Hướng dẫn viết CV lễ tân đơn giản, ai cũng viết thành công!

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2020-07-31 18:08:07

Đối với bất kì công việc nào, bước đầu tiên để có thể chinh phục thành công nhà tuyển dụng phải kể đến đó là một CV hoàn hảo. Ngay cả công việc lễ tân cũng vậy, nếu như bạn muốn tham gia vào một môi trường chuyên nghiệp tại các nhà hàng lớn, khách sạn lớn để có cơ hội phát triển hơn thì một CV lễ tân độc đáo sẽ là một điểm nhấn quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cùng Timviec365.com.vn khám phá ngay thôi! 

1. Tầm quan trọng của CV lễ tân

Tầm quan trọng của CV lễ tân
Tầm quan trọng của CV lễ tân

CV lễ tân hay cv Hotel Receptionist được hiểu là một bản tóm tắt về những gì bạn có được trong quá khứ từ kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan, các kỹ năng cá nhân cần thiết liên quan đến công việc. Đồng thời CV lễ tân sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể hiểu được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên khi tham gia vào vị trí lễ tân của khách sạn cũng như của nhà hàng. 

Hiển nhiên rằng trong một bộ hồ sơ xin việc, điều quan trọng nhất đó là bạn không phép quên mất việc soạn một mẫu CV. Trong trường hợp bạn thiếu CV trong bộ hồ sơ của mình, bạn có thể sẽ bị đánh “trượt từ vòng gửi xe” ngay lập tức, bởi lẽ việc sơ xuất sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người thiếu sự tỉ mỉ, thiếu chuyên nghiệp và một khách sạn, hay một nhà hàng lớn họ sẽ không lựa chọn những người như vậy vào làm việc. 

Đó cũng là một lý do, lý giải tại sao CV lễ tân lại trở nên quan trọng như vậy. Để có thể soạn thảo một mẫu CV xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng thì hãy cùng Timviec365.com.vn khám phá những điều thú vị ngay sau đây nhé!  

Xem ngay thông tin tuyển dụng khách sạn - nhà hàng

Các bố cục chính của CV lễ tân
Các bố cục chính của CV lễ tân 

Nhìn chung, các mẫu cv có bố cục khá tương đồng gồm các nội dung chính như dưới đây:

  • Thông tin cá nhân 
  • Mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn, dài hạn)
  • Trình độ học vấn (Trường, chuyên ngành học) 
  • Kinh nghiệm làm việc trong quá khứ 
  • Hoạt động ngoại khóa 
  • Kỹ năng cần thiết liên quan đến công việc
  • Sở thích cá nhân 

Mặc dù phải tuân thủ theo Motip quen thuộc của một bản CV tuy nhiên nội dung bên trong lại không hề giống với bao công việc khác. Để có thể thành công gây dựng ấn tượng với nhà tuyển dụng thì ngay sau đây Timviec365.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách viết nội dung của CV lễ tân nhé! 

Xem thêm: Khám phá bản mô tả công việc lễ tân chuẩn chỉnh chi tiết nhất

Hướng dẫn chi tiết cách viết CV lễ tân
Hướng dẫn chi tiết cách viết CV lễ tân 

3.1. Thông tin cá nhân quan trọng

Trước hết về các thông tin cá nhân quan trọng thì bạn cần phải nêu đầy đủ các thông tin sau: 

  • Họ tên: Nguyễn Thị A 
  • Email: Hãy tạo một Email chuyên nghiệp dành cho mình nhé. Việc sử dụng những email quá “trẻ trâu” cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự đánh mất cơ hội của mình mình đấy. Một lời khuyên dành cho bạn đó là bạn hãy sử dụng tài khoản Email đơn giản để cho nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đoán ra “đó là bạn” 
  • SDT: 0123456789
  • Vê ảnh Avt: Bạn nên chọn một mẫu ảnh avt đẹp, không mờ. Việc bạn chọn một tấm ảnh quá mờ sẽ khiến nhà tuyển dụng khó chịu.

3.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai (ngắn hạn, dài hạn)

Tiếp đến là về mục tiêu nghề nghiệp trong cv. Không chỉ riêng về CV lễ tân và mục tiêu nghề nghiệp hoàn hảo, ấn tượng cũng giúp cho bạn có thể thành công vượt qua cả buổi phỏng vấn. 

Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai (ngắn hạn, dài hạn)
Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai (ngắn hạn, dài hạn)
  • Đối với mục tiêu ngắn hạn (3 tháng) 

Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường thì bạn có thể viết là “Làm quen với môi trường lễ tân thực tế” 

Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm trong nghề thì bạn có thể ghi là “Đáp ứng đủ các tiêu chí KPI mà trưởng bộ phận giao cho để trở thành một lễ tân xuất sắc” 

Tại phần mục tiêu ngắn hạn, bạn chỉ cần viết ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, tránh việc dài dòng lan man khiến cho CV của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp. 

  • Đối với mục tiêu dài hạn (6 tháng) 

Lưu ý khi viết cv: Bạn không được phép trình bày một cách qua loa cho có, bởi vì với mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ xem xét bạn có phải là một ứng viên tiềm năng, có đam mê, có ý chí hay không. 

Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

“Mong muốn được làm việc trong môi trường cạnh tranh chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao kiến thức nghiệp vụ để tiến đến một vị trí cao hơn để góp sức xây dựng nhà hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng khi đến nhà hàng…”  

Trình bày kế hoạch phát triển bản thân trong CV một cách rõ ràng theo những ý trên chắc chắn bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

3.3. Trình độ học vấn của ứng viên

Trình độ học vấn của ứng viên
Trình độ học vấn của ứng viên

Về trình độ học vấn trong cv, nội dung quan trọng nhất cần phải làm nổi bật trong mục này đó là 

  • Chứng chỉ nghiệp vụ hành nghề 
  • Chuyên ngành bạn đã học 
  • Trường đào tạo 
  • Kỹ năng ngôn ngữ

Đặc biệt và cũng là quan trọng nhất đó là chứng chỉ nghiệp vụ hành nghề, điều này có thể giúp bạn khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn có đủ khả năng, đủ kinh nghiệm để hoàn thành xuất sắc vị trí này.

Ngoài ra với một số các khách sạn, nhà hàng thường xuyên có khách nước ngoài lưu tới thì việc bạn có kỹ năng ngôn ngữ (Tiếng Anh) chiếm 70% tỷ lệ lọt vào vòng phỏng vấn rồi. Tại kỹ năng ngôn ngữ bạn cần ghi rõ là bạn có chứng chỉ tiếng anh TOEIC hay IELTS, và đặt bao nhiêu điểm. Nếu như bạn chưa có chứng chỉ thì bạn có thể ghi là “có đủ khả năng nghe nói đọc viết”.

Cách viết người tham chiếu trong CV

3.4. Kinh nghiệm làm việc 

Nếu bạn đã từng làm việc tại vị trí tương tự ở một địa điểm nào đó thì đây có thể coi là lúc bạn được “tỏa sáng”, có kinh nghiệm chính là có thêm lợi thế, một “cần câu may mắn” giúp bạn có thêm vị thế cho bản thân. Bạn cần phải trình bày một cách khoa học, không phô trương nhưng truyền tải đủ ý đến với nhà tuyển dụng. 

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc 

Ví dụ như:

“Kinh nghiệm làm việc tại khách sạn Hưng Hà tại Hà Nội 

Thời gian: 08/2017 - hiện tại 

Vị trí: Nhân viên lễ tân 

Mô tả công việc 

  • Đảm nhiệm vai trò đón tiếp khách hàng
  • Hoàn thành thủ tục nhận và trả phòng của khách 
  • Liên hệ, giao tiếp với khách hàng thông qua điện thoại bằng tiếng anh
  • Tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng để trả lời cho khách hàng về các dịch vụ của khách sạn. 
  • Đảm bảo các dịch vụ mà khách hàng được nhận theo đúng quy trình 
  • … “ 

Với kết cấu đơn giản này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể xác định được rõ hơn về việc bạn có phù hợp với công việc này hay không?

3.5. Các hoạt động ngoại khóa 

Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường chắc hẳn các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện viên chắc chắn bạn đã từng tham gia qua. Việc bạn đã có trải nghiệm với các hoạt động sẽ giúp cho việc bạn sẽ có một điểm cộng cho sự năng động, bạn chắc hẳn sẽ có một kỹ năng giao tiếp tốt, bạn đã được tiếp xúc với nhiều người nhiều tính cách… Và đó cũng chính là những điều mà nhà tuyển dụng mong muốn từ một lễ tân tiềm năng. 

Bạn có thể chia sẻ như sau: 

“01/2018 - 12/2019: Tình nguyện viên 

  • Tham gia đội tình nguyện STQ của trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
  • Tham gia ban truyền thông, hỗ trợ các ban khác như ban sự kiện, ban kỹ thuật để hoàn thành các công việc một cách ổn thỏa nhất.”

3.6. Các kỹ năng liên quan đến công việc 

Các kỹ năng liên quan đến công việc
Các kỹ năng liên quan đến công việc 

Không dừng lại ở đó, các kỹ năng liên quan đến công việc là một trong những yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn một cách chính xác hơn. Bạn có thể tham khảo những tiêu chuẩn, yêu cầu cần có của nhân viên lễ tân tại chính bản mô tả công việc nhân viên lễ tân mà khách sạn, nhà hàng khi tuyển dụng có gửi cho bạn. Đây cũng có thể được coi là “phao cứu sinh” hoàn hảo, tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng đến điều đó mà hãy thể hiện có nhà tuyển dụng thấy bạn có những gì. 

Các kỹ năng liên quan đến công việc của nhân viên lễ tân bao gồm: 

  • Kỹ năng giao tiếp 
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục 
  • Kỹ năng làm việc nhóm 
  • kỹ năng làm việc độc lập cao 
  • Kỹ năng quản lý sổ sách, tài chính 
  • Kỹ năng tin học máy tính 
  • … 

Ngoài ra đi kèm với các kỹ năng  trên bạn cũng có thể liệt kê một số tố chất mà bạn có ví dụ như:

  • Có tinh thần trách nhiệm 
  • Chăm chỉ, nhiệt tình 
  • Năng động và luôn mong muốn được học hỏi không ngừng 

Bạn không cần ghi quá kỹ các tố chất và các kỹ năng đi kèm, hãy chọn khoản 4 đến 5 kỹ năng để điền vào CV lễ tân để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé. Ngoài ra thì còn những kỹ năng bạn chưa có, thì đừng lo, bạn vẫn có thể rèn luyện mà khắc phục những điều đó mà! 

3.7. Sở thích đặc biệt của  bản thân 

Bạn có thể nêu một số sở thích trong cv của bạn ví dụ như: Đọc sách, tập thể dục... Phần này bạn chỉ cần ghi ngắn gọn nhưng đủ sự thú vị là được nhé!

Các mẹo kinh điển khi viết CV lễ tân
Các mẹo kinh điển khi viết CV lễ tân 
  • Một câu hỏi được đặt ra đó là bạn nên viết CV bằng tay hay đánh máy? Lời khuyên của Timviec365.com.vn dành cho bạn đó là chỉ khi nơi bạn tham gia làm việc yêu cầu sự sáng tạo thì bạn vẫn sử dụng CV viết tay còn đối với các khách sạn, nhà hàng lớn yêu cầu sự chỉnh chu thì lựa chọn tốt nhất chính là soạn thảo bằng CV online mẫu có sẵn. 
  • Bạn có thể tìm kiếm các mẫu CV Lễ tân ngay tại Timviec365.com.vn. Tại đây có rất nhiều các mẫu CV đẹp, độc đáo và ấn tượng, phù hợp vị trí mà bạn đang mong muốn được apply. 
  • Không chỉ có riêng CV Lê tân mà bạn còn có thể lựa chọn các mẫu đơn xin việc hoặc thư xin việc Lễ tân có sẵn với đủ những thiết kế hấp dẫn. Việc của bạn đó là cung cấp thông tin, còn thiết kế mẫu CV đẹp cứ để có Timviec365.com.vn lo! Vậy thì còn không mau nhanh tay tìm kiếm và lựa chọn ngay cho mình một mẫu CV lễ tân đẹp chinh phục nhà tuyển dụng ngay thôi!  

Trên đây là những thông tin quan trọng về cách viết CV lễ tân, đồng thời Timviec365.com.vn đã cung cấp thêm cho bạn một số mẹo để có thể viết hoàn chỉnh một mẫu CV thu hút nhà tuyển dụng, Timviec365.com.vn tin rằng chỉ với bài hướng dẫn này, bạn sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm với các ứng viên khác trong vị trí lễ tân đấy!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: