Bỏ túi cách viết CV quản lý sản xuất chuyên nghiệp đúng chuẩn

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2020-12-10 08:52:56

Trong quá trình hội nhập - phát triển, vị trí quản lý sản xuất trở nên đặc biệt quan trong trong các doanh nghiệp. Chuẩn bị cho mình một bản CV quản lý sản xuất chỉn chu chính là chiếc chìa khóa để giúp bạn mở ra được cánh cửa, đưa bạn tới gần hơn với những việc làm, những lĩnh vực mà bạn mong muốn. 

Vậy, làm thế nào để có một CV quản lý sản xuất chuyên nghiệp? Cần những yếu tố nào để CV quản lý sản xuất gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Hãy nhanh chóng tham khảo ngay nội dung trong bài viết dưới đây của vieclam88.vn để biết thêm thông tin nhé. 

1. Tầm quan trọng đặc biệt của CV Quản lý sản xuất

1.1. Khái quát về CV Quản lý sản xuất

Khái quát công việc quản lý sản xuất
Khái quát công việc quản lý sản xuất

Nền công nghiệp hàng hóa trong thời đại mới hiện nay đang có xu hướng ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam đã dần có xu hướng để mở cửa hội nhập, đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài rót vốn liên tục vào đầu tư các hạng mục, các lĩnh vực ở nước ta.

Chức vụ Quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp đang ngày càng có thể khẳng định được vị trí và tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất. Không chỉ đơn giản là thực hiện việc quản lý, quản trị đối với các công việc thuộc khí cạnh của sản xuất mà vị trí này còn có trách nhiệm lớn lao và tầm ảnh hưởng quan trọng hơn rất nhiều, trong đó: 

- Quản lý sản xuất đảm nhận và chịu trách nhiệm trong việc phân tích các số liệu, tiến hành việc lập lên các kế hoạch sản xuất

- Quản lý sản xuất ước tính các khoản trong ngân sách sản xuất.

- Quản lý sản xuất tiến hành kiểm tra và theo dõi đối với tiến độ sản xuất.

- Quản lý sản xuất thực hiện việc giám sát chặt chẽ đối với đội ngũ nhân công sản xuất.

- Quản lý sản xuất cũng thực hiện việc điều phối đối với các công việc có sự liên quan tới quá trình sản xuất.

Công việc này được chia thành các khối và làm việc trong các văn phòng, trong khối phân xưởng đã được phân chia rõ ràng. Với mỗi khối thì sẽ lại có những hình thức làm việc cùng với những quy trình làm việc riêng tùy theo mức độ phát triển và nhu cầu hoạt động của từng doanh nghiệp.

Dựa vào những gì đã nêu trên thì chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, CV quản lý sản xuất khác với những CV ngành nghề, lĩnh vực việc làm khác ỏ mặt nội dung. Trong CV quản lý sản xuất chỉ trình bày những nội dung về Kinh nghiệm, Kỹ năng, bằng cấp, sở thích,... có liên quan tới vị trí Quản lý sản xuất.

Do đó, những bạn nào đang có ý định tìm việc, ứng tuyển vào vị trí Quản lý sản xuất thì hãy nghiên cứu, khai thác kỹ các thông tin có liên quan tới CV quản lý sản xuất và những gì cần trình bày trong CV xin việc của mình. 

1.2. CV quản lý sản xuất quan trọng như thế nào?

CV quản lý sản xuất quan trọng như thế nào?
CV quản lý sản xuất quan trọng như thế nào?

Dựa vào những thông tin được nêu ở trên thì chúng ta có thể khẳng định được rằng, CV quản lý sản xuất có tầm quan trọng rất lớn, nó có thể nêu lên được rất nhiều vấn đề xoay quanh lĩnh vực quản lý sản xuất mà nhiều người đang lựa chọn.

Lĩnh vực việc làm này cũng đòi hỏi những người làm việc có nhiều cơ hội để khám phá các yếu tố bên trong việc làm, do đó một bản CV xin việc sản xuất sẽ giúp các bạn có thể hiện thực hóa được những vấn đề, những mong muốn của các bạn rất nhiều. 

Bản CV quản lý sản xuất được xem như những đầu mối, được coi như một mắt xích tuyệt vời để nối liền với những khía cạnh tuyệt vời, những ấn tượng độc đáo mà các bản CV xin việc có thể đáp ứng và có thể tạo ra được nhiều ấn tượng độc đáo nhất có thể.

Với việc trình bày CV xin việc quản lý sản xuất thì các bạn sẽ tự tin có được những cơ hội đẳng cấp để tìm hiểu, để thể hiện bản thân, để quảng bá hình ảnh của mình đến nhà tuyển dụng, mang tới những cơ hội hấp dẫn để đảm bảo cho quá trình ứng tuyển việc làm được trở nên thuận lợi hơn.

Nhờ có bản CV xin việc vào vị trí quản lý sản xuất mà các bạn sẽ nhanh chóng tìm kiếm được nhiều cơ hội đến từ các doanh nghiệp khác nhau. Bạn sẽ tha hồ lựa chọn đơn vị phù hợp với mình. 

CV được coi như cầu nối vô hình đưa ứng viên đến gần hơn với nhà tuyển dụng. CV quản lý sản xuất sẽ là sản phẩm đầu tiên ứng viên trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm trước khi đến tay nhà tuyển dụng. Trong một công việc đề cao tính chuyên nghiệp và cẩn trọng như quản lý sản xuất, CV quản lý sản xuất sẽ là bước đệm đầu tiên để ứng viên thể hiện những khả năng vốn có của bản thân trong công việc.

Xem thêm: việc làm quản lý điều hành

2. Bí quyết viết CV quản lý sản xuất đốn đổ con tim các nhà tuyển dụng

Chúng ta vừa phân tích về vai trò của CV quản lý sản xuất ở nội dung phần trên, chúng ta có thể thấy rõ được vai trò lớn mà CV mang lại. Không chỉ có tác động lớn với các ứng viên mà còn giúp ích cho nhà tuyển dụng rất nhiều trong việc chọn lọc ứng viên, nắm bắt được những yếu tố phù hợp với việc làm để tuyển dụng được đội ngũ ứng viên tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngay dưới đây, timviec365.com,vn sẽ hướng dẫn kỹ các bạn cách thức để tạo ra được những nội dung cần phải có trong CV xin việc. Các bạn hãy là những người có thể làm chủ CV của mình, làm chủ từng nội dung, làm chủ từng con chữ để tạo được những điểm nhấn độc đáo, dặc biệt và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. 

Bí quyết viết CV quản lý sản xuất hạ gục nhà tuyển dụng
Bí quyết viết CV quản lý sản xuất hạ gục nhà tuyển dụng

2.1. Giới thiệu đầy đủ thông tin cá nhân

Dù bạn ứng tuyển vào vị trí Quản lý sản xuất hay ngành nghề nào đi chăng nữa, mục đầu tiên cần đưa vào CV thì luôn luôn là các thông tin cá nhân cơ bản. Bạn đừng nên tiếc thời gian cho việc chăm chút cũng như là trình bày thật kỹ đối với những thông tin cơ bản về bản thân mình.

Thông tin cá nhân bao gồm: 

- Đầy đủ Họ và tên: 

- Chính xác về Giới tính:

- Nêu rõ các thông tin về ngày tháng năm sinh:

- Ghi rõ địa chỉvề nơi ở hiện tại. 

- Số điện thoại:

- Email: 

Hãy đính kèm một tấm ảnh chụp chân dung nghiêm túc, không cần là ảnh thẻ nhưng ảnh  này cần được chụp ở góc chính diện. Đừng chọn những tấm ảnh sử dụng hiệu ứng hay lạm dụng photoshop mà hãy dùng một tấm ảnh đủ nghiêm túc.

Lưu ý thật kỹ đối với số điện thoại và email thì nên là những đthông tin mà bạn sử dụng thường xuyên để tránh trường hợp nhà tuyển dụng không liên lạc được với bạn nhé. 

Xem thêm: giới thiệu bản thân trong CV

2.2. Khẳng định rõ mục tiêu nghề nghiệp

Khẳng định rõ mục tiêu nghề nghiệp trong CV quản lý sản xuất
Khẳng định rõ mục tiêu nghề nghiệp trong CV quản lý sản xuất

Đối với những ứng viên là sinh viên mới ra trường hay ngay cả những ứng viên đã có kinh nghiệm đi làm, mục tiêu nghề nghiệp trong cv  luôn được đánh giá là phần khó viết nhất trong CV. Hãy đơn giản hóa nó bằng cách chia nhỏ mục tiêu ra thành: mục tiêu ngắn hạn (từ 3 đến 5 tháng) và mục tiêu dài hạn (từ 6 tháng trở lên). 

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, hãy tự đặt và trả lời câu hỏi: “Bạn sẽ mang lại được gì cho doanh nghiệp trong 3 tháng đầu tiên?” hoặc “Trong 6 tháng kể từ ngày nhận việc, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty?” Mục tiêu càng rõ ràng và thực tế bao nhiêu, thì khả năng hiện thực hóa chúng càng đơn giản bấy nhiêu. 

VD: 

- Trong 3 tháng đầu tiên, áp dụng những kiến thức trên trường lớp và kinh nghiệm xã hội vào thực tiễn hoàn thành tốt nội dung công việc quản lý sản xuất được giao. 

- Tiếp theo, trong vòng 6 tháng tiếp thì doanh nghiệp cần phải nỗ lực, phấn đấu để đạt được những hạng mục trong lao động một cách tốt nhất, các yếu tố được thăng hạng đối với vấn đề về quản lý được tiến hành thực hiện trong những quá trình làm việc ở doanh nghiệp.

- Sau khoảng thời gian 1 năm tiến hành thực hiện các kế hoah dành cho công việc, các cá nhân sẽ thực hiện giúp cho công ty thực hiện việc quản lý đối với các phân xưởng được hực hiện ở khu vực phù hợp và doanh nghiệp đã lựa chọn, từ đó có thể đảm bảo cho việc hoàn thành đối với các tiến độ trong công việc được giao.

Đọc ngay: cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc

2.3. Ăn điểm trong phần kỹ năng

Ăn điểm trong phần kỹ năng ở CV quản lý sản xuất
Ăn điểm trong phần kỹ năng ở CV quản lý sản xuất

Công việc quản lý sản xuất yêu cầu ứng viên không chỉ kiểm tra hàng hóa, mà cần có tố chất lãnh đạo cũng như sử dụng thành thục những công cụ hỗ trợ quản lý. Do đó, ở mục các kỹ năng trong cv đừng quên liệt kê kỹ năng tin học văn phòng hoặc những phần mềm quản lý sản xuất khác nếu có. Trong trường hợp bạn chưa có những kỹ năng này, đừng ngại mà hãy biểu hiện thái độ cầu thị của bản thân một cách chân thành nhất. Không chỉ những kỹ năng kể trên với vị trí quản lý sản xuất, ứng viên cần đảm bảo bản thân có đủ những kỹ năng mềm như sau: 

- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý đám đông

- Kỹ năng điều hành

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng xử lý tình huống

- Khả năng chịu áp lực cao

Để giúp nhà tuyển dụng dễ hình dung năng lực của bạn, hãy sử dụng những thang đo như mức điểm x/5 hoặc nếu có khả năng đồ họa hãy thiết kế những thanh miêu tả giúp CV bạn sống động hơn nhé. Mục tiêu nghề nghiệp được đánh giá là một mục khó viết trong CV quản lý sản xuất, nhưng đây sẽ là căn cứ giúp nhà tuyển dụng thấy được nhiệt huyết và tiềm năng của bạn trong công việc. 

Tham khảo: Cách viết cv nhân viên kế hoạch sản xuất hoàn hảo nhất!

2.4. Tạo lợi thế với kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc có thể là điểm khiến bạn chiến thắng những ứng viên khác. Nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm, đặc biệt với vị trí quản lý đây chính là một trong những điều kiện cần và đủ để bản CV thêm phần thuyết phục. Với nội dung này, bạn cần liệt kê những công việc mình đã làm, đặc biệt, chỉ nên liệt kê những công việc liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển. Nhưng đừng vì tham lam muốn làm đẹp CV mà thổi phồng năng lực của bản thân, bạn có thể mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy

Những thông tin về kinh nghiệm làm việc trong CV nên được trình bày theo dạng: 

- Tên công ty

- Chức vụ

- Thời gian làm việc: Từ - Đến

- Nhiệm vụ công việc

Ở phần nhiệm vụ công việc hãy tóm gọn và đừng miêu tả quá lan man. Bạn chỉ nên nêu ra tối đa 3 nhiệm vụ chính trong công việc cũ.

Xem thêm: cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh

Tạo lợi thế bằng kinh nghiệm làm việc
Tăng lợi thế bằng kinh nghiệm làm việc

2.5. Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ

Nhiều ứng viên cho rằng, đối với một vị trí yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn cao như quản lý sản xuất, trình độ học vấn trong cv không quá quan trọng. Thế nhưng hãy chuẩn bị cho bản thân trình độ chuyên môn đúng và đủ phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Bạn nên liệt kê những thông tin về trường Đại học hoặc những khóa đào tạo ngắn hạn bạn từng theo học dưới dạng: 

- Đơn vị đào tạo

- Chuyên ngành

- Niên khóa

VD: 

- Trường Đại học Văn Lang | Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh | Niên khóa: 2016 - 2022

- Từng tham gia khóa đào tạo: Kỹ năng Quản trị học | 2017

Bên cạnh đó, hãy liệt kê đúng và đủ những chứng chỉ bạn tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc. Những nội dung bạn đưa ra cần xúc tích, chuẩn xác với thành tích thực tế của cá nhân bạn. 

VD: 

- Chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC | 750

- Chứng chỉ MOS | 820

Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ trong CV quản lý sản xuất
Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ trong CV quản lý sản xuất

2.6. Một số thông tin khác

Ngoài những thông tin bên trên, bạn có thể bổ sung thông tin thêm trong cv như sở thích, năng khiếu, người tham chiếu… để hoàn thiện bản CV. Những thông tin này không quá cần thiết, nhưng đôi khi chúng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn đến bạn đó. Tuy nhiên đừng quá dài dòng mà hãy điểm qua một cách ngắn gọn thôi nhé.

3. Cần lưu ý những điều gì khi viết CV quản lý sản xuất

Về mặt hình thức, hãy kiểm tra tất cả các lỗi chính tả và sửa ngay lập tức tối thiểu 2 lần trước khi hoàn thiện CV. Nếu bạn thực hiện hình thức ứng tuyển trực tuyến và gửi CV online, đừng ngại tham khảo những mẫu CV online, template cv đẹp có sẵn trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm tự thiết kế CV. Sẽ không nhà tuyển dụng nào đánh giá thấp bạn vì điều này đâu. Tuy nhiên, hãy chú ý căn chỉnh để bố cục và màu sắc CV hài hòa nhất, phù hợp với nội dung bạn trình bày trong CV.

Hiện nay, có rất nhiều website cung cấp CV xin việc mẫu có sẵn, nhưng hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn để tránh sử dụng những mẫu CV quá cũ hoặc có bố cục quá lủng củng màu sắc khó nhìn. Hãy lựa chọn lọc kỹ lưỡng để tìm mẫu CV hợp với mình nhất nhé. Trước khi gửi CV, hãy chuyển đổi định dạng file sang dạng PDF để tránh trường hợp lỗi font, mất hình và chỉ sử dụng duy nhất 1 font chữ và 1 cỡ chữ trong CV. Trong trường hợp bạn cần in CV ra bản cứng, hãy chọn in màu và tham khảo những cách phối màu hợp lý để CV bắt mắt nhất nhé.

Những lưu ý khi viết CV quản lý sản xuất
Những lưu ý khi viết CV quản lý sản xuất

Về mặt nội dung, bạn cần chắc chắn tuyệt đối tính chính xác của những thông tin đưa ra trong CV, nhất là những thông tin liên quan đến bằng cấp chứng chỉ. Sai lầm do sơ ý của bạn sẽ dễ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Đồng thời, những thông tin bạn đưa ra trong CV nên ngắn gọn, hàm súc tối đa. 

Trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng cần sự trau chuốt và cẩn thận về nội dung lẫn hình thức. Mỗi ngày, nhà tuyển dụng có thể nhận hàng trăm, hàng nghìn CV. Do đó, chỉ một sai lầm dù là nhỏ nhất cũng có thể phá hủy CV quản lý sản xuất của bạn đấy.

Hơn ai hết, vieclam88.vn hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về cách viết cv việc làm quản lý sản xuất bên trên, bạn có thể xây dựng được một CV quản lý sản xuất chuyên nghiệp và tìm việc làm như ý muốn.  Chúc các bạn thành công!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: