[Khám phá] Credit rating là gì và những thông tin liên quan

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-05-17 10:45:09

Với những ai đam mê tài chính kinh tế, việc cập nhật những thuật ngữ, thông tin mới luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo vốn kiến thức không bị mai một, lạc hậu. Một trong những thuật ngữ quen thuộc xuất hiện trong nhiều văn bản học thuật và cả những ấn phẩm truyền thông như báo chí, bài viết mạng xã hội là credit rating. Vậy credit rating là gì? Cùng vieclam88.vn giải mã qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm credit rating là gì?

Trong nền kinh tế hội nhập hiện đại, những thuật ngữ chuyên môn thường xuyên được cập nhật, thêm mới và sử dụng song ngữ Anh Việt để đảm bảo tính ứng dụng. Thêm vào đó, rất nhiều thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gặp tình trạng không rõ ngữ nghĩa khi chuyển sang tiếng Việt. 

Khái niệm credit rating là gì?
Khái niệm credit rating là gì?

Credit rating là một trong những thuật ngữ được sử dụng thường xuyên đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Credit rating là xếp hạng tín dụng - đây là thước đo để những bên cho vay đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng của doanh nghiệp, tổ chức muốn vay vốn. Việc đánh giá dựa trên những thông tin mà bên vay tiền cung cấp: tình hình vay mượn, lịch sử các khoản nợ từ trước, hoạt động kinh doanh, làm việc của cá nhân, doanh nghiệp: tổng doanh thu - lãi - lỗ. Việc đánh giá xem liệu có khả năng trả số tiền đã vay hay không để quyết định cho vay.

Song hành với credit rating không thể không nhắc đến thuật ngữ liên quan credit agency - đây là những đơn vị định mức xếp hạng tín nhiệm sẽ trực tiếp làm những cuộc khảo sát, nghiên cứu để đưa ra những thông tin chuẩn xác. Doanh nghiệp, cá nhân đã trả nợ như thế nào? Khoản nợ đấy được sử dụng để đầu tư sinh lời hay không được đầu tư chỉ dùng để làm ngân sách, vốn sử dụng?

Xem thêm: Việc làm kỹ sư kinh tế xây dựng

Credit rating và credit rating agency là hai chủ thể không tách rời
Credit rating và credit rating agency là hai chủ thể không tách rời

Hiện nay trên thế giới có 3 công ty định mức tín nhiệm được xem như Big 3 ngành credit rating: Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings. Cùng xem 3 tập đoàn này sẽ có những yêu cầu, tiêu chuẩn gì khi tiến hành hoạt động xếp hạng tín dụng trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

2. Cách thức tiến hành xếp hạng tín nhiệm của những tập đoàn lớn trên thế giới

Rất nhiều doanh nghiệp xếp hạng tín dụng ở Việt Nam hiện cũng đang dựa theo bộ tiêu chuẩn của những tập đoàn xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới để có cái nhìn chuyên nghiệp, khách quan nhất có thể. Đơn cử như Standard & Poor’s sử dụng những yếu tố dưới đây để cung cấp thông tin xếp hạng tín dụng cho khách hàng: 

Cách thức tiến hành xếp hạng tín nhiệm của những tập đoàn lớn trên thế giới
Cách thức tiến hành xếp hạng tín nhiệm của những tập đoàn lớn trên thế giới

- Khả năng thanh toán: Đây là khả năng được các bên cho vay quan tâm nhất và cũng thường tập trung yêu cầu credit rating agency tìm hiểu. Không phải doanh nghiệp nào cũng cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin tài chính của bản thân lên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiêu chí này cũng đòi hỏi thời gian tìm hiểu hơn các tiêu chí khác. Nhân sự của credit agency cũng có thể tìm hiểu thông qua thông tin từ những bên liên quan

- Dựa trên pháp luật để nhận định khả năng hoàn nợ: các khoản như do tai nạn, bệnh tật sẽ được xếp loại cao hơn những doanh nghiệp phá sản. Nếu cá nhân, doanh nghiệp có phá sản trong thời kỳ hợp đồng tín dụng còn điều khoản khác nhau.

- Bản chất của khoản vay

Có 3 tiêu chí chính để xác định khả năng trả nợ của bên đi vay
Có 3 tiêu chí chính để xác định khả năng trả nợ của bên đi vay

Từ 3 tiêu chí trên có thể nhận xét với các tập đoàn lớn khả năng trả nợ là khả năng tín dụng quan trọng nhất. Để đạt được mức xếp hạng khả quan trong báo cáo của các tập đoàn tín dụng cá nhân và doanh nghiệp phải trả qua nhiều đợt xét duyệt và tỉ mỉ phân loại: từ mức nợ ưu tiên thấp/ ưu tiên cao. Loại hình công ty cũng sẽ được quan tâm khi các tập đoàn tiến hành xếp hạng tín dụng. Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác nhau cũng sẽ có mức xét duyệt khác nhau.

Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án

3. Phân loại các mức nợ trong credit rating

Ở phần cuối của bài viết, mời bạn đọc tiếp cận với xếp loại nhóm nợ trong credit rating để có kiến thức sâu hơn và ứng dụng thực tiễn nhé. 

3.1. Xếp hạng nợ dài hạn theo mức đầu tư (investment grade)

Với loại hình này, các mức ngân sách của cá nhân, doanh nghiệp sẽ được xếp từ AAA đến BBB. 

Xếp hạng nợ dài hạn theo mức đầu tư (investment grade)
Xếp hạng nợ dài hạn theo mức đầu tư (investment grade)

Trong đó, ta có các bậc sau:

AAA: Theo xếp hạng của Standard & Poor’s, đây là mức độ cao nhất trong thang xếp hạng ngân sách theo mức đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được đánh giá AAA có tiềm lực tài chính tốt và được yên tâm trong khoản thanh toán nghĩa vụ tài chính.

AA: So với AAA, bậc AA thấp hơn một chút. Nếu coi AAA là thang 10/10 thì AA tương đương với 8-9/10 tuy nhiên doanh nghiệp được đánh giá AA vẫn được đánh giá cao về nghĩa vụ thanh toán tài chính và có nguồn lực kinh tế ổn định. 

A: Để người đọc dễ hình dung, vieclam88.vn xin quy đổi mức A sang thang 6-7/10. Tuy không ở mức cao như AAA và AA nhưng bậc A vẫn là đánh giá đảm bảo bên cho vay sẽ được cam kết nghĩa vụ tài chính. Doanh nghiệp được đánh giá bậc A thường sẽ kinh doanh những sản phẩm dịch vụ dễ bị tác động bởi môi trường. (Ví dụ: Quần áo thời trang dễ bị lỗi mốt)

BBB: Chủ nợ được bảo vệ ở mức đủ mạnh khi doanh nghiệp đi vay được đánh giá mức BBB. Tuy không cao như 3 mức bên trên nhưng doanh nghiệp này vẫn có tiềm lực ổn. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp dễ gặp biến động khi đứng trước thay đổi của môi trường, từ đó những cam kết về nghĩa vụ tài chính sẽ không giữ được sự ổn định. 

Mẫu thư xin việc

3.2. Xếp hạng nợ dài hạn theo hạn mức không đầu tư (non-investment grade)

Với loại hình này, các mức ngân sách của cá nhân, doanh nghiệp sẽ được xếp từ BB đến C.

Xếp hạng nợ dài hạn theo hạn mức không đầu tư (non-investment grade)
Xếp hạng nợ dài hạn theo hạn mức không đầu tư (non-investment grade)

BB: Đối với những hạng mục không đầu tư, cá nhân/ doanh nghiệp được đánh giá với khoản nợ ở mức BB sẽ ổn định hơn so với những mức độ bên dưới. Tuy nhiên do không được đầu tư những khoản nợ này sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, tài chính nếu như đối tượng đi vay không đủ năng lực để kiểm soát nhằm đáp ứng các nghĩa vụ đi vay. 

B: Cá nhân, doanh nghiệp được đánh giá ở mức B vẫn có đủ khả năng đáp ứng cam kết nghĩa vụ tài chính nhưng khoản nợ lại thiếu an toàn hơn mức BB. Đồng thời những đối tượng này cũng dễ dàng bị suy giảm năng lực tài chính dựa nếu gặp điều kiện kinh tế bất lợi. 

CCC: Khoản nợ phụ thuộc nhiều vào chuyển biến của thị trường, đối tượng đi vay có thể không còn cam kết hoàn thành được các nghĩa vụ tài chính. 

CC: Khả năng vỡ nợ tăng đến mức rất cao. 

C: Khi được gắn mức này khoản nợ đã bị quá hạn so với thỏa thuận của chủ nợ và đối tượng đi vay cũng như rất có khả năng sẽ vỡ nợ. 

D: Vỡ nợ. Đây là trường hợp xấu nhất xảy ra khi đối tượng đi vay không thể trả được khoản nợ và rất có thể chủ nợ sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. 

Có thể nói, credit rating là một trong những hoạt động cần thiết trước khi các bên cho vay tiến hành giải ngân cho vay vốn nhằm đảm bảo nguồn lợi ích của hai bên và nguồn tiền không bị lãng phí. Mong rằng với những thông tin trong bài viết trên của đội ngũ vieclam88.vn các bạn đọc đã có thêm những kiến thức cơ bản nhất và giải mã được câu hỏi credit rating là gì. Cùng khám phá thêm nhiều thông tin thú vị và đặc sắc khác trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: