Content writer là gì? Tất tần tật điều cần biết về Content writer

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-12-02 13:52:37

Trong những năm gần đây, cụm từ Content writer xuất hiện rất nhiều trong các hội nhóm tuyển dụng. Vậy, Content writer là gì mà có nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm đến vậy?

1. Content writer là gì? Có phải là một nghề mới?

Trong thời buổi công nghệ số, mạng lưới truyền thông, quảng cáo phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu tiếp thị nội dung trên các nền tảng, các website tăng cao. Chính vì vậy, nghề Content writer ra đời.

Content writer là cụm từ khá mới mẻ
Content writer là cụm từ khá mới mẻ

1.1. Vậy, Content writer là gì?

Content writer là người viết nội dung (hay còn gọi là người xây dựng nội dung). Đúng vậy, giống như cái tên, công việc chính của người làm Content writer là dùng câu chữ, ngôn từ để tạo nên các nội dung hay hấp dẫn có giá trị cao với đầy đủ thông tin xoay quanh các lĩnh vực. Mang đến cho người đọc giá trị nào đó, giải đáp những nghi vấn trong quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng hay đơn giản là để thu hút khách hàng và giúp họ hiểu được những sản phẩm của mình mang đến. Nếu nội dung tốt, sẽ khiến người đọc bị thu hút và tin tưởng vào nội dung, từ đó có thể dễ dàng đạt được mục đích mà doanh nghiệp đề ra.

1.2. Mức lương của Content writer là bao nhiêu?

Mức lương của Content Writer thông thường sẽ phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và chuyên ngành mà bạn hoạt động, mức lương dao động như sau:

Mức lương của Content writer phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực
Mức lương của Content writer phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực
  • Content Writer chưa có kinh nghiệm: 5-7 triệu đồng/tháng.
  • Content Writer có kinh nghiệm: 8-15 triệu đồng/tháng.
  • Content Writer tiếng Anh: $1000-$1500/tháng (tương đương với khoảng 23-34 triệu đồng/tháng).

2. Những công việc mà một Content writer phải làm

2.1. Chi tiết công việc của Content writer

- Phát triển nội dung: Việc đầu tiên của một Content writer phải làm đó là phát triển nội dung của doanh nghiệp theo chiến lược marketing đề ra. Lên nội dung chi tiếp phù hợp với từng mục tiêu của chiến lược nhằm thúc đẩy hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.  

- Nghiên cứu các chủ đề liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động. Nghiên cứu chủ đề khác từ nguồn bài như phỏng vấn khách hàng, bài học thuật, bài chuyên ngành hay trên internet… để tạo nguồn tư liệu. 

- Nghiên cứu từ khóa (key word) cũng như nắm bắt các kiến thức về SEO nhằm tăng hiệu quả lượng truy cập vào website và tăng doanh thu bán hàng online cho doanh nghiệp.

- Chủ động đẩy các nội dung truyền thông lên các phương tiện truyền thông đại chúng tới khách hàng. Các kênh truyền thông thường được sử dụng như: Phần mềm ứng dụng, mạng xã hội, website, trang thương mại điện tử…

Content writer cần phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện tốt các chiến dịch của doanh nghiệp
Content writer cần phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện tốt các chiến dịch của doanh nghiệp

- Phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện tốt các chiến dịch của doanh nghiệp. Ví dụ: Phối hợp với phòng marketing để triển khai kế hoạch quảng bá của doanh nghiệp. Phối hợp với bộ phận thiết kế ảnh nhằm mang đến các hình ảnh minh họa sản phẩm phù hợp với nội dung truyền thông, từ đó tăng hiệu quả thu hút khách hàng. 

- Chỉnh sửa lại bài viết sao cho nội dung thu hút khách hàng hơn và đảm bảo các tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra. Đăng tải nội dung đã được kiểm duyệt lên website của doanh nghiệp cũng như lên các phương tiện truyền thông khác.

- Quản lý nội dung: Sau khi đăng tải những nội dung đó lên các kênh truyền thông của doanh nghiệp, giúp nội dung tiếp cận tới nhiều khách hàng, tăng hiệu quả cho kênh truyền thông và chiến lược của doanh nghiệp. Người Content Writer cần quản lý những nội dung đó, để phân bổ nội dung đăng tải một cách hợp lý.

- Nghiên cứu thị hiếu khách hàng thông qua những phản hồi trong các bài đã đăng tải trên các kênh truyền thông từ đó đưa ra các nội dung, ý tưởng mới, nhằm tăng hiệu quả thu hút và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mục tiêu mới cho doanh nghiệp.

- Đảm bảo tính nhất quán trong trong việc trình bày nội dung và cách thực hiện để có thể thu hút và làm hài lòng mọi khách hàng khi tiếp cận với nội dung. 

- Ngoài ra, Content Writer cũng cần thực hiện thêm một số công việc khác nếu cấp trên yêu cầu.

2.2. Tiêu chí đánh giá công việc của Content writer

Thông thường trong JD của Content writer sẽ bao gồm mục các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của nhân viên. Các doanh nghiệp thường áp dụng các tiêu chí sau: 

  • Đánh giá dựa trên lượng tương tác của khách hàng với mỗi bài viết trên trang như: Số người đọc, người xem, lượng chia sẻ, lượng bình luận. 
  • Đánh giá dựa trên số lượng bài viết trong tháng, số từ trong mỗi bài viết, năng suất làm việc trong ngày/tháng và chất lượng của bài viết.
  • Đánh giá qua số lượng Content writer đăng ký nhận viết bài của doanh nghiệp trong tháng.

3. Điều kiện cần để trở thành Content writer là gì?

3.1. Bằng cấp

Để trở thành Content Writer liệu có cần bằng cấp gì hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vào yêu cầu tại mỗi công ty. Bởi không hề có một tấm bằng nào hay một trường cao đẳng, đại học nào đào tạo ngành học Content writer.

Để trở thành Content Writer bạn sẽ cần những bằng cấp liên quan và kinh nghiệm làm việc
Để trở thành Content Writer bạn sẽ cần những bằng cấp liên quan và kinh nghiệm làm việc

Thông thường những yêu cầu về bằng cấp cho vị trí này thường sẽ đề cập đến các ngành học liên quan và yêu cầu về kinh nghiệm như:

  • Tốt nghiệp ngành báo chí, truyền thông, PR, marketing, hoặc bằng cấp liên quan đến marketing – truyền thông.
  • Từng làm việc tại các vị trí liên quan đến Content là một lợi thế
  • Đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng khác: Viết thành thạo, tư duy sáng tạo, có kiến thức nền về Marketing… Ngoài ra còn có các kỹ năng khác để giúp nâng cao hiệu quả làm việc hơn như: Quản lý thời gian, giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng…

Nếu bạn có thể đáp ứng những yêu cầu trên thì cơ hội làm việc tại vị trí này là rất cao. Còn nếu bạn là một người “trái ngành” thì bạn cần trau dồi những kỹ năng và kiến thức và kinh nghiệm hơn nữa nhé!

3.2. Những kỹ năng cần có của Content writer là gì?

  • Kỹ năng nghiên cứu: Đây là một yếu tố kiên quyết để giúp Content writer dễ dàng nắm bắt chủ đề trước khi xây dựng nội dung. Họ cần nghiên cứu ngành nghề, lĩnh vực, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh… thông qua nhiều nguồn khác nhau như sách báo, tư liệu, internet...
  • Kỹ năng viết thành thạo: Là một Content writer viết tốt sẽ là nền tảng để giúp bạn phát triển hơn trong nghề. Cần viết đúng, viết đủ thông tin và viết hay, bạn có thể tham khảo, tận dụng các nguồn kiến thức khác để mang lại giá trị và uy tín cho bài viết.
  • Văn phong đa dạng: Mỗi đối tượng, mỗi chủ đề bạn cần điều chỉnh văn phong sao cho phù hợp để có thể làm hài lòng tất cả khách hàng đã dành thời gian đọc bài của bạn nhé.
    Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng cần có của Content writer
    Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng cần có của Content writer
  • Nắm kiến thức về SEO: Nếu những kiến thức về viết, hành văn đem lại cho khách hàng sự hài lòng, thì những kiến thức về SEO sẽ giúp đưa nội dung đến gần hơn với nhiều khách hàng giúp bài viết của bạn trở nên có giá trị. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Trong tất cả các công việc, đây là một trong những kỹ năng cần có để quản lý công việc một cách hiệu quả. Người biết quản lý thời gian là người biết hệ thống công việc, ước lượng thời gian cho từng công việc và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.
  • Kỹ năng tin học văn phòng cơ bản: Là một Content writer tối thiểu nhất phải biết sử dụng trình soạn thảo văn bản và biết cách quản lý nội dung. Hơn nữa, bạn cần biết đăng tải những nội dung đã xây dựng lên trang web của doanh nghiệp thông qua phần mềm. Vì vậy, nên nếu chưa có kỹ năng về tin học cơ bản, hãy trau dồi nó để có thể theo “nghề” nhé!

4. Cơ hội việc làm của Content writer là gì?

Có thể nói, nghề Content Writer được tạo điều kiện để phát triển ở nhiều môi trường khác nhau và đang được nhiều công ty, thương hiệu săn đón. Nếu là một Content writer, bạn sẽ có ít nhất 3 hướng đi, làm việc tại: Agency, Client hoặc Freelancer.

4.1. Làm việc tại Agency

Agency là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo với nhịp độ làm việc cực kì nhanh và năng suất cao bởi họ chịu trách nhiệm thực hiện hàng nghìn dự án. Do đó nhu cầu về nhân lực tại các Agency rất dồi dào. Họ luôn tìm kiếm các ứng viên sáng giá cho nhiều vị trí và còn đòi hỏi khá cao ở ứng viên.

Làm việc tại Agency giúp Content writer lên "trình" rất nhanh
Làm việc tại Agency giúp Content writer lên "trình" rất nhanh

Content và ý tưởng được coi là “linh hồn” cho mọi dự án. Chính vì vậy, vị trí Content writer đóng vai trò rất quan trọng trong các Agency. Nếu có cơ hội làm việc tại đây, bạn sẽ được thử sức ở rất nhiều dự án lớn nhỏ, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau. Kỹ năng viết vì thế mà được cải thiện rất nhiều, hơn nữa bản thân còn được nâng “trình” liên tục bởi những kiến thức đa ngành nghề từ các dự án.

Nếu bạn có định hướng phát triển bản thân là một Freelance Content writer thì đây có thể nơi tạo nền móng vững chắc cho sau này. 

4.2. Làm việc tại Client 

Khác với Agency hoạt động chuyên về dịch vụ Marketing cho nhiều thương hiệu, làm việc tại Client sẽ chỉ tập trung vào các hoạt động đáp ứng nhu cầu truyền thông, quảng bá thương hiệu của chính công ty. 

Với vai trò là một Content writer tại Client, bạn sẽ phải làm khá nhiều công việc thay vì chỉ tập trung viết nội dung, đó có thể là nghiên cứu và triển khai các kế hoạch xây dựng nội dung, quản lý, phân chia công việc trong nhóm, đánh giá hiệu quả của chiến dịch… Nếu ở Agency mang đến cơ hội làm việc chuyên sâu thì tại các tại Client người làm Content writer sẽ phát triển rộng hơn về kiến thức và cả kỹ năng làm việc.

4.3. Làm việc độc lập - Freelancer

Nghề Freelancer, hay còn gọi là người làm việc tự do, hiện nay công việc này đang được giới trẻ ưa thích họ được thoải mái tùy chọn không gian, thời gian làm việc và không chịu sự quản lý của bất kỳ ai. Miễn sao họ hoàn thành công việc đúng hạn và chất lượng là được. Tuy nhiên, để trở thành Freelancer ngay từ đầu là điều không dễ dàng.

Người làm Freelance Content Writer cần có nền tảng về chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn
Người làm Freelance Content Writer cần có nền tảng về chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn

Đây là công việc hoàn toàn độc lập, hay đôi khi là với một vài thành viên trong đội nhóm. Do đó, công việc này đòi hỏi cao ở người làm Freelance Content Writer nền tảng về chuyên môn, cần có kinh nghiệm dày dặn và nhiều kỹ năng hỗ trợ. Vậy nên, như đã nói ở trên, nếu bạn có định hướng phát triển bản thân là một Freelance Content writer thì làm việc tại Agency sẽ là nơi tạo nền móng vững chắc cho sau này bởi ở đấy bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu, cách làm việc chuyên nghiệp và nâng “trình” bản thân.

Đọc đến đây là bạn đã hiểu được Content writer là gì rồi đúng không? Nếu bạn có hứng thú với việc viết lách và muốn trở thành một Content writer thì đừng ngần ngại, hãy trau dồi những kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân ngay từ bây giờ để đạt được ước mơ ấy nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: