Developer là gì? Cơ hội nào cho lập trình viên chuyên nghiệp?

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2020-03-02 19:21:37

Trong kỷ nguyên số và sự bành trướng của nền thương mại điện tử toàn cầu lẫn những lợi từ nhiều mặt của nó khó để để doanh nghiệp nào có thể khước từ sự hỗ trợ giúp đỡ của các phần mềm. Quan trọng hơn, phần mềm trở thành con đường bắt buộc - “cần câu cơm” cho tất cả các doanh nghiệp, công ty trót ứng dụng công nghệ vào sản xuất, bởi lẽ các phần mềm chính là công cụ giao tiếp, truyền tải thông điệp của họ đến với khách hàng tiềm năng. Ngành công nghệ sản xuất ra phần mềm hay ứng dụng thần thánh đó không ai khác chính là các Developer - vị trí việc làm IT sở hữu mức thù lao hấp dẫn bậc nhất. Vậy bạn hiểu Developer là gì? Developer đảm nhiệm những vị trí gì? Và Cơ hội cụ thể của Developer hiện nay cho những tín đồ mê công nghệ như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau của vieclam88.vn nhé.

Tìm Việc Làm Lập Trình Viên

1. Developer là gì? 

Bạn đã thực sự hiểu Developer là gì chưa?
Bạn đã thực sự hiểu Developer là gì chưa? 

Developer là gì không còn là thuật ngữ xa lạ với dân ngành, trót gửi đam mê với Công nghệ thông tin, đồng thời là vị trí mơ nước nào cho bất kỳ một ai quyết tâm bước vào sự nghiệp coder chuyên nghiệp. Theo Cambridge Dictionary , thuật ngữ Developer được hiểu là “a person or company that new Products, especially computer products such as software”. Thực ra theo cách hiểu nguyên thủy, Developer là được hiểu là những nhà phát triển ra một sản phẩm mới. Tuy nhiên, công nghệ thông tin nắm vai trò thống trị, Developer hầu như trở thành mảnh đất màu mỡ được khai thác chủ yếu dưới góc nhìn của việc làm IT, cụ thể là nhà sản xuất của hệ thống các phần mềm hay các chương trình. 

 Developer thực chất là danh xưng của một vị trí quan trọng nhất trong biển việc làm IT - nhà phát triển phần mềm hay lập trình viên hoặc kỹ sư phần mềm. Developer là những người am hiểu ngôn ngữ lập trình để xây dựng, viết ra các chương trình máy tính mà hiện nay chúng ta vẫn trải nghiệm bằng máy tính khi ghé thăm những website hay đọc app trên điện thoại theo nhu cầu của cá nhân hay nhà sản xuất.Nếu ví công nghệ thông tin và Internet là một bản nhạc hoàn hảo được thì Developer sẽ được vị với vai trò “nhạc trưởng” - người “làm xiếc” với những đoạn mã lập trình để thu về kết quả là một phần mềm hội tụ đầy đủ tính năng để làm hài lòng khách hàng. 

Developer là gì
Developer là gì không còn là thuật ngữ xa lạ với dân ngành, trót gửi đam mê với Công nghệ thông tin, đồng thời là vị trí mơ nước nào cho bất kỳ một ai quyết tâm bước vào sự nghiệp coder chuyên nghiệp

Không phải ngẫu nhiên, khi Developer là từ khóa luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt, không phải chức danh là những chuyên gia trong lĩnh vực lập trình máy tính mà là lựa chọn nghề có chế độ đãi độ đãi ngộ cực tốt, những bộ não của nhân loại - mà kỹ năng, nghề nghiệp của phần nhiều tỷ phú đang nắm trong tay tài sản trên hành tinh này. Các bạn vẫn thấy nhiều người nhắc đến Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Team Cook, với danh xưng là những tỉ phú, là những ông chủ của cả tập đoàn công nghệ lớn, thế nhưng... bỏ qua, mác dán bề ngoài đó..,.họ là những lực lượng đại diện cho quyền năng của Developer trong thế giới của chúng ta.

Những người đang sử dụng ngôn ngữ máy như C, C++, PHP, PYthon, Visual Basic... để xây dựng ra một nền văn minh công nghệ được khơi nguồn sau cú hích ra đời của Internet. Facebook, ứng dụng mạng xã hội thu hút khoảng 3,3 tỷ người sử dụng hay Microsoft hay áng game Flappy Bird từng đưa Chàng thanh niên Bách Khoa Nguyễn Hà Đông lên tầm cao mới vào những năm 2012- 2013 ấy chính là sản phẩm trực tiếp của những Developer chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ vài ba ví dụ, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng, Developer thực chất chỉ là một tên gọi chung. Trên thực tế, có nhiều Developer. Mỗi phân loại Developer lại tương ứng với một lĩnh vực công nghệ khác nhau và thu hút một lực lượng tài năng nhất định để đóng góp vào sự lên ngôi của ngành kinh tế điển tử và trải nghiệm của người dùng trong môi trường trực tuyến. Vậy Developer phải làm những công việc vụ thể nào và cơ hội cụ thể của nghề ra sao hiện nay?|

Xem thêm: Việc làm lập trình việc C#

2. Developer làm những công việc gì?

Developer làm những công việc gì?
Developer làm những công việc gì?

Hẳn rằng, khi chúng ta đi phân tích khái niệm Developer và hiểu chúng theo cách sơ khai,đây chỉ là một dạng công việc của một người đi tạo ra chương trình mới và bạn mặc định, Developer chỉ bao gồm công việc luân hồi là lập trình, khởi tạo các chương trình máy tính. Thực ra, nếu công việc này có thể ngốn nhiều thời gian trong quỹ của những Developer nhưng tuyệt nhiên không phải là công việc duy nhất.

Còn có một tên khác là software Engineering, Developer là người sẽ đảm nhiệm các phần việc khác nhau từ khâu lên ý tưởng thiết kế cho phần mềm của mình gọi là các Framework sau đó tiến hành xây dựng ứng dụng trên ý tưởng có sẵn tích hợp với việc xây dựng hệ thống chức năng cho ứng dụng sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. Đối với những ứng dụng cũ có tính năng thậm chí là giao diện có phần lạc hậu, Developer sẽ là người nâng cấp, sửa chữa để đảm bảo những ứng dụng này sẽ hoạt động nhịp động nhịp nhàng. Nhiều người vẫn quen khi nhắc tính thẩm mỹ của website hay tính dễ sử dụng của một ứng dụng trên điện thoại vẫn tiện lời để ca ngợi những web Designer, nhưng một phần việc của Developer cũng thể hiện điều đó.

Ranh giới của mỗi vị trí trong biển việc làm IT khá mờ nhạt, công với cả nhu cầu khát nhân lực hiện thời của doanh nghiệp, buộc những kỹ sư công nghệ như lập trình viên phải đa di năng, không dừng lại ở chức năng một coder thuần túy. Developer là người nghiên cứu để phát triển những công nghệ mới, liên kết với bộ phận thiết kế để đẩy giao diện và đẩy thông tin lên website. Họ đồng thời chịu trách nhiệm cho việc phát triển của website trong quá trình theo dõi và phản hồi từ phía người dùng sau khi trải nghiệm ứng dụng. 

Tham khảo: Tìm việc làm lập trình web

3. Cơ hội của Developer hiện nay như thế nào?

Công việc của lập trình viên khá đa dạng nhưng nhờ đó mà nó mở rộng cơ hội cánh cửa nghề nghiệp của vị trí này rộng hơn bất kì một ngành nào và nắm vị tri sống còn với doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng công nghệ máy tính. 

Hãy thử tưởng tượng một chút, một website của một doanh nghiệp thương mại điện tử bị chết lâm sàng trong khoảng 1 phút vì sự cố vì hacker tấn công. Nếu không phải dân ngành, bạn sẽ cảm thấy đơn giản giống như một trò đùa khi không được chơi game thêm 10 phút hay chưa thể cày xong bộ phim yêu thích. Song thực tế, nó tác động nặng nề vào nguồn thu của doanh nghiệp này thậm chí đặt ra nhiều giả thiết về sự tồn vong với những lý do: Bị bốc hơi vài triệu đô la trong tài khoản hay toàn bộ dữ liệu bảo mật có nguy cơ bị hacker đánh cắp bán lại cho đối thủ cạnh tranh. 

 Cơ hội của Developer hiện nay như thế nào?
Cơ hội của Developer hiện nay như thế nào?

Đối với một website thịnh hành sở hữu số lượng người dùng lên hàng tỉ người dùng như Facebook, để có thể duy trì được sử phát triển như hằng ngày bạn thường thấy hay thi thoảng cập nhật thêm những tính năng mới Dating ( hẹn hò) hay nút thả các cung bậc tình cảm cảm xúc ngoài nút “like” thuần túy như xưa, đó là một quá trình đánh đổi công sức, trí tuệ của hàng trăm nghìn Developer và “khoản tiền khủng” mà ông chủ Facebook rót vào. 

Vì chức năng, vai trò quan trọng đó mà Developer luôn được các tập chí hàng đầu thế giới, các chuyên gia công nghệ đề cao và xếp vào tốp những ngành sở hữu mức lương hậu hĩnh nhất ở bất kỳ một khu nào trên thế giới có nền kinh doanh đang ứng dụng công nghệ.

Theo Harvard Business Review, mức lương của các lập trình viên - các Developer chuyên nghiệp chỉ xếp sau người anh em khoa học dữ liệu: Data scientist và Data Analyst. Tại Việt Nam, theo thống kê của báo Dân Trí, tính đến năm 2022, Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ thiếu hút khoảng nửa triệu nhân lực cho việc làm công nghệ thông tin chủ yếu là Developer. Bên cạnh tình trạng các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm máy tính được săn đón ngay khi còn ngôi trên ghế nhà trường thì mức lương- thù lao mà các doanh nghiệp Việt hiện nay trả cho các lập trình viên chuyên cao hơn bất kỳ một ngành nào để đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế là vấn đề cực kỳ được quan tâm. Mức lương của lập trình viên được phân chia theo thứ bậc, cụ thể như sau:

+ Junior Developer: Đây là thuật ngữ dùng để diễn tả vị trí lập trình viên có dưới 3 năm kinh nghiệm, có hiểu biết tổng thể về cơ sở dữ liệu và viết được những ứng dụng đơn giản. Đây là cấp bậc có mức thù lao “bèo”nhất, dao động trong khoảng 500 - 1000 USD đang được tuyển dụng trên thị trường.

+ Leader developer:  Để vươn đến cấp Leader, bạn phải đảm bảo được số năm kinh nghiệm của mình tối thiểu khoảng 4 - 10 năm, bạn có kiến thức sâu hơn và có thể đảm nhiệm sản xuất các ứng dụng phức tạp hơn đồng thời là là trưởng bộ phận dìu dắt các Junior khẳng định tài năng. Mức lương cho vị trí này khoảng 1500 - 2000 USD.

+ Mid- level  Manager- quản lý cấp trung. Nếu có nghe bạn bè hay người thân của bạn kể về khả năng làm việc độc lập, hướng dẫn đội nhóm và có thể sa thải  nhân viên dưới quyền. Họ rất có thể là quản lý cấp trung đang sở hữu mức lương ấn tượng là từ 1500 - 2000 USD và nắm giữ chức vụ Product manager hay Project manager. 

+ Senior Leader: Đây được biết là vị trí cao nhất trong hệ thống cấp bậc lập trình viên đảm nhiệm với vị trí VP, CTP hoặc CEO với mức thù lao trên 200 USD/tháng.

Tại Mỹ, theo thống kê của Glassdoor, mức thu nhập cho Developer chuyên nghiệp, thành thạo hầu hết các ngôn ngữ lập trình bao gồm: C++, Python, Java..đang được trả với mức lương giao động từ 61.369 - 97,830 USD/năm. 

Xét trên mặt bằng chung các ngành trong xã hội hiện tại, Developer là ngành đáng được theo đuổi bởi các tin đồ mê công nghệ, không chỉ dừng lại ở mức lương cao mà còn nhiều cơ hội trải nghiệm công nghệ hơn bất kỳ một ngành nào. Địa điểm làm việc của các Developer cũng đa dạng và cực kỳ linh hoạt. 

Họ có thể ứng tuyển vị trí lập trình viên cho các công việc lập trình hệ thống, lập trình game, sản xuất các phần mềm thậm chí là thiết kế website cho các phòng kỹ thuật của các công ty ứng dụng công nghệ để phát triển kinh doanh hay lập trình chuyên nghiệp trong các công ty công nghệ đồng thời cũng dễ dàng tìm được vị trí Developer Freelancer để thoải mái sắp xếp thời gian. Tất cả đều có thể linh hoạt. Vậy để trở thành lập trình viên bạn cần những nhân tố gì?

Tìm hiểu thêm: Việc làm lập trình viên php

4. Những tố chất bắt buộc để bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp?

Những tố chất bắt buộc để bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp?
Những tố chất bắt buộc để bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp?

Trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, đầu quân cho một công ty công nghệ tàm tạm với mức lương trên dưới 1000 USD/tháng khi tuổi đời chưa đến 30, có thể là mơ ước của một bộ phận người trẻ hoặc là tin làm không ít những tín đồ công nghệ thỏa mãn. Nhưng bạn thấy đấy, không con đường nào trải đầy hoa hồng cả, đặc biệt, sự nghiệp có vẻ mở rộng song cũng khắc nghiệt hơn với các Developer nói riêng và những ai theo đuổi công nghệ nói chung. Theo các chuyên gia, tuổi đời của những lập trình viên so với các nghề khác là khá triể  rơi vào khoảng 35 - 40 tuổi. Để có thể gắn bó với nghề lâu dài và bước qua lời nguyền của tuổi tác, bạn cần đến một số phẩm chất sau tối quan trọng sau đây:

4.1. Đam mê công nghệ

Một sự thật là tài năng của con người có thể có hạn song công nghệ thì biến đổi không ngừng. Để có thể lập trình tốt và vượt qua được quy luật đào thải khốc liệt, bạn cần niềm đam mê để hun đúc thêm sinh khí, để không bị lạc hậu và quan trọng hơn là có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến hệ thống, thiết bị và khởi động ý tưởng về các ứng dụng mới hữu ích hơn với người  dùng. Công nghệ phải được tích lũy như món ăn tinh thần hằng ngày. 

4.2. Tính cẩn thận, tỷ mỉ

Cẩn thận tỷ mỉ là khía cạnh khác, bạn cần trau dồi, rèn luyện từ bây giờ nếu muốn theo đuổi nghiệp developer. Nếu có bạn hay người thân làm IT, bạn có thể nghĩ, anh bạn của mình cẩn thận không cần thiết. Thực ra, đó chỉ là một dạng bệnh nghề nghiệp mà tính cẩn thận, tỉ mỉ đã làm nên thương hiệu cho các coder/Developer. Bởi lẽ, chỉ cần sai một li là đi một dặm, một mã code bị lệch sẽ ép bạn phải tốn hàng giờ để dò lại, chỉnh sửa.

4.3. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm
Làm việc nhóm

Đây không phải là kỹ năng mềm dành riêng cho Developer,song là nhân tố quan trọng làm để giúp các Developer làm việc hiệu quả nhất. Đặc thù của các ngành công nghệ là làm việc theo nhóm, theo dự án. Do vậy, bạn cần thiết khả năng hợp tác, liên kết với các thành viên trong nhóm để chia sẻ chuyên môn, để hiểu được ý đồ của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, để làm việc nhóm hiệu quả, bắt buộc bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết trình trước đám đông. 

4.4. Khả năng chịu áp lực cao

Người ta có câu “tiền nào vải ấy”. Quy luật này cũng đúng với nghề Developer. Sự biến đổi không ngừng của công nghệ kỷ nguyên số là đại biểu cho nỗi ám ảnh nghề nghiệp của không ít người đi theo nghiệp IT, nhu cầu ngày càng cao của người dùng và trực tiếp đối mặt với nỗi sợ “tuổi thọ thấp” bên cạnh khả năng đào thải khốc liệt về tư duy, sáng tạo chính là nỗi áp lực đè nặng lên những Developer. Điều duy nhất cho bạn “sống sót” và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhất là trau dồi tâm lý thật ổn định, kỷ luật trong công việc, tích cực tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn để sống chung với áp lực thường xuyên của nghề.

Hi vọng những thông trên đây đi tìm câu trả lời cho Developer là gì của timviec365.copm.vn sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình tự chinh phục một vị trí việc làm hấp dẫn cho chính bản thân mình. Thân ái!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: