Giải đáp thắc mắc Dân chủ là gì? Tìm hiểu về Quyền dân chủ ở nước ta

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-06-24 14:58:37

Chúng ta đã từng rất nhiêu lần nghe nói đến cụm từ “dân chủ’ trong các thông tin chính trị. Vậy bạn có thực sự hiểu “dân chủ” là gì không? Hãy nghiên cứu kỹ bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về Dân chủ và Quyền dân chủ ở nước ta.

1. Tìm hiểu chi tiết về khái niệm Dân chủ

1.1. Dân chủ là gì

Trong số chúng ta chắc hẳn là ai cũng đã từng tiếp xúc với hai từ “dân chủ” được xuất hiện rất nhiều trên các chương trình truyền hình, báo chí, và trong các văn bản pháp luật. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết và hiểu rõ được ý nghĩa của cụm từ này.

Khái niệm dân chủ
Khái niệm dân chủ

1.1.1. Khái niệm dân chủ bao gồm phạm trù lịch sử và phạm trù nhân văn.

Dân chủ có thể hiểu là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, dựa trên cơ sở thừa nhận nhân dân chính là gốc rễ của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc tự do, bình đẳng và quyền con người.

Dân chủ cũng đã và đang được vận dụng vào cách thức tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Có thể nói dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và là hình thức tổ chức chính trị của nhà nước. Như vậy, khái niệm dân chủ đã bao gồm phạm trù lịch sử.

Dân chủ do tồn tại xã hội và phương thức sản xuất vật chất của xã hội đồng quyết định. Bởi vậy mà các phương thức sản xuất khác nhau tất yếu sẽ dẫn đến những trình độ dân chủ khác nhau.

Xét về ý nghĩa dân chủ là thành quả giá trị nhân văn được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất của cải vật chất và kết cấu cộng đồng giữa người với người, thì có thể nói dân chủ đã xuất hiện ngay từ xã hội nguyên thủy.

1.1.2. Dân chủ được Pháp luật bảo đảm

Xét trong thiết chế dân chủ thì quyền lợi của đa số, quyền bình đẳng của công dân và tính tối cao của pháp luật được xã hội thừa nhận, song song với đó là các cơ quan quyền lực đều phải do dân bầu cử mà ra.

Dân chủ và Pháp luật
Dân chủ và Pháp luật

Việc xây dựng thiết chế, quản lý và vận hành xã hội đều được tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật. Pháp luật chính là nền tảng của xã hội, cũng là chuẩn mực mang tính cưỡng chế nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân cũng như các mối quan hệ trong xã hội. Nói một cách ngắn gọn thì nếu không có pháp luật sẽ không thể tồn tại dân chủ.

Xem thêm: Vĩ mô là gì? Phân biệt thế nào là kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô 

1.2. Các hình thức dân chủ

1.2.1. Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp, cũng có thể gọi là dân chủ thuần túy, là một hình thức của nhà nước dân chủ, trong đó luật pháp được các công dân trực tiếp bỏ phiếu thông qua. Dân chủ trực tiếp hiện đại bao gồm ba trụ cột chính:

- Quyền đề xướng luật

- Hoạt động trưng cầu dân ý

- Quyền bãi nhiệm

1.2.2. Dân chủ đại diện

Dân chủ gián tiếp có cách gọi khác là dân chủ đại diện, hay là dân chủ đại nghị. Nhà nước được vận hành bởi những người là đại diện của người dân trên nguyên tắc thực thi chủ quyền nhân dân. Dân chủ đại diện xuất hiện ở hầu hết các nền dân chủ phương Tây hiện nay.

Các quyền dân chủ của nhân dân
Các quyền dân chủ của nhân dân

1.2.3. Dân chủ bán trực tiếp

Là nền dân chủ kết hợp cả hai yếu tố của nền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

1.3. Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ xã hội chủ nghĩa có nghĩa là quyền dân chủ của công dân sẽ không ngừng mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội, thông qua sự tham gia hoạt động tích cực của quần chúng nhân dân lao động trong các hoạt động chính trị hàng ngày.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn luôn hướng tới mục tiêu xóa bỏ chế độ bóc lột, tạo các điều kiện thuận lợi để thực hiện dân chủ triệt để và công bằng xã hội cho mọi công dân nam nữ và giữa các dân tộc. Từ đó hướng đến mục tiêu cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân thông qua việc khẳng định và thừa kế các quyền dân chủ trong hiến pháp chính thức. Từ đó sẽ đặt ra những sự bảo đảm về vật chất và tinh thần để thực hiện và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời trách nhiệm của từng cá nhân đối với nhà nước và xã hội cũng luôn được đề cao.

1.4. Nguyên tắc bảo đảm thực thi dân chủ

Đảm bảo thực thi dân chủ
Đảm bảo thực thi dân chủ

Nguyên tắc quan trọng nhất và là nền tảng bảo đảm thực thi dân chủ là “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra’, có nghĩa là cần có một hệ thống các cơ chế cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện các thành phần của nguyên tắc này. Nếu dân không được “biết” thì dân cũng sẽ không thể “bàn”, do đó nên cũng sẽ không thể “làm” và không thể “kiểm tra”.

2. Quyền dân chủ ở nước ta

2.1. Khái niệm Quyền dân chủ

Trong thiết chế xã hội dân chủ luôn tồn tại quyền dân chủ. Quyền dân chủ là những yêu sách của mỗi công dân đối với việc xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực pháp lý, nhằm đảm bảo mọi công dân đều có thể tham gia vào các công việc của Nhà nước.

Về thực chất, có thể hiểu    quyền dân chủ chính là những yêu sách về bình đẳng của mỗi người, đảm bảo cho họ có khả năng hành động theo ý chí của mình, được tự do quyết định và làm chủ chính mình trên cơ sở không có hại cho người khác.

Quyền dân chủ của mỗi công dân
Quyền dân chủ của mỗi công dân

Nói như vậy có thể hiểu quyền dân chủ chính là quyền con người, nó cũng đặc biệt hướng tới việc mỗi cá nhân có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người cơ bản khác. Các quyền về chính trị (như quyền ứng cử và tự do bầu cử, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí…) vừa là tiền đề để thực hiện các quyền khác, vừa là sự phản ánh mức độ được phát huy quyền dân chủ ở mỗi công dân. Quyền dân chủ là nội dung cốt lõi của quyền con người.

Ở khía cạnh khác, quyền dân chủ còn được nhận thức là một quyền xã hội của con người và đã được đảm bảo thực thi bằng pháp luật. Nói như vậy, quyền dân chủ cũng song hành với sự phát triển của luật pháp, trình độ kinh tế - văn hóa và sự tiến bộ của một xã hội.

Xem thêm: Giá trị nhân đạo là gì và biểu hiện ở các khía cạnh văn học

2.2. Thực hiện Quyền dân chủ ở nước ta

Ở nước ta quyền dân chủ luôn luôn được chú trọng và đảm bảo thực thi công bằng.

2.2.1. Thành tựu thực hiện quyền dân chủ

Trong vòng 10 năm trở lại đây, quyền dân chủ của mỗi công dân Việt Nam đang ngày càng được mở rộng và liên tục phát triển.

Thực thi quyền dân chủ
Thực thi quyền dân chủ

Tiêu biểu như việc Quốc hội tiến hành niêm yết công khai về các khoản thu chi trong ngân sách… Bên cạnh đó tại mỗi cơ quan từ cấp ủy ban nhân dân xã trở lên đều có bộ phận tiếp dân, nhằm đảm bảo mọi ý kiến, nguyện vọng của người dân đều được truyền đạt tới Nhà nước một cách nhanh chóng thông qua cơ chế “một cửa”, và do đó kết quả cũng được phản hồi lại nhanh chóng. Mô hình này thực chất đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể trong việc kết nối giữa các cá nhân và nhà nước, cho phép mỗi một công dân đều được thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của mình.

Bên cạnh quyền bầu cử, quyền dân chủ còn được thể hiện qua hình thức quyền bãi miễn của nhân dân. Đây cũng chính là công cụ cho phép người dân tham gia giám sát việc thực thi quyền lực của nhà nước. Cũng qua cơ chế dân chủ, người dân đã tích cực tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng và quan liêu, chống thoái hóa và biến chất trong đội ngũ các cán bộ Đảng và Nhà nước.

2.2.2. Các vấn đề đang phải đối mặt

- Ở nhiều nơi, nhiều lúc quyền dân chủ chưa được thực thi hoặc thực thi chưa đúng cách, đặc biệt xảy ra nhiều ở cấp cơ sở, biểu hiện ra ngoài như các vấn nạn tham ô, quan liêu, nhũng nhiễu, ức hiếp nhân dân…

Hướng tới thực thi quyền dân chủ của mỗi công dân
Hướng tới thực thi quyền dân chủ của mỗi công dân

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất chưa đủ để đáp ứng việc tạo ra tiền đề cho việc thực thi quyền dân chủ và bảo đảm thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Biểu hiện cụ thể trong kinh doanh đó là vẫn chưa có khung pháp lý cần thiết để khuyến khích và bắt buộc thực hiện cạnh tranh công bằng, bình đẳng. Độc quyền Nhà nước trong một vài lĩnh vực lại bị biến tướng thành độc quyền doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp độc quyền đó đẩy mức giá cả lên quá cao, ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, và vô hình chung làm giảm sức hấp dẫn của môi trường trong nước đối với các nhà đầu tư.

- Một bộ phận cán bộ vẫn chưa có ý thức bảo vệ và tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân, biểu hiện ra ở việc nhiều ý kiến khiếu nại của người dân chưa được chuyển đến cho người có thẩm quyền xử lý, hoặc xử lý không đến nơi đến chốn, xử lý qua loa, gây ra nhiều bất mãn từ phía người dân.

Trên đây là những tổng hợp của vieclam88.vn về dân chủ, quyền dân chủ và việc thực thi quyền dân chủ trong xã hội. Hy vọng có thể cung cấp những thông tin cần thiết và đáp ứng được các thắc mắc của bạn đọc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: