Đặng Lê Nguyên Vũ: Sự nghiệp thành công và cuộc đời đầy sóng gió

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2020-12-30 08:48:31

Thời gian gần đây, cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được báo chí nhắc đến rất nhiều từ sau vụ ly hôn nghìn tỷ giữa “ông vua cà phê” và vợ. Vậy trước đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm gì để xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên và những khó khăn ông gặp phải trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ.

1. Tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Tên đầy đủ là Đặng Lê Nguyên Vũ, sinh ngày 10 tháng 02 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đến năm 1979 ông cùng gia đình chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Có thể nói đây là nơi ông bắt đầu tình yêu với hạt cà phê Việt Nam.

Năm 1992, ông nhập học tại khoa Y trường Đại học Tây Nguyên. Bằng những kiến thức được học trên trường và những am hiểu của bản thân về hạt cà phê, ông bắt đầu quá trình tìm hiểu và nghiên cứu lĩnh vực cà phê. Từ đó cho tới nay, ông không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và phát triển hương vị cà phê tuyệt hảo nhất.

Năm 1996, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng với ba người bạn cùng phòng trọ thành lập “Hàng cà phê Trung Nguyên”. Cũng vào năm đó ông cùng vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập hãng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê Việt Nam.

Ngày 20/08/1998, quán cà phê đầu tiên của công ty Trung Nguyên được mở tại 587 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cà phê Trung Nguyên có thể nói là một trong những doanh nghiệp Việt đầu tiên kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu và sau đó trên các con phố xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên.

Cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên
Cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên

Năm 2000 thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ ngày càng được nhiều người biết đến và cà phê Trung Nguyên mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội theo mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Năm 2001, công ty phát triển sang thị trường Nhật Bản với việc nhượng quyền thành công một cửa hàng.

Năm 2002, Trung Nguyên đã đánh dấu một bước ngoặt lớn khi nhượng quyền thành công tại Singapore, giúp cà phê Trung Nguyên tiến xa hơn trong việc chinh phục thị trường nước ngoài.

Năm 2003, tuy còn nắm giữ thị phần khiêm tốn trên thị trường cà phê Việt Nam sau những thương hiệu cà phê nổi tiếng như Nescafe, Vinacafe. Nhưng cà phê Trung Nguyên cũng dần khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường cùng với việc phát triển dòng sản phẩm mới cà phê hòa tan G7.

Sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên
Sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên

Năm 2005, Công ty Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương do vợ ông Vũ- bà Lê Hoàng Diệp Thảo - đứng tên quản lý.

Năm 2006, ông Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định thành lập hệ thống cửa hàng G7 Mart (một mô hình siêu thị kiểu mới) với mức đầu tư ban đầu lên đến 475 tỷ VNĐ, thế nhưng dự án này đã thất bại sau 5 năm triển khai. 

Năm 2008, công ty thành lập văn phòng đầu tiên tại Singapore

Năm 2011, ông Vũ quyết định chuyển hướng G7 Mart sang hướng cộng tác nhượng quyền với Ministop của Nhật Bản, và rồi dự án này cũng nhanh chóng thất bại sau 4 năm kinh doanh.

Năm 2012 có thể nói là năm thành công nhất của công ty khi Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất. Và trong năm đó ông Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê Việt” trên tạp chí uy tín nước ngoài.

Năm 2013, khi vẫn đang là CEO của Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định đi M'drăk để thiền định trong 49 ngày. Và kể từ đây ông bắt đầu có mâu thuẫn với vợ trong cuộc sống cũng như trong quyền quản lý công ty.

Năm 2015 ông Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức Phó tổng giám đốc của vợ (bà Lê Hoàng Diệp Thảo) tại Trung Nguyên.

Từ năm 2015 đến 2018 cuộc tranh giành quyền lực quản lý công ty giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ với vợ đã tốn không ít giấy mực của báo chí. 

Đến năm 2019, vụ ly hôn nghìn tỷ của “vua cà phê” và vợ vẫn thu hút sự chú ý của công chúng. Cuối cùng tòa án đã chấp nhận đơn ly hôn của hai ông bà và tòa tuyên ông Vũ được sở hữu 60% tài sản và bà Thảo (vợ ông Vũ) sở hữu 40%, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được nắm quyền điều hành công ty và có nghĩa vụ trả cho bà Thảo số tiền tương ứng với giá trị cổ phiếu bà đang nắm giữ.

Xem thêm: Bạn muốn tìm việc làm quản lý điều hành nhanh? Hãy click để tham khảo ngay những thông tin tuyển dụng mới nhấ trên vieclam88.vn

Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ
Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ

2. Con đường đi đến thành công của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân Việt Nam, ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng, trải qua nhiều thăng trầm, thất bại trong kinh doanh giờ đây ông đã trở thành chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên.

Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”. Những điều giúp ông Đặng Lê Nguyên Vũ thành công xây dựng Tập đoàn Trung Nguyên:

2.1. Niềm tin và sự đam mê 

Con đường đi đến thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ gặp vô vàn khó khăn, ông khởi nghiệp khi chỉ có một chiếc xe đạp cũ rích rong ruổi bán cà phê trên những con phố. Lúc đó khi nói về ý tưởng kinh doanh của mình ông đã bị rất nhiều người chê cười. 

Nhưng chính nhờ vào đam mê và niềm tin của mình, ông đã tạo ra một công thức cà phê riêng của Trung Nguyên và thành công trong việc xây dựng cà phê mang thương hiệu Việt.

Đặng Lê Nguyên Vũ từng viết “Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta nhất định làm được”. 

Đặng Lê Nguyên Vũ viết:"Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta nhất định làm được"
Đặng Lê Nguyên Vũ viết:"Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta nhất định làm được"

Với niềm tin rằng người khác có thể thành công thì ta cũng có thể đã giúp đem lại động lực cho ông vượt qua những khó khăn, biến động của thị trường và bỏ qua những lời ngoài tai của mọi người xung quanh.

Bên cạnh niềm tin, ông có niềm đam mê và sự am hiểu chuyên sâu về cà phê. Điều đó đã giúp ông nghiên cứu và sáng tạo ra cà phê Trung Nguyên hương vị độc nhất. Sản phẩm cà phê hòa tan G7 đang dần thay đổi thói quen thưởng thức cà phê của người Việt, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng uống cà phê vào buổi sáng, trưa, chiều, tối.

2.2. Quyết tâm và không từ bỏ

Đây là yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công của Trung Nghiệp. Dù gặp bất kỳ khó khăn nào, dù nhiều lần kinh doanh thất bại thì ông vẫn không từ bỏ ý tưởng kinh doanh, quyết tâm đi đến cùng.

Nếu khi bắt đầu khởi nghiệp gặp khó khăn mà dễ dàng từ bỏ thì sẽ không bao giờ đi tới cái đích cuối cùng của sự thành công. Ông Vũ cho rằng “chỉ có cống hiến hết mình mới mang lại thành công” vì vậy ông đã không từ bỏ con đường mình đã chọn. Ngay cả khi lúc mới lập nghiệp ông chỉ có một chiếc xe đạp cùng ông đi mọi ngóc ngách thành phố để rao bán cà phê ông cũng không từ bỏ.

Các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường của Trung Nguyên
Các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường của Trung Nguyên

Theo ông Vũ điều trước hết cần làm là xây dựng cho mình một “hoài bão lớn” để bản thân có thể chinh phục và cần một “tinh thần chiến binh” để đương đầu với nghịch cảnh, với những khó khăn, gian truân. Không quan trọng bạn là ai, xuất thân từ đâu, làm gì,... chỉ cần bạn có đam mê và khát khao thì bạn sẽ thành công.

“Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách” chính là triết lý kinh doanh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

2.3. Sự khác biệt tạo nên thành công

Đặng Lê Nguyên Vũ đặt ra mục tiêu cho Trung Nguyên là “Đặc biệt, khác biệt và duy nhất”. Ra đời khi trên thị trường đã có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng, ông Vũ biết rõ mình cần tìm lối đi riêng cho Trung Nguyên để có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, ông không ngừng nghiên cứu và phát triển hương vị cà phê hợp khẩu vị với người tiêu dùng nhất.

Trung Nguyên không chỉ khác biệt trong sản phẩm mà còn khác biệt trong cách tiếp thị.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn tin rằng khác biệt để dẫn đầu và thành công của Trung Nguyên chính là minh chứng rõ nét nhất cho quan niệm đó.

2.4. Xây dựng thương hiệu Việt cả trong nước và quốc tế

Với xuất phát điểm từ con số 0 là không tên tuổi, không nguồn lực tài chính, không kinh nghiệm, không đội ngũ kinh doanh,... Trung Nguyên giờ đây tự hào là thương hiệu cà phê Việt Nam được ưa thích ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc),...

Đặng Lê Nguyên Vũ xây dựng thương hiệu cà phê trung Nguyên gắn liền với sự tự hào dân tộc
Đặng Lê Nguyên Vũ xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên gắn liền với sự tự hào dân tộc

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên gắn liền với sự tự hào dân tộc. Trung Nguyên luôn thể hiện tinh thần “sản phẩm tinh túy của đất Viết” bằng cách xây dựng hình ảnh từ bao bì cho tới trang trí quán cà phê cũng mang đậm phong cách Việt.

Logo thiết kế thương hiệu là hình mũi tên được cách điệu từ hình ảnh nhà Rông Tây Nguyên, mảnh đất tạo nên thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Với Slogan “Khơi nguồn sáng tạo Việt Nam”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ mong muốn khơi dậy khát vọng trong mỗi người dân Việt Nam.

2.5. Có trách nhiệm với xã hội và đào tạo nhân tài

Từ trước tới nay cha ông ta luôn dạy ta phải biết dựng nước và giữ nước, nhưng ông Vũ cho rằng đã tới lúc chúng ta cần “kiến tạo thế hệ Rồng - tiên quật khởi vì một nước Việt vĩ đại”.

Đặng Lê Nguyên Vũ và trách nhiệm đào tạo nhân tài
Đặng Lê Nguyên Vũ và trách nhiệm đào tạo nhân tài

Trung Nguyên luôn đồng hành cùng nhiều tổ chức để thực hiện chương trình “Hành trình khát vọng Việt” và dự án “Hành trình từ trái tim” nhằm xây dựng cho đất nước một thế hệ thanh niên mới mang nhiều hoài bão và quyết tâm lớn.

Ông tham gia hàng trăm cuộc gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên, thanh niên Việt Nam để trao đổi với các bạn trẻ về tinh thần sáng tạo, khát vọng kinh doanh,...

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng bản thân cần có trách nhiệm trong việc đào tạo nhân tài Việt, thế hệ tương lai của đất nước.

3. Vụ ly hôn ồn ào của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ

Bên cạnh sự thành công trong kinh doanh thì cuộc sống đời từ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại không mấy êm ả.

Vụ ly hôn của Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo có thể nói là vụ ly hôn gây ồn ào và tốn kém nhất trong giới doanh nhân.

Vụ ly hôn ồn ào của Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Vụ ly hôn ồn ào của Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Bắt đầu vào 4/2015 khi ông Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ ông Vũ) tại Trung Nguyên.

Do không chấp nhận quyết định của ông Vũ nên vào 11/2015 bà Thảo quyết định khởi kiện ông Vũ lên tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.

Cuộc tranh chấp quyền lực trong Tập đoàn Trung Nguyên và cuộc ly hôn của hai vợ chồng “vua cà phê” kéo dài trong nhiều năm (từ năm 2015 - 2019) đã gây ra nhiều tổn thất cho Trung Nguyên.

Sau nhiều năm kiện cáo, tòa án quyết định tuyên án giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ được quyền sở hữu toàn bộ cổ phần chung của hai vợ chồng tại Trung Nguyên với số tiền tương đương lên tới 5000 tỷ đồng và trao quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ. Bên cạnh đó ông Vũ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chu cấp cho con cái 10 tỷ đồng mỗi năm và ông Vũ phải trả cho bà Thảo số tiền tương ứng với giá trị cổ phiếu bà đang nắm giữ.

Tuy gặp nhiều ồn ào từ dư luận sau cuộc ly hôn nghìn tỷ cũng như những ý kiến trái chiều về những phát ngôn của ông mình. Song chúng ta vẫn phải khâm phục khả năng và tư duy sáng tạo của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã giúp xây dựng Tập đoàn Trung Nguyên vững mạnh, xây dựng thành công thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: