Cách làm đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế chuẩn chỉnh nhất

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2022-02-09 14:14:16

Nước ta ngày càng chú trọng việc xây dựng các nghiên cứu khoa học trong quá trình giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên. Nổi bật trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến các đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế - dạng đề tài đang chiếm ưu thế áp đảo nhất hiện nay. Việc hoàn thành một công trình nghiên cứu khoa học không phải điều dễ dàng tuy nhiên nếu biết cách khai thác, nắm bắt khung sườn thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục được. Trong bài viết này vieclam88.vn xin giới thiệu đến bạn những bước cần có và lưu ý cần thiết của một bài nghiên cứu khoa học kinh tế. Mời các bạn đón đọc!

1. Cách làm đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế 

Hiện nay có vô vàn đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế để mọi người thỏa sức lựa chọn, tuy nhiên để có thể hoàn thành tốt nghiên cứu khoa học thì chúng ta nên cân nhắc và chọn đề tài phù hợp với năng lực của bản thân. 

1.1. Lựa chọn đề tài 

1.1.1. Lên ý tưởng 

Bước đầu tiên trước khi đặt bút viết đó là chúng ta phải lên kế hoạch tìm tòi ý tưởng để lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế. 

Những bước thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế
Những bước thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế

Có 2 cách dễ dàng để bạn có thể tìm kiếm ý tưởng: 

- Thông qua sách vở, internet, chỉ dẫn của thầy cô hoặc những công trình nghiên cứu đã được thực hiện. 

- Thông qua sự tìm tòi, quan sát cá nhân. Ý tưởng không gò bó trong một khuôn mẫu cố định bắt bạn phải chọn lọc trong hàng trăm nghìn đề tài sẵn có, mà bạn hoàn toàn có thể tự tìm nhờ vào sự quan sát thực tiễn bằng chính những trải nghiệm và kinh nghiệm của bản thân. 

Đề tài lựa chọn cần phải có tính thực tiễn, cấp thiết, nếu có thể thì nên độc nhất và sáng tạo.

1.1.2. Định hướng nghiên cứu, đặt tên đề tài 

Để xác định hướng nghiên cứu còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cũng như những tác động khách quan. Ví dụ bạn không có nhiều thời gian để dành trọn tâm sức cho việc nghiên cứu thì không nên lựa chọn các đề tài có quy mô lớn hoặc các đề tài hiếm, ít thông tin tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn không bị áp lực đặc biệt tránh tình trạng “đem con bỏ chợ” hoặc làm qua loa không đảm bảo chất lượng cho bài nghiên cứu. 

Tên đề tài cần chọn lọc để đặt ngắn gọn, bao hàm ý nghĩa
Tên đề tài cần chọn lọc để đặt ngắn gọn, bao hàm ý nghĩa

Sau khi đã lên ý tưởng cũng như định hướng hoàn chỉnh, bạn hãy tiến hành đặt tên cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế của mình. Lưu ý rằng tên đề tài cần ngắn gọn nhưng súc tích, phải chú ý để phản ánh cô đọng những yếu tố liên quan đến mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 

1.1.3. Lập dàn ý

Dàn ý sơ khai của đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế bao gồm những thành phần sau: 

- Mục tiêu nghiên cứu 

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

- Phương pháp nghiên cứu 

- Các câu hỏi nghiên cứu 

- Các giả thuyết của đề tài nghiên cứu 

- Các luận điểm chính, luận cứ của đề tài 

- Danh mục tài liệu tham khảo 

1.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế nổi bật

Nghiên cứu khoa học vốn dĩ đã là một bài toán khó và lĩnh vực kinh tế tuy rộng lớn nhưng lại đòi hỏi sự hiểu biết cao bởi vậy để hoàn thành mục tiêu đề ra chắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ đối với tất cả mọi người. 

Một số đề tài mà bạn có thể tìm hiểu
Một số đề tài mà bạn có thể tìm hiểu 

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa tìm được đề tài nghiên cứu tâm đắc thì có thể tham khảo một số đề tài dưới đây: 

- Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái của các nền kinh tế mới nổi 

- Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế - vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta 

- Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế ở nước ta 

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo vùng lãnh thổ ở nước ta 

- Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản 

- Thông tin khoa học với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam 

- Phát triển thương mại trong kinh tế của 3 thành phố Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm miền Nam 

- Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế ở nước ta 

- Xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng cho các doanh nghiệp ở nước ta về hội nhập kinh tế quốc tế 

- Phân tích thực trạng và nghiên cứu những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 

- Tinh thần kinh doanh và tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn phát triển trong doanh nghiệp

2. Những yêu cầu của đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế

Để đề tài nghiên cứu được đánh giá cao thì bạn cần lưu ý một số yêu cầu sau: 

2.1. Tính khoa học của đề tài 

Bất cứ đề án, đề tài nghiên cứu khoa học nào cũng phải đảm bảo được tính chất quan trọng nhất đó là tính khoa học, nhất là trong lĩnh vực kinh tế thì yếu tố này càng cần được chú trọng nhiều hơn. Đề tài nghiên cứu cần được gắn trong khuôn khổ lý thuyết nhất định, đảm bảo có cơ sở lý luận rõ ràng. Khi đề tài có tính khoa học cao thì bạn mới có nền tảng để khai thác và thực hiện nghiên cứu. 

Bất cứ một bài nghiên cứu nào cũng cần phải nêu bật được tính khoa học
Bất cứ một bài nghiên cứu nào cũng cần phải nêu bật được tính khoa học 

2.2. Tính sáng tạo 

Tính sáng tạo không bắt buộc nhưng sẽ là cơ sở để khiến đề tài, dự án của bạn trở nên độc đáo, mới mẻ và nổi bật so với mọi người. Nếu bạn đủ năng lực, đủ sức khám phá và tìm tòi thì có thể chọn lựa những đề tài hoàn toàn mới lạ hoặc đề tài khó/ít người nghiên cứu để thu hút sự tò mò, tuy nhiên cần đảm bảo đề tài phải thuộc phạm vi lĩnh vực cho phép. Điều này sẽ khiến bài nghiên cứu của bạn được đánh giá cao hơn. 

Bạn nên vận dụng sự hiểu biết để làm cho bài nghiên cứu trở nên độc đáo, sáng tạo
Bạn nên vận dụng sự hiểu biết để làm cho bài nghiên cứu trở nên độc đáo, sáng tạo 

Nói như thế không có nghĩa là bạn nhất định phải “lao" vào những thứ mới mẻ để mạo hiểm và tự làm khó bản thân. Bạn hoàn toàn có thể chọn lựa những đề tài cũ, đề tài an toàn tuy nhiên sẽ tiếp cận và định hướng theo cách khác. Thay vì đi theo tư duy cũ thì bạn có thể chọn lựa những cơ sở lý thuyết mới hoặc phương pháp mới miễn là làm cho bài nghiên cứu có nhiều điểm sáng tạo phù hợp, không lặp lại những điều mà ai cũng biết. 

2.3. Tính khả thi 

Cũng như bao lĩnh vực khác, khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế thì một trong những điều thiết yếu mà bạn không thể bỏ qua đó chính là tính khả thi của đề tài. Nghĩa là đề tài bạn chọn có thể giúp bạn tiếp cận được nhiều lý luận cũng như nguồn số liệu liên quan ở sách vở, báo chí, internet thậm chí là các yếu tố khác như chi phí, người hướng dẫn làm nghiên cứu,...

Một số lưu ý khi hoàn thành nghiên cứu khoa học kinh tế
Một số lưu ý khi hoàn thành nghiên cứu khoa học kinh tế 

2.4. Tính thực tiễn 

Sau khi nghiên cứu và phân tích đề tài thì bạn sẽ có phần giải pháp để đưa ra lý thuyết mới hoặc hướng giải quyết nhất định cho vấn đề. Nếu những phương án nêu ra có tính áp dụng thực tiễn chắc chắn sẽ được đánh giá và chấm điểm cao hơn. 

Qua bài viết trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các bước làm cũng như những lưu ý thiết yếu trước khi bắt tay thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế. Hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều thông tin để áp dụng trong việc học và làm việc. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật nhanh và chính xác những kiến thức bổ ích. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: