1. Xác định bố cục trước khi viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là bản CV dành riêng cho những nhân viên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Qua bản CV, ứng viên sẽ trình bày những yếu tố về kỹ năng, trình độ, hay kinh nghiệm của mình để chứng tỏ sự phù hợp với vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu mà họ đang ứng tuyển.
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực bắt buộc phải tiến hành các giao dịch, giao thương với nước ngoài nên việc các nhân viên làm việc trong lĩnh vực này, nhất là vị trí những nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu thì lại càng cần sử dụng đến tiếng Anh nhiều hơn.
Đó là lý do mà các ứng viên khi nộp CV xin việc nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu ở họ một bản CV bằng tiếng Anh.
Về bố cục của CV thì các phần cơ bản đều giống như CV ở những ngành nghề khác. CV xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh cho nhân viên chứng từ cũng vậy cũng vậy. Bố cục của một bản CV ngành này được chia làm 3 phần, cụ thể đó là:
- Phần mở đầu
Ở phần này sẽ là lời chào hỏi và giới thiệu thông tin cơ bản nhất của bạn đến nhà tuyển dụng. Các nội dung chính bạn cần liệt kê ở đây đó là họ và tên bạn, địa chỉ nơi ở, số điện thoại và các thông tin liên lạc khác như email.
Sau khi trình bày các thông tin này, bạn hãy đưa vào một dòng để nêu lên vị trí ứng tuyển của mình là nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu.
- Phần thân CV
Trong CV xin việc ngành xuất nhập khẩu đây được đánh giá là phần quan trọng nhất. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào phần này để có thể nhận xét thấu đáo hơn về con người của ứng viên.
Xuất phát từ những yếu tố như mục tiêu trong sự nghiệp, kỹ năng, trình độ năng lực họ sẽ đánh giá xem so với những gì mà họ cần thì bạn có phù hợp với công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu hay không.
Bên cạnh việc nêu ra những điều mà bạn mong muốn được nhận từ công ty, bạn cũng hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy định hướng đóng góp cho công ty của bạn. Một bí kíp cho bạn là hãy chia ra làm hai phần, một là mục tiêu ngắn hạn và hai là mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn.
- Phần kết CV
Phần kết CV vô cùng đơn giản khi bạn chỉ cần nêu lên những mong muốn hợp tác tốt đẹp giữa bạn và công ty. Cuối cùng đừng quên gửi lời chào một cách lịch sự đến nhà tuyển dụng vì họ đã dành thời gian xem CV của bạn nhé.
2. Hướng dẫn chi tiết viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu tiếng Anh
2.1. Mô tả bản thân (Personal Quote)
Tại đây bạn hãy nêu rõ cho nhà tuyển dụng những thông tin chi tiết về bản thân như: Họ và tên (Full name); Ngày tháng năm sinh (Date of birth); Email; Địa chỉ (Address); Số điện thoại (Phone number).
Thông qua phần này nhà tuyển dụng sẽ biết được các thông tin cơ bản về ứng viên của mình.
Ngoài ra một số ứng viên để tạo điểm nhấn cho CV sẽ thêm vào đó một số câu “quote” để thể hiện bản thân mình tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một số mẫu câu bên dưới như sau:
- Being a responsible person with full passion for personal development.
(Là một người có đầy trách nhiệm với niềm đam mê phát triển bản thân)
- Learning and thinking creatively to seize the career opportunities.
(Học hỏi và suy nghĩ sáng tạo để nắm bắt được những cơ hội về nghề nghiệp)
- Willing to learn and grow, extremely mature.
(Sẵn sàng trong học tập và phát triển, suy nghĩ chín chắn)
2.2. Mục tiêu trong nghề nghiệp (Career Objective)
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp bạn hãy cố gắng viết đầy đủ ý nhưng đừng quá dài dòng. Hãy thể hiện mình và công ty đang ứng tuyển có chung mục tiêu với nhau.
Những định hướng phát triển của ứng viên sẽ làm nên hướng phát triển của công ty vì vậy điều này rất quan trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang khẳng định ngầm với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn được cống hiến lâu dài cho công ty.
Để viết về mục tiêu ngắn hạn bạn có thể trình bày theo những gợi ý sau:
- Looking for a position in a professional, especially export-import as logistics companies.
(Tìm kiếm một vị trí trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là tại các công ty xuất nhập khẩu)
- Improving knowledge, experiences in export-import areas.
(Nâng cao được kiến thức, kinh nghiệm ở lĩnh vực xuất nhập khẩu)
- Willing to seize opportunities in career development.
(Sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong việc phát triển sự nghiệp)
- Learn more new things in international environment to accumulate much experience
(Học hỏi những điều mới ở trong môi trường quốc tế để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm)
- Studying as well as developing leadership skills, soft skills and other important skills.
(Học hỏi và phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng mềm và những kỹ năng khác)
Sau khi hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn bạn có thể viết một vài định hướng dài hạn của bạn trong mục tiêu nghề nghiệp như sau:
- Become a professional documentations staff in the next 1-2 years.
(Trở thành một nhân viên chứng từ chuyên nghiệp trong vòng 1 đến 2 năm tới)
- Becoming a senior manager at an export-import company in the coming 3-5 years.
(Trở thành quản lý cấp cao tại công ty xuất nhập khẩu trong vòng 3 đến 5 năm nữa)
- Become an expert in the export-import field và supply chain management.
(Trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và quản lý chuỗi cung ứng)
2.3. Các kỹ năng (Skills)
Những kỹ năng về chuyên môn đương nhiên bạn phải có những đi kèm với đó là các kỹ năng mềm. Đây là một yếu tố để nhà tuyển dụng cộng thêm điểm cho CV của bạn.
Những kỹ năng này được hình thành trong quá trình bản thân bạn tự tích lũy. Chẳng hạn với mẫu CV xuất nhập khẩu của mình bạn có thể đưa vào các kỹ năng mềm như là:
- Good at negotiation, communication, presentation and persuasion skills.
(Có kỹ năng đàm phán, giao tiếp, thuyết trình và thuyết phục tốt)
- Logical skills, effective leadership and teamwork skills
(Khả năng suy luận logic, khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm)
- Ability to use English specialized in commercial correspondence and international transactions
(Có khả năng tiếng Anh đặc biệt là trong thư tín thương mại và giao dịch quốc tế)
2.4. Kinh nghiệm trong làm việc (Experience)
Nội dung hàng đầu trong CV xuất nhập khẩu giúp bạn nổi bật đó chính là kinh nghiệm. Kinh nghiệm giúp cho nhà tuyển dụng biết bạn có tố chất trong vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu họ đang tuyển dụng hay không.
Một ứng viên nổi trội hơn chắc chắn là một ứng viên có kinh nghiệm phù hợp. Nhà tuyển dụng chọn những ứng viên đó sẽ tiết kiệm được thời gian để đào tạo bởi những ứng viên đó thường sẽ học việc nhanh hơn.
Để kinh nghiệm của bạn vượt qua hàng trăm những CV khác, có sức hút thì bạn nên cẩn thận khi xây dựng nội dung phần này. Bạn chỉ nên liệt kê những công việc tại các doanh nghiệp có uy tín và liên quan nhất đến vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và những kỹ năng bạn học được từ công việc đó ví dụ như các kỹ năng:
- Strategy for collecting information about potential customers.
(Lên chiến lược thu thập thông tin khách hàng tiềm năng)
- Managing, arranging customer information logically and effectively.
(Quản lý, sắp xếp thông tin khách hàng khoa học và hiệu quả)
- Making sure the sales target and searching for new customers.
(Đảm bảo doanh số bán hàng và tìm kiếm khách hàng mới)
Thông qua những nội dung của bài viết bên trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được về cách viết của một bản CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu tiếng Anh. Chúc bạn sẽ sớm tìm được cho mình một vị trí nhân viên chứng từ như mong muốn trong ngành xuất nhập khẩu.
Tham gia bình luận ngay!