Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì và một số thông tin bạn cần biết!

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2020-05-22 15:50:51

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong những hình thức khá phổ biến hiện nay, thường xuất hiện trong các giao dịch dân sự và liên quan đến vấn đề thế chấp, cầm cố tài sản. Tuy nhiên, để nắm rõ về khái niệm đăng ký giao dịch đảm bảo là gì thì không phải ai cũng biết. Vậy thì hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm Việc Bất Động Sản

1. Giúp bạn hiểu hơn về khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?

Để hiểu về đăng ký giao dịch đảm bảo là gì, trước hết bạn cần nắm rõ về khái niệm giao dịch bảo đảm. Đây là những thỏa thuận giữa các bên với nhau về vấn đề lựa chọn ra một biện pháp nhất định theo pháp luật đưa ra để có thể đảm bảo được cho việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch này có tính chất tác động dự phòng, nhằm mục đích là ngăn ngừa cũng như khắc phục được các hậu quả không tốt xảy ra nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ đã quy định.

Giúp bạn hiểu hơn về khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm là gì
Giúp bạn hiểu hơn về khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?

Như vậy, đăng ký giao dịch bảo đảm có thể hiểu một cách đơn giản nhất chính là các cơ quan thực hiện đăng ký, ghi vào sổ sách hay nhập các dữ liệu vào hệ thống quản lý để có thể đảm bảo việc thực hiện theo đúng nghĩa vụ đối với bên nhận đảm bảo. Có nghĩa là các cá nhân, tổ chức thế chấp cầm cố các tài sản của mình ở các cơ quan nào đó có thẩm quyền và các cơ quan đó sẽ phải tiếp nhận, đồng thời đăng ký giao dịch để đảm bảo được việc họ sẽ lưu giữ lại các tài sản đó theo đúng quy định đã ký.

Và thông qua hình thức đăng ký này, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước sẽ có thể thực hiện hiệu quả nhất về công tác quản lý chặt chẽ, đảm bảo tối đa về quyền sở hữu cũng như các giá trị của tài sản đã được cá nhân, tổ chức đăng ký đảm bảo.

2. Một số thông tin cần lưu ý khi đăng ký giao dịch bảo đảm

2.1. Những trường hợp nào phải đăng ký giao dịch bảo đảm?

Theo Nghị định 102/2017 đưa ra các quy định về những trường hợp cần phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

- Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất thì sẽ cần phải đến các cơ quan có thẩm quyền địa phương để đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Trường hợp các cá nhân hay tổ chức có nhu cầu thế chấp, cầm cố các tài sản của mình nhưng những tài sản đó lại gắn liền với yếu tố đất đai và cũng đã được chứng nhận về quyền sở hữu trên các giấy tờ có liên quan (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, chứng nhận quyền sở hữu các công trình nhà ở,...) hay bất kỳ các tài sản nào khác có gắn liền với đất thì đều cần đăng ký giao dịch bảo đảm.

Những trường hợp nào phải đăng ký giao dịch bảo đảm
Những trường hợp nào phải đăng ký giao dịch bảo đảm?

- Những trường hợp cá nhân hay tổ chức thế chấp, cầm cố tàu bay cũng cần thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Trường hợp thế chấp tàu biển cũng nằm trong danh sách cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Như vậy, không phải trường hợp nào chúng ta cũng cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm, do đó, các bạn cần nắm rõ về vấn đề này để thực hiện đúng quyền lợi, nghĩa vụ của mình nhé.

2.2. Điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực

Để các giao dịch đảm bảo có hiệu lực theo đúng quy định pháp luật thì những người yêu cầu thực hiện các giao dịch đó cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu là các tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực dân sự. Ngoài ra, những người tham gia vào việc đăng ký giao dịch bảo đảm cần hoàn toàn tự nguyện, không ai có thể ép buộc bởi những tổ chức hay các cá nhân khác.

Điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực
Điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực

Thêm vào đó, các giao dịch bảo đảm khi được thực hiện đăng ký sẽ không được phép vi phạm pháp luật, những mục đích hay nội dung đăng ký phải rõ ràng, đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. Toàn bộ những giấy tờ liên quan đều cần phải được chứng thực và được soạn thảo theo đúng yêu cầu mẫu đăng ký giao dịch bảo đảm mà pháp luật đã đưa ra.

Theo đó, nếu một cuộc giao dịch mà không thực hiện hay đảm bảo được các yêu cầu trên thì sẽ được xem là không có hiệu lực hay còn gọi là vô hiệu.

2.3. Thông tin liên quan đến lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm

Đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì người yêu cầu sẽ cần phải mất lệ phí cho mỗi lần thực hiện. Cụ thể các thông tin về lệ phí đăng ký như sau:

- Lệ phí cho mỗi lần đăng ký là 80.000đ.

- Lệ phí cho các yêu cầu về thay đổi các nội dung cần thiết của giao dịch đã được đăng ký trước đó là 60.000đ.

- Lệ phí cho các yêu cầu về đăng ký văn bản nhằm mục đích thông báo xử lý các tài sản bảo đảm là 70.000đ.

- Lệ phí cho việc xóa bỏ các giao dịch bảo đảm đã đăng ký là 20.000đ.

- Lệ phí cho việc cung cấp các thông tin có liên quan đến giao dịch bảo đảm qua quyền sử dụng đất hay các tài sản có gắn liền với đất là 30.000đ.

- Còn đối với trường hợp các thông tin bị sai trong quá trình thực hiện đăng ký, cần phải sửa lại thì không bị mất thêm phí.

Thông tin liên quan đến lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm
Thông tin liên quan đến lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp được yêu cầu phải cung cấp thêm các thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền như là Tòa án hay Viện kiểm sát thì cũng sẽ không bị tính phí khi sửa đổi các nội dung trong giao dịch đã đăng ký.

Riêng đối với các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm cho tàu bay thì lệ phí sẽ đắt hơn rất nhiều so với bình thường đó là:

- Những giao dịch tàu bay có giá trị dưới 2,1 tỷ đồng thì lệ phí sẽ là 1.800.000đ cho mỗi lần thực hiện đăng ký.

- Với những giao dịch tàu bay có giá trị từ 2,1 – dưới 70 tỷ đồng thì lệ phí sẽ là 5.400.000đ cho mỗi lần đăng ký.

- Với những đăng ký giao dịch bảo đảm cho tàu bay có giá trị từ 70 – dưới 280 tỷ đồng thì lệ phí cho mỗi lần thực hiện sẽ là 10.000.000đ.

- Còn với những giao dịch tàu bay có giá trị trên 280 tỷ đồng thì lệ phí sẽ là 180.000.000đ cho mỗi lần đăng ký.

- Đối với những yêu cầu có liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm tàu bay thì mức lệ phí cũng sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào nội dung của các giao dịch, thường sẽ dao động từ 500.000 – 5.000.000đ.

Tham khảo: Đất sổ hồng là gì? Phân biệt chính xác nhất về sổ hồng và sổ đỏ

3. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ mang lại lợi ích gì cho người yêu cầu?

Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ mang lại lợi ích gì cho người yêu cầu
Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ mang lại lợi ích gì cho người yêu cầu?

Việc thực hiện đăng ký các giao dịch bảo đảm hiện nay là rất cần thiết, đồng thời mang lại những ý nghĩa to lớn cho các cá nhân, tổ chức hay các cơ quan thẩm quyền, đó là:

- Trong những trường hợp mà pháp luật đưa ra quy định cần thiết và bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm thì đây chính là điều kiện để các hợp đồng thế chấp, cầm cố đó có hiệu lực.

- Việc đăng ký giao dịch bảo đảm cũng sẽ được xem là căn cứ để có thể xác định về thứ tự ưu tiên trong quá trình thanh toán ở các trường hợp mà sử dụng một tài sản bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo pháp luật. Điều đó sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền lợi cũng như các lợi ích của các bên liên quan khi thực hiện các giao dịch đó.

- Đăng ký giao dịch bảo đảm cũng sẽ là căn cứ để có thể giải quyết được những tranh chấp phát sinh liên quan đến các giao dịch khi cần thiết.

- Riêng đối với các trường hợp yêu cầu phải đăng ký giao dịch bảo đảm mà các tổ chức, cá nhân lại không đăng ký thì các giao dịch đó sẽ bị vô hiệu, không có bất kỳ giá trị nào đối với người thứ 3. Điều đó có nghĩa là nếu như bên thứ 3 mua tài sản đã thế chấp, cầm cố thì toàn bộ quyền sở hữu của họ vẫn sẽ được pháp luật bảo vệ bởi họ không hề biết là tài sản này đang được thế chấp hay cầm cố.

Xem thêm: Chứng thực là gì? Khi chứng thực cần lưu ý những gì? Tìm hiểu ngay!

4. Một số thủ tục cần thiết để thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm

4.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Để có thể thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định, các cá nhân, tổ chức cần phải có hồ sơ và nộp đến các trung tâm đăng ký hay cục đăng ký giao dịch bảo đảm. Cụ thể yêu cầu về hồ sơ cần có để tiến hành đăng ký các giao dịch bảo đảm là:

- Cần phải có đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền, pháp luật đưa ra.

- Có hợp đồng bảo đảm nếu như đơn đăng ký của bạn chỉ có chữ ký và con dấu của 1 trong các bên tham gia thực hiện đăng ký giao dịch này.

- Bên cạnh đó, với cá trường hợp tài sản cần bảo đảm liên quan đến bất động sản thì quá trình đăng ký này sẽ được thực hiện dựa trên những thông tin được kê khai trên đơn yêu cầu. Theo đó, người đăng ký sẽ cần phải kê khai thật đầy đủ, đúng sự thật cũng như phù hợp với các nội dung của giao dịch. Nếu như thông tin bị cung cấp sai thì người đó sẽ phải bồi thường thiệt hại, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4.2. Hình thức để nộp hồ sơ đăng ký

Hình thức để nộp hồ sơ đăng ký
Hình thức để nộp hồ sơ đăng ký

Hiện nay, bạn có thể nộp các hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo thông qua 1 trong các hình thức dưới đây:

- Nộp trực tiếp tại các cơ quan, cục đăng ký theo quy định

- Nộp qua hệ thống trực tuyến

- Gửi qua đường bưu điện đến các cơ quan, các cục đăng ký

- Một số trường hợp được cung cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm thì có thể gửi qua thư điện tử.

4.3. Quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm

Quy trình đăng ký các giao dịch bảo đảm được thực hiện theo các bước sau đây:

- Các cơ quan, cục đăng ký sau khi đã tiếp nhận hồ sơ thì sẽ điền thông tin vào sổ tiếp nhận, đồng thời cung cấp cho người yêu cầu đăng ký giao dịch phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trong trường hợp các hồ sơ gửi đến không đáp ứng được yêu cầu và không hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận sẽ phải hướng dẫn họ đăng ký trực tiếp tại đó và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sao cho chính xác nhất.

Quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm
Quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm

- Tiếp đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm giải quyết các hồ sơ đăng ký đó, cung cấp đến người yêu cầu ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Sau 15 giờ nhận hồ sơ, cơ quan sẽ cần phải hoàn thành việc đăng ký giao dịch. Nếu như phải kéo dài thời gian vì một nguyên nhân nào đó thì cần phải thông báo lại và theo quy định thì sẽ không được lùi quá 3 ngày.

- Còn đối với các trường hợp mà hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến quyền sử dụng đất hay các tài sản có gắn liền với đất thì bộ phận tiếp nhận cũng như trả kết quả theo cơ chế 1 cửa.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích nhất, giúp các bạn hiểu về đăng ký giao dịch bảo đảm là gì. Qua đó có thể áp dụng một cách chính xác nhất theo các quy định về quá trình đăng ký giao dịch này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: