếu nại phải trung thực và chính xác.

Mẫu đơn gửi lên các cơ quan điều tra có thẩm quyền, chỉ khi những thông tin trong đơn khiếu nại chính xác mới có thể phục vụ cho việc điều tra tốt nhất, giúp quá trình điều tra diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Bên cạnh đó, từ ngữ được sử dụng trong đơn phải mạch lạc, rõ ràng, không mang các yếu tố cảm xúc.

- Thứ tư, trước khi viết đơn nên tham khảo nội dung của bộ luật đất đai mới nhất. Việc làm này nhằm tìm hiểu các điều khoản đã được quy định liên quan đến trường hợp tranh chấp của mình.

Việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều cho người làm đơn. Vì các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai đã được chỉ rất rõ trong bộ luật. Bên cạnh đó nó còn cung cấp cho chủ sở hữu đất biết chi tiết các quyền lợi hợp pháp của mình.

Bài viết bên trên là hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu để có thể viết được mẫu đơn tốt nhất theo đúng quy định pháp luật.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: