1. Hiểu hơn về tầm quan trọng của CV xin việc nhân viên chất lượng
Có thể nói trong quá trình tìm việc làm hiện nay không thể nào thiếu hồ sơ xin việc, trong số đó có CV xin việc mà bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ càng. Chúng ta vẫn biết CV xin việc cũng gần giống với sơ yếu lý lịch, thế nhưng nó khái quát hơn và đi sâu vào khả năng của chính bạn hơn. Đây cũng giống như một bản PR cá nhân mà chính bạn sử dụng để gửi cho nhà tuyển dụng vậy.
- Thông qua CV xin việc nhân viên chất lượng, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có năng lực, khả năng để đảm nhận công việc mà họ vẫn đang tuyển hay không.
- Thông qua CV xin việc nhân viên chất lượng, bạn còn có cơ hội thể hiện được hết khả năng của mình, để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhờ thiết kế bắt mắt, nội dung phù hợp. Đặc biệt, thông qua CV nhà tuyển dụng còn biết bạn có phải người phù hợp với văn hóa công ty họ hay không.
Giữa hàng ngàn các CV xin việc khác, một chiếc cv ấn tượng sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng tuyển dụng đầu tiên.
2. Những lỗi sai mà bạn thường gặp khi viết CV xin việc QA
Mỗi khi viết CV mẫu xin việc chắc chắn sẽ không thể thiếu được chính là các lỗi sai, có thể bạn cũng đã đọc ở đâu đó rất nhiều lần về vấn đề này. Thế nhưng đây là một vấn đề quan trọng mà không thể bỏ qua được, chính vì thế mà hãy cùng chúng tôi điểm qua lại các lỗi sai thường gặp nhất khi bạn viết CV xin việc nhân viên chất lượng nhé.
- Sai chính tả: Lỗi sai đầu tiên có thể cũng luôn là lỗi sai đầu tiên được nhắc đến ở hầu hết các bài trên các trang web khác. Nếu như được nhắc đến thường xuyên như vậy thì chắc chắn bạn cũng phải hiểu đây là một lỗi nghiêm trọng và thường xuyên gặp rồi đúng không nào. Có rất nhiều nhà tuyển dụng cẩn thận và tỉ mỉ, đặc biệt với vị trí nhân viên chất lượng thì họ lại càng yêu cầu đô tỉ mỉ cao hơn. Chính vì thế mà một lỗi sai chính tả thôi cũng sẽ khiến cho họ có ấn tượng xấu về bạn. Để lỗi sai này thật sự không xảy ra với bạn thì hãy cẩn thận kiểm tra lại toàn bộ các thông tin trong CV, đừng ngại ngần mà hãy nhờ người khác kiểm tra hộ nếu như bạn cảm thấy không tin tưởng vào khả năng của mình nhé.
- Sai bố cục: Lỗi sai tiếp theo mà khá thường xuyên gặp ở những bạn chưa có kinh nghiệm viết CV đó chính là bố cục sai. Có khá nhiều bạn cho rằng việc viết CV thì nội dung bên trong bạn đặt như thế nào cũng được, đó hoàn toàn là dựa theo sự sáng tạo và sở thích của mỗi người. Thế nhưng đó không phải đâu nhé, bạn cần phải tuân theo một bố cục logic từ trước, nếu như sắp xếp bố cục không logic, lộn xộn sẽ khiến cho người xem cảm giác bạn là một người không chuyên nghiệp và không có kinh nghiệm thể hiện nội dung trong CV. Nếu như không chắc chắn thì bạn cũng đừng tự ý thay đổi bố cục ban đầu của CV nhé.
- Nhầm lẫn vị trí công việc: Lỗi sai về nhầm lẫn vị trí công việc vô cùng lớn và được đánh giá vô cùng nhiều. Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng sẽ cảm thấy “dị ứng” khi phát hiện ra lỗi sai này. Nó vừa thể hiện bạn không cẩn thận, vừa thể hiện bạn không thật sự tôn trọng công việc đang ứng tuyển. Chính vì thế mà đừng bao giờ ứng tuyển một công việc, nhưng bạn lại có mục tiêu với công việc khá nhé. Đặc biệt khi tải các mẫu CV ở trên mạng về bạn cần phải kiểm tra kỹ lại xem trong nội dung có chỗ nào nhầm lẫn hay không rồi sửa lại ngay nhé.
Ngoài ra còn khá nhiều lỗi nữa thế nhưng đó là những lỗi mà bạn thường xuyên gặp phải nhất. Chính vì thế mà cần phải thật sự cẩn thận khi viết CV xin việc nhân viên chất lượng nhé.
Xem thêm: Tổng hợp việc làm Thẩm định - Giám thẩm định - Quản lý chất lượng hấp dẫn dành cho người tìm việc. Tham khảo ngay!
3. Cách viết CV xin việc nhân viên chất lượng (QA) chuẩn nhất
Không phải ứng viên nào cũng biết cách viết CV xin việc sao cho đúng và chuẩn nhất để mình không bị trừ điểm. Hãy cùng xem cách chúng tôi hướng dẫn bạn viết nội dung CV như thế nào nhé!
CV xin việc được chia thành nhiều phần nội dung khác nhau, thế nhưng khi gộp chúng lại thì sẽ có 3 nội dung chính là: mở đầu (thông tin cá nhân), nội dung chính (trình độ học vấn, mục tiêu, kỹ năng, kinh nghiệm), kết thúc (người tham chiếu). Cụ thể như sau:
3.1. Hướng dẫn viết nội dung phần mở đầu
Trong phần mở đầu này chính là nội dung phần thông tin cá nhân của chính bạn. Đây là nội dung liên quan đến chính bạn, vì thế mà cần phải đảm bảo độ chính xác 100% vì nó cũng là thông tin giúp cho nhà tuyển dụng liên lạc với bạn.
Trong nội dung bài này, hãy thể hiện các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, số điện thoại và địa chỉ email dùng để liên lạc. Trong nội dung phần này, bạn cần phải chú ý ghi thêm một số điện thoại có thể là máy bàn hoặc là số điện thoại người thân để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc.
3.2. Hướng dẫn viết nội dung chính
- Phần trình độ học vấn trong cv: Bởi công việc bạn ứng tuyển chính là nhân viên chất lượng tại một doanh nghiệp nào đó, chính vì thế mà trình độ học vấn cũng sẽ không quá quan trọng đâu nhé, chỉ cần thể hiện đúng về trình độ của bạn là được.
Ví dụ: Trường đại học công nghiệp Hà Nội- chuyên ngành công nghệ thực phẩm
Xếp loại tốt nghiệp: Khá
Điểm trung bình: 7,2 điểm
Nếu như bạn học đúng chuyên ngành thì cũng tốt, còn nếu như không đúng chuyên ngành thì cũng không cần quá lo lắng đâu nhé, hãy cố gắng làm nổi bật phần khác là được.
- Phần mục tiêu nghề nghiệp trong cv:
Đối với công việc nhân viên chất lượng, bạn nên đưa ra những mục tiêu rõ ràng cho công việc, tránh lan man là được.
Ví dụ:
Mục tiêu dài hạn:
+ Sẽ trở thành nhân viên chất lượng trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống chuyên nghiệp, có kiến thức thị trường sâu rộng, giúp công ty phát triển và đảm bảo được chất lượng sản phẩm
Mục tiêu ngắn hạn:
+ Sẽ cố gắng tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn để hoàn thiện bản thân thật tốt
+ Học hỏi thêm và trau dồi bản thân hơn để hoàn thành công việc thật tốt
Mẹo nhỏ giúp cho mục tiêu của bạn trở nên hoàn hảo hơn đó chính là tìm hiểu xem mục tiêu mà công ty bạn ứng tuyển là gì sau đó cũng viết mục tiêu trong CV của mình tương tự và trùng với mục tiêu chung. Nên nhớ không bao giờ được viết mục tiêu thể hiện lợi ích riêng của bản thân nhé!
- Phần kinh nghiệm làm việc:
Kinh nghiệm làm việc rất quan trọng trong CV mà bạn không thể nào bỏ lỡ chúng được. Đối với những người đã đi làm thì sẽ có nhiều kinh nghiệm liên quan đến công việc, còn nếu như bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm cũng không nên bỏ trống phần này. Hãy tận dụng những lần bạn đi thực tập khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhé. Nó sẽ giúp cho bạn tạo được ấn tượng cực kỳ tốt đó.
Lưu ý về cách trình bày kinh nghiệm trong CV, bạn cần phải thể hiện rõ về thời gian, nơi làm việc, vị trí làm việc và công việc cụ thể trong nội dung đó.
- Phần các kỹ năng trong cv:
Các kỹ năng cần thiết đối với công việc này đó là: giao tiếp, cẩn thận, quản lý, quan sát,…bạn chỉ cần liệt kê đầy đủ các kỹ năng của mình là xong.
Đó chính là những nội dung chính là bạn cần phải thể hiện trong CV của mình, ngoài ra còn có các mục như: Giải thưởng, hoạt động, sở thích trong cv. Những nội dung này không bắt buộc trong CV, vì thế mà bạn có thể thêm vào hoặc bớt đi cũng không sao.
3.3. Hướng dẫn viết nội dung phần kết thúc CV
Phần kết thúc của CV đó chính là mục tham chiếu, mục này chính là phần nội dung để nhà tuyển dụng kiểm chứng lại toàn bộ thông tin bạn viết trong CV của mình (người tham chiếu trong cv là gì?) Chính vì thế mà cần phải ghi rõ họ tên, chức vụ và số điện thoại liên lạc để nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong công tác chứng minh nhé.
Đó chính là cách viết nội dung các phần trong CV xin việc nhân viên chất lượng, giờ đây bạn có thể tự viết và chuẩn bị cho mình một CV thật sự chất lượng rồi đó.
Tham khảo: Cách làm CV xin việc trên máy tính đơn giản mà hiệu quả
4. Một vài yếu tố giúp CV của bạn trở nên ấn tượng hơn
Để giúp cho CV của mình thêm phần ấn tượng và hấp dẫn hơn thì bạn cũng đừng quên những yếu tố sau trong CV xin việc của mình nhé!
- Ảnh trong CV: Ảnh đại diện có chức năng làm CV của bạn nổi bật và dễ nhớ hơn. Nhà tuyển dụng sẽ nhớ mặt bạn hơn trong vòng phỏng vấn đó. Tuy nhiên hãy nhớ lựa chọn những ảnh đại diện cá nhân, rõ mặt, thể hiện lịch sự và tôn trọng người đọc CV nhé.
- Màu sắc CV tươi tắn: Màu sắc trong CV sẽ giúp cho bạn để lại được ấn tượng khá tốt, mặc dù nội dung chưa thật sự hoàn hảo, thế nhưng với màu sắc tươi tắn, năng động cũng sẽ giúp bạn kéo lại được điểm đó nhé. Có rất nhiều màu sắc để bạn lựa chọn, thế nhưng không nhất thiết phải chọn màu tối, các màu như: xanh, vàng, hồng, cam sẽ là lựa chọn thích hợp đó. Ngoài ra bạn cũng có thể pha màu trong CV của mình để làm nó thật sự nổi bật và độc đáo hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý đến màu bìa cv, màu background cv, màu chữ,...
- Đầy đủ, gọn gàng: Độ dài trung bình của một CV đó chính là 1 – 2 trang giấy A4, chỉ đối với những công việc nghiên cứu, nhà khoa học mới cần đến độ dài 3 – 4 trang vì kinh nghiệm cũng như công trình nghiên cứu dài. Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên chất lượng, cho dù bạn có là người có nhiều kinh nghiệm đến đâu thì hãy cố gắng lựa chọn ra những kinh nghiệm tiêu biểu nhất để đảm bảo ngắn gọn và đầy đủ của CV nhé!
Nếu như bạn chưa thật sự biết thiết kế CV đẹp, chưa biết làm cách nào để có được một mẫu CV ấn tượng, thì hãy tìm ngay đến trang web vieclam88.vn bạn sẽ được thoải mái lựa chọn với hàng ngàn mẫu CV khác nhau. Các CV đã được thiết kế theo từng ngành nghề riêng biệt bạn chỉ cần tạo tài khoản, tạo CV và tải về là xong. Rất hữu ích và tiện dụng cho bạn đúng không nào?
Như vậy, chúng ta đã cũng nhau đi tìm hiểu xong về CV xin việc nhân viên chất lượng. Mong rằng với những thông tin này sẽ thật sự hữu ích cho chính bạn trong lần ứng tuyển sắp tới đây.
Chúc bạn thành công!
Tham gia bình luận ngay!