Đối tượng bảo hiểm là gì? Có mấy nhóm đối tượng bảo hiểm?

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-05-25 13:57:53

Bảo hiểm được phân chia thành nhiều loại được sử dụng cho nhiều đối tượng với các mục đích khác nhau. Trước khi tham gia vào thị trường bảo hiểm; dù là người sử dụng bảo hiểm hay là bên cung cấp bảo hiểm, bạn cũng cần nắm rõ đối tượng bảo hiểm là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây về đối tượng bảo hiểm là gì? Có mấy nhóm đối tượng bảo hiểm?

 

1. Khái niệm bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm là gì?

Khái niệm bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm là gì?
Khái niệm bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm được biết đến là một sự cam kết, bồi thường của tổ chức bảo hiểm đối với các cá nhân tham gia bảo hiểm về các thiệt hại, mất mát do một rủi ro đã thỏa thuận xảy ra; người tham gia bảo hiểm phải đóng các khoản phí bảo hiểm để bảo vệ cho cá nhân tham gia bảo hiểm.

Đối tượng bảo hiểm chính là những cá nhân tham gia bảo hiểm, chịu trách nhiệm trực tiếp của các rủi ro. Các cá nhân này sẽ nhận được những bồi thường phù hợp dựa trên những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm đã ký. Tùy vào các đối tượng khác nhau, sẽ có các gói bảo hiểm khác nhau; phục vụ đầy đủ nhu cầu về sử dụng bảo hiểm của mỗi cá nhân.

Khoản bồi thường được lấy ra từ quỹ - tiền đóng phí bảo hiểm của tất cả cá nhân tham gia bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy rằng, thực chất, bảo hiểm chính là việc phân chia tổn thất của một người hay một số người cho tất cả các cá nhân hay tổ chức tham gia bao hiểm.

Khái niệm bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm là gì?
Khái niệm bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm là gì?

Vì vậy, để tiến hành một nghiệp vụ bảo hiểm, yêu cầu phải có nhiều cá nhân, tổ chức tham gia; bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc số đông; tức là càng nhiều cá nhân tham gia, xác suất rủi ro đối với mỗi người sẽ càng giảm và giá trị lãi bảo hiểm càng cao.

Với hình thức dùng số đông bù cho số ít, giúp đỡ các cá nhân hay tổ chức khi họ gặp rủi ro, chia sẻ các gánh nặng tài chính; thiết lập nên các quỹ đầu tư, nâng cao hiệu quả phát triển nền kinh tế; tiết kiệm nguồn chi cho ngân sách nhà nước.

Ngày nay, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều loại hình và đối tượng tham gia khác nhau. Tuy nhiên, bảo hiểm hoạt động dựa trên các nguyên tắc chung như: nguyên tắc bồi thường; nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn; nguyên tắc trung thực tuyệt đối; nguyên tắc thế quyền;…

Tại Việt Nam, hiện nay đang có hai loại bảo hiểm phổ biến nhất là bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm y tế) và bảo hiểm không bắt buộc (bảo hiểm tự nguyện).

2. Đối tượng bảo hiểm được chia thành mấy nhóm?

Đối tượng bảo hiểm được chia thành mấy nhóm?
Đối tượng bảo hiểm được chia thành mấy nhóm?

Đối tượng bảo hiểm được phân loại thành ba nhóm chính bao gồm: con người, tài sản và các lợi ích đi kèm, trách nhiệm dân sự:

  • Đối tượng bảo hiểm về con người bao gồm: sức khỏe, tính mạng, tuổi thọ,… ​Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bao hiểm cho các đối tượng:

- Bản thân người mua bảo hiểm

- Vợ, chồng, bố, mẹ, con cái của người mua bảo hiểm

- Anh, chị em ruột, người có mối quan hệ cấp dưỡng với người mua bảo hiểm

- Người  nếu người mua bảo hiểm được quyền lợi có thể được bảo hiểm

  • Đối với bảo hiểm về tài sản và các lợi ích đi kèm có liên quan sẽ bao gồm tất cả các quyền về tài sản, các loại tài sản như: tiền, các loại giấy tờ có giá trị quy đổi thành tiền, được quy định cụ thể trong các điều khoản của hợp đồng.
  • Đối với bảo hiểm về trách nhiệm dân sự: xử lý và giải quyết các vấn đề về dân sự của các cá nhân tham gia bảo hiểm với một bên liên quan, dựa trên các quy định về pháp luật hiện hành. Các loại bảo hiểm dân sự phổ biến, bạn dễ dàng bắt gặp ngoài thực tế hay trên các bộ phim như: Bảo hiểm xe, bảo hiểm đối với hành khách trên xe, bảo hiểm của chủ xe với hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm của doanh nghiệp đối với bên thứ 3, bảo hiểm của chủ sử dụng lao động, bảo hiểm nghề nghiệp,…
Đối tượng bảo hiểm được chia thành mấy nhóm?
Đối tượng bảo hiểm được chia thành mấy nhóm?

​Một người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi 

  • Trường hợp có thiệt hại xảy ra: xác định có thiệt hại nào xảy ra hay không và mức độ thiệt hại. Ví dụ thiệt hại về tài sản, hư hỏng, mất mát,... sẽ được bồi thường thành tiền

  • Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật: Các hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín, tính mạng, quyền lợi của chủ thể khác không phù hợp với quy định của pháp luật.

  • Lưu ý trường hợp phòng vệ chính đáng, xảy ra thiệt hại do sự cố bất ngờ hay các tình thế cấp thiết gây thiệt hại cho người khác nhưng phù hợp với quy định pháp luật đều không phải bồi thường. ​

Xem thêm: Danh sách việc làm bảo hiểm

3. Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm

Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm
Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm

Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu về bảo hiểm, bạn có thể tham khảo một số thuật ngữ thông dụng được dùng trong lĩnh vực bảo hiểm như sau:

- Hợp đồng bảo hiểm được biết đến là một bản thỏa thuận về các điều khoản và cam kết giữa các tổ chức cung cấp bảo hiểm với các cá nhân tham gia bảo hiểm. Từ đó, bên tham gia bảo hiểm sẽ phải chi trả các khoản phí bảo hiểm hàng tháng và tổng số tiền phải đóng; bên cung cấp bảo hiểm sẽ phải hoàn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho các cá nhân tham gia khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm.

- Sự kiện bảo hiểm chính là các sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật nhà nước quy định; khi các sự kiện đó xảy ra, doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm phải trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người tham gia bảo hiểm.

Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm
Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm là những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ, gói bảo hiểm theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, thực hiện tốt các thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đại lý bảo hiểm là các cá nhân hay tổ chức được các doanh nghiệp, tập đoàn ủy quyền dựa trên cơ sở của hợp đồng đại lý bảo hiểm. Các đại lý bảo hiểm phải hoạt động dựa trên các nguyên tắc và chủ trương cốt lõi của doanh nghiệp; tuân thủ đầy đủ các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các luật định khác có liên quan.

Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm
Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm

- Bồi thường bảo hiểm là trường hợp bên tham gia bảo hiểm gặp các vấn đề rủi ro, khi đó tổ chức bảo hiểm sẽ phải thực hiện việc đền bù toàn bộ hoặc một phần thiệt hại cho bên tham gia bảo hiểm, dựa theo thỏa thuận của hợp đồng.

- Thời hạn hợp đồng là thời gian xác định quyền và nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận của hai bên tham gia, đã được ký kết trong hợp đồng. Thời gian này được tính bắt đầu từ khi hợp đồng được ký kết đến khi hết thời hạn hay có những căn cứ dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng.

- Số tiền bảo hiểm là số tiền cá nhân tham gia bảo hiểm phải đóng, nó được doanh nghiệp chấp nhận và được ghi một cách công khai, đầy đủ trên hợp đồng; khẳng định về số tiền cá nhân phải đóng và các quyền lợi đi kèm. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có số tiền bảo hiểm khác nhau, tùy vào các thỏa thuận và điều khoản trên hợp đồng.

Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm
Một số thuật ngữ trong ngành bảo hiểm

Trên đây là bài viết về đối tượng bảo hiểm là gì? Có mấy nhóm đối tượng bảo hiểm? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn các thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về bảo hiểm.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: