Hướng dẫn cách viết CV PR gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-07-08 09:08:36

Đối với bất cứ ai khi đi xin việc, ngay từ đầu vào với khâu gửi offer hay trao đổi công việc qua email nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên phải có một bản CV. CV đối với mỗi ngành nghề đều rất quan trọng và vai trò của nó là không thể thiếu dù bạn làm ở bất cứ lĩnh vực nào hay nghề nào. CV PR nghe có vẻ ngắn gọn nhưng nó lại là bản CV “bán thân” cho ngành nghề hot nhất hiện nay. Các bạn hãy cùng tìm hiểu cách viết CV PR chi tiết và cụ thể nhất qua bài viết dưới đây nhé. 

1. CV PR là gì?

CV PR cụ thể là cách viết tắt của các từ trong tiếng Anh đó là Curriculum Vitae Public Relation. Đó là CV quan hệ công chúng. Để mà nói một cách đơn giản nhất thì CV quan hệ công chúng được xem là CV cần có sự kết hợp của các yếu tố truyền thống cần thiết trong CV và những yếu tố mang hơi hướng nước ngoài bởi nó là ngành có đặc thù về quan hệ đối ngoại là phần nhiều. 

Nếu bạn nhanh nhạy và cập nhật được những xu hướng và cách viết CV PR mới nhất hiện nay thì khả năng tiếp cận với những cơ hội nghề nghiệp sẽ tốt hơn rất nhiều. 

CV PR là gì
CV PR là gì

CV PR không những được cho là yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình nộp hồ sơ xin việc và cũng là bước tạo tiền đề để bạn có được công việc liên quan đến quan hệ công chúng tốt nhất. 

Cụ thể về cách viết của CV PR như thế nào đừng vội lướt qua mà hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua phần tiếp theo ngay sau đây nhé. 

2. Hướng dẫn cách viết CV PR gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

2.1. Phần mở đầu

Đối với bất kỳ một CV của ngành nghề nào cũng cần có những quy chuẩn riêng nhưng bên cạnh đó tất cả đều cần phải có phần mở đầu gây được ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng trước đã. 

Đối với CV PR cũng vậy, phần mở đầu chính là phần tạo được những ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Phần này chủ yếu đưa ra những thông tin cá nhân cơ bản nhất để nhà tuyển dụng có cái nhìn bao quát nhất về các thông tin của bạn. 

Cụ thể cách viết của phần này như sau. Bạn hãy ghi đầy đủ các thông tin chi tiết về cá nhân bao gồm địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email cá nhân. Những thông tin này nên ghi vào một góc nhỏ bên phải của khổ A4 trong CV. Phần trung tâm ở giữa sẽ điền tiêu đề của CV. Cần ghi to và rõ ràng là CV PR hoặc CV quan hệ công chúng. Phần này phải được viết với cỡ chữ to hơn để đảm bảo rằng sẽ làm nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng nhất có thể. Đồng thời không làm lu mờ đi hay bị lẫn với CV của những ứng viên ngành nghề khác được tuyển cùng đợt với bạn. 

Cách viết phần mở đầu
Cách viết phần mở đầu

Tiếp theo cần thiết phải có để nhà tuyển dụng xem xét bạn có đủ tiêu chuẩn hay không đó là ảnh CV. Một người có kinh nghiệm và có đủ tư duy chín chắn sẽ biết cách lựa chọn những bức ảnh đúng quy định. Vậy thế nào là ảnh CV đúng quy định? Ảnh đúng quy định được dựa trên các yêu cầu về ảnh phải sắc nét, rõ mặt, chụp chính diện nhưng không giống như ảnh chân dung để làm hồ sơ nhé. Bạn có thể cười thân thiện để nhà tuyển dụng thấy được góc cạnh trên khuôn mặt của bạn. 

Bạn có biết lý do tại sao rất nhiều nhà tuyển dụng từ chối không gọi điện phỏng vấn bạn hay không? Một trong số các lý do đó là ảnh CV không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Như vậy là bạn đã hoàn thiện cách viết phần mở đầu cơ bản nhất rồi đó. Hãy cùng tìm hiểu phần nội dung chính cần có trong CV là gì qua phần tiếp theo nhé.

2.2. Phần nội dung chi tiết các đề mục

Trong phần nội dung này, cơ bản nhất bạn cần có các thông tin sau: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, hoạt động xã hội, mục tiêu nghề nghiệp, bằng cấp và chứng chỉ. Với mỗi một mục như vậy sẽ được viết thành một đoạn riêng biệt và tách bạch với các đoạn khác nhằm làm cho CV của bạn trở nên khoa học và dễ nhìn hơn. Đồng thời gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn về cách sắp xếp các đề mục. 

Thông thường giữa các đề mục khác nhau sẽ được ngăn cách bằng một dấu gạch ngang đậm để phân biệt rõ ràng. Và trình tự cũng như cách viết khoa học nhất đó là sắp xếp các sự kiện diễn ra theo thời gian. 

Ví dụ cụ thể về cách viết của từng phần như sau: 

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân

Trình độ học vấn: theo như các nhà tuyển dụng đã đề xuất thì họ sẽ thích xem CV có sự chỉn chu nhất định. Nó cũng nói lên một phần về tính cách của ứng viên. Nên khi viết trình độ học vấn hãy lưu ý rằng nếu mức điểm ở cấp bậc học cao nhất (ví dụ cụ thể là bậc đại học) bạn có GPA trung bình từ 3.5 trở lên thì hãy thêm vào CV còn nếu thấp hơn thì tốt nhất không cần. Bạn chỉ cần điền trường đại học mà bạn đã học và chuyên ngành học là đủ rồi.

Mục tiêu nghề nghiệp: nếu để viết cho sang chảnh và đúng phong cách của quan hệ công chúng thì mục tiêu nghề nghiệp hay còn được gọi là Career Objectives sẽ được viết ở ngay phía dưới của tiêu đề CV để làm nổi bật lên những gì mà bạn hứa hẹn sẽ đặt ra cho công việc. 

Tuy nhiên theo một form cố định và cấu trúc chung thì CV PR phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ viết song song với Trình độ học vấn có nghĩa là được viết ở bên phải của khổ A4. Mục tiêu nghề nghiệp của quan hệ công chúng cần được xác định một cách rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn cụ thể và được phân cách với nhau bằng những dấu gạch đầu dòng. Ví dụ mẫu về mục tiêu nghề nghiệp trong CV PR như sau: 

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

“Rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm tốt nhất về ngành quan hệ công chúng cũng như liên tục trau dồi thêm nhiều kiến thức về PR để được tìm hiểu sâu hơn với ngành”

“Trong những năm tới sẽ cố gắng để có thể làm tốt được tất cả các công việc được giao cũng như có những vị trí và cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.”

Kinh nghiệm làm việc: đừng lan man quá nhiều về những kinh nghiệm không liên quan gì đến quan hệ công chúng vì dù bạn có viết vào CV thì nhà tuyển dụng cũng chẳng cần đếm xỉa đến những thông tin đó làm gì cho mất thời gian. Vì nó cũng chẳng hỗ trợ bạn được gì nhiều trong quy trình làm việc PR cả. Đồng thời nó còn gây rối và làm nhiễu loạn những thông tin mà nhà tuyển dụng đang cần tìm nữa. 

Kinh nghiệm làm việc nên viết về những trải nghiệm thực tế và những chuyến thực tập về ngành PR tại các văn phòng hoặc cơ quan mà bạn đã từng tham gia. Nếu số lượng các kinh nghiệm quá nhiều thì hãy viết theo thứ tự thời gian. Từ những kinh nghiệm xa nhất làm cách thời gian thực tế lâu nhất đến những kinh nghiệm gần đây nhất bạn mới làm. 

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Kỹ năng chuyên môn: nên được viết theo hướng những kỹ năng bạn đã được học ở trường và thực tế sau khi đi làm mà bản thân được tiếp nhận. Có thể viết những kỹ năng mềm những phải là vượt trội hơn hẳn và cũng có thể viết kỹ năng tin học văn phòng đối với dân PR cũng rất quan trọng. Kỹ năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, kỹ năng làm việc với đối tác và xây dựng chiến lược. Tất cả đều là những kỹ năng cần thiết. 

Bằng cấp và chứng chỉ: học PR thì bằng tốt nhất cho công cuộc viết vào CV của bạn đó là bằng tốt nghiệp và những chứng chỉ về PR, quan hệ công chúng.

Các hoạt động xã hội: những hoạt động nào thật sự cần thiết và bổ ích cho ngành PR thì bạn hãy thêm vào ví dụ như tham gia vào hoạt động tình nguyện tại các tổ chức phi chính phủ, làm công tác tổ chức và sắp xếp các sự kiện của quan hệ công chúng. 

2.3. Phần thông tin thêm

Phần thông tin thêm bạn có thể ghi những thông tin về sở thích cá nhân của mình và mục người tham chiếu để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với những người “đỡ đầu” cho bạn. Bên cạnh đó bạn cũng đừng sa đà quá nhiều vào những thông tin về sở thích cá nhân đặc biệt là những thông tin không có sự liên quan đến ngành PR mà bạn đang ứng tuyển. 

Phần thông tin thêm
Phần thông tin thêm

Hãy nêu các sở thích như khám phá thế giới xung quanh, quan tâm đến cảm xúc của người khác. Đây là những thông tin cần thiết cho quá trình bạn làm truyền thông thương hiệu chẳng hạn hoặc tiếp thị. 

Như vậy với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây về CV PR hy vọng bạn có thể nắm chắc được cách viết và biết cách sắp xếp bố cục cho một bản CV PR như thế nào là đạt yêu cầu và gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Hãy tự mình làm tăng khả năng cũng như cơ hội nghề nghiệp của mình nhiều hơn trong tương lai với CV PR bạn nhé. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: