Digital Content là gì? Mách bạn mô hình Digital Content phổ biến nhất!

Icon Author Hương Chi

Ngày đăng: 2021-12-02 13:36:30

Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Internet trở thành cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Marketing nói chung hay Digital Content nói riêng chính là yếu tố giúp chiếc cầu ấy thêm vững chắc, bền chặt. Vậy bạn đã hiểu rõ được khái niệm Digital Content là gì và nắm bắt được một số mô hình content phổ biến nhất hiện nay hay chưa, cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Digital Content là gì?

Digital Content, hay còn có cách gọi khác là thông tin số, ý chỉ tất cả những nội dung, dữ liệu ở dạng số hóa.

Digital Content là gì?
Digital Content là gì?

Có thể lưu giữ những thông tin số này trên kỹ thuật số hoặc ở một số những công cụ định dạng khác nữa. Digital Content tồn tại ở nhiều hình thức, trong đó bao gồm tất cả những thông tin được phát trên kỹ thuật số, hoặc trong các tệp tại máy tính. Ở bất kì đâu, bạn cũng có thể nhìn thấy Digital Content, nó không chỉ là văn bản mà cả âm thanh, hình ảnh, đồ họa hay các video,... cũng chính là những thông tin số.

2. Vai trò của Digital Content trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại Internet phát triển như hiện nay, việc xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả được cho là cần thiết. Chiến lược truyền thông ấy hiệu quả hay không phụ thuộc khá lớn vào Content Digital Marketing. Một Digital Content chứa những thông tin sáng tạo và hữu ích sẽ có nhiệm vụ thu hút và giữ chân khách hàng ở lại. Chính những thông tin ấy sẽ tiếp xúc đến khách hàng, ảnh hưởng đến hành vi mua hàng và kích thích họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến những khách hàng mới, biến họ trở thành những khách hàng tiềm năng. Hơn thế nữa, việc thường xuyên cập nhật những xu hướng mới nhất khiến cho những thông tin số của bạn trở nên độc đáo và gây thiện cảm, ấn tượng với người dùng.

Digital Content có vai trò gì?
Digital Content có vai trò gì?

Chính vì những lợi ích tuyệt vời đó, mỗi công ty, doanh nghiệp ngày nay đang ngày càng nỗ lực để có thể tạo ra được những chiến lược truyền thông marketing hiệu quả, nỗ lực mang đến những ấn tượng về thương hiệu trong mắt người tiêu dùng thông qua việc tạo ra những Digital Content mong muốn đạt hiệu quả tốt nhất.

Vậy bạn có thắc mắc rằng Digital Content có thể tồn tại dưới dạng mô hình gì không? Dưới đây sẽ là những mô hình Digital Content phổ biến nhất thường được sử dụng.

3. Một số mô hình Digital Content phổ biến bạn nên biết

3.1. Relation (mô hình quan hệ)

Đúng như tên gọi, mô hình Relation là mô hình giúp doanh nghiệp xây dựng được những mối quan hệ trên Internet, đặc biệt là qua các trang mạng xã hội. Một số những trang mạng xã hội phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay không thể không kể đến Facebook, Zalo, Instagram, Switter,...

3.2. Communication (giao tiếp)

Mô hình Communication trong Digital Marketing
Mô hình Communication trong Digital Content

Mô hình này giúp tổ chức và khách hàng tương tác trực tiếp bằng cách nhắn tin, trò chuyện trực tuyến ngay trên mạng xã hội. Việc giao tiếp này có thể được thực hiện bằng 2 cách:

- Nhắn tin, hội thoại trao đổi thông qua tin nhắn, SMS, chat trực tiếp trên Facebook,, Zalo,...

- Phát sóng trực tiếp (livestream) trên các nền tảng, trao đổi, tư vấn trực tiếp với khách hàng.

3.3. Community (xây dựng cộng đồng)

Mô hình này cho phép tạo ra một cộng đồng chung trên Internet, nhằm gắn kết tổ chức với khách hàng của mình. Một cộng đồng chung có nhiệm vụ kết nối và lan tỏa hình ảnh thương hiệu một cách mạnh mẽ. Cộng đồng này không chỉ ở website của tổ chức, mà còn cần được phát triển cả ở bên ngoài, trên các blog, diễn đàn, group,...

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức luôn cố gắng tạo ra một môi trường thoải mái, tự do nhất cho các “thượng đế” của họ, để họ được tự do bày tỏ những quan điểm, góp ý để xây dựng cộng đồng cũng như cải thiện sản phẩm, dịch vụ.

3.4. News (tin tức)

News là mô hình mà tin tức được biên tập sẵn
News là mô hình mà tin tức được biên tập sẵn 

Là những tin tức đã được biên tập sẵn dựa trên nhu cầu tìm kiếm, giải đáp thắc mắc của mọi người (Editorial Content). Người đọc hiện nay có xu hướng cập nhật tin tức hàng ngày qua mạng Internet, khiến những hình thức cung cấp thông tin cũ như sách, báo,... trở nên dần ít phổ biến hơn. Chính vì xu hướng đó, người ta sẽ thường đẽ bị thu hút bởi những tin tức mới, chính xác và được cập nhật liên tục.

3.5. Entertainment (giải trí)

Nếu bạn quá chán với những thông tin số dưới dạng văn bản, thì chắc hẳn Digital Content dưới dạng hình ảnh, âm thanh sẽ thu hút bạn và dễ dàng gây ấn tượng với bạn hơn cả. Những thông tin này được xuất hiện dưới dạng các trò chơi online, các diễn đàn nghe nhạc (Zing MP3, nhaccuatui,...), các video (Youtube, Facebook Watch,...), dạng hình ảnh (Pinterest, Unsplash, Pexel,..), Ebook, sách báo điện tử,...

3.6. Niche Content (nội dung ngách, nội dung độc)

Đây chính là nơi tác nghiệp chính của những Content Marketing, nơi mà content được sáng tạo để trở nên độc lạ, hấp dẫn. Hiện nay, có quá nhiều thông tin trên mạng Internet, khiến độc giả bị “ngộ độc” với những content máy móc, mang tính quảng cáo, PR. Mỗi content chỉ có 10 giây để có thể gây ấn tượng với người đọc, khiến họ không bỏ qua bài viết. Chính vì thế, doanh nghiệp cần sáng tạo những nội dung mang tính độc quyền, ấn tượng để tạo ra những nội dung có thành quả tốt nhất.

3.7. Business Tool (công cụ hỗ trợ)

Công cụ hỗ trợ Digital Content
Công cụ hỗ trợ Digital Content

Những công cụ như Google, Facebook,Instagram, Slideshare,... sẽ là những công cụ thích hợp để hỗ trợ công ty, tổ chức về mảng Marketing, Management, Docs, Driver,...

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà các công ty muốn truyền tải mà sẽ có những công cụ hỗ trợ công ty khác nhau, giúp phát triển hơn Digital Content.

Ngoài những mô hình Digital Content phổ biến trên, một số mô hình khác có thể kể đến như: Personal Media, Information, System/Application, Local/Positioning,...

4. Những lầm tưởng sai lầm về Digital Content

Nhiều người cho rằng việc cứ chăm chăm dẫn càng nhiều link về wbsite thì thông tin số càng có giá trị. Thực chất, việc đánh giá một Content còn liên quan đến chất lượng của đường dẫn, thứ hạng site, nguồn trích dẫn, nhãn hiệu,...

5 mục đích của Content Marketing không phải chỉ là dẫn link, mà là:

- Tăng nhận diện nhãn hiệu.

- Tạo ra và duy trì những khách hàng trung thành.

- Thu hút khách hàng.

- Cung cấp thông tin.

- Tuyển dụng.

4.2. Nội dung tốt là nội dung dài

Sai lầm về Digital Content
Sai lầm về Digital Content

Một nội dung hay là một nội dung mang đến được giá trị cho khách hàng chứ không phải là nội dung dài miên man, nhưng ý chính, cái cần biểu đạt thì lại không nhắc đến. Chất lượng cần đi đôi với số lượng, để người đọc hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt.

Để Digital Content hay, bạn cần:

- Tránh viết lan man, dài dòng mà không làm nổi bật được nội dung, giá trị của bài.

- Luôn luôn thay đổi để tránh nhàm chán, tạo sự khác biệt cho bài viết.

- Chọn lọc nội dung có ích cho người đọc, làm nổi bật nội dung có giá trị.

4.3. Chỉ cần tạo ra nội dung, nội dung sẽ tự tìm đến người đọc

Giống như một cửa hàng mới khai trương, bạn nghĩ khách hàng sẽ tự tìm đến ủng hộ ư? Để có khách hàng, cửa hàng đó cần phải quảng bá, thu hút, gây ấn tượng thì khách hàng mới biết và tìm đến. Digital Content cũng vậy. Hãy quảng bá cho bài viết của mình tới đông đảo người đọc nhất có thể nếu bạn không muốn một nọi dung chẳng ai biết đến hoặc bị chìm dưới đáy trong một rừng những nội dung khác.

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn Digital Content là gì và những mô hình Digital Content phổ biến trong thời đại số hiện nay. Việc tận dụng và phát triển những thông tin số trên Internet sẽ góp phần đưa tổ chức đến gần hơn với khách hàng và là một trong những biện pháp hàng đầu trong việc quảng bá, phát triển doanh nghiệp ở thời đại công nghệ 4.0.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: