Khám phá công việc của tư vấn viên bảo hiểm – Họ là ai?

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-06-17 10:42:54

Tư vấn viên bảo hiểm đang là một trong những ngành nghề “hot” nhất hiện nay. Vậy nhân viên tư vấn bảo hiểm là ai? Công việc của tư vấn viên bảo hiểm là gì? Chuyên viên tư vấn bảo hiểm có quyền lợi và mức lương ra sao? Để trở thành chuyên viên tư vấn bảo hiểm cần có yêu cầu gì? Cùng vieclam88.vn tìm hiểu nhé!

1. Tư vấn viên bảo hiểm – Họ là ai?

Tư vấn viên bảo hiểm là người trực tiếp bán các gói sản phẩm về bảo hiểm cho khách hàng, là người giải quyết các vấn đề thắc mắc của khách hàng liên quan đến bảo hiểm và họ sẽ là người thay mặt công ty ký kết hợp đồng với khách hàng.

Tư vấn viên bảo hiểm – Họ là ai?
Tư vấn viên bảo hiểm – Họ là ai?

Nhân viên bảo hiểm đóng vai trò vô cùng quan trọng, họ là người mang lại lợi nhuận và lợi ích đến cho công ty.

Nhân viên bảo hiểm không quá yêu cầu về bằng cấp và trình độ, bạn chỉ cần biết cách tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty mình.

Xem thêm: việc làm nhân viên tư vấn bảo hiểm

2. Công việc của tư vấn viên bảo hiểm là gì?

Các công ty bảo hiểm chủ yếu dựa vào các tư vấn viên, họ là người được các công ty xem trọng, vì họ là người tiên phong trong quá trình giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng, cho khách hàng thấy được lợi ích của việc mua bảo hiểm. Tư vấn viên bảo hiểm sẽ thay mặt công ty ký hợp đồng với khách hàng, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty, họ cũng sẽ là người giải đáp tất cả các thắc mắc cho khách hàng.

Công việc của tư vấn viên bảo hiểm là gì?
Công việc của tư vấn viên bảo hiểm là gì?

Vậy công việc cụ thể của tư vấn viên bảo hiểm là gì?

Đọc thêm: Có nên làm tư vấn bảo hiểm nhân thọ hay không

2.1. Tìm hiểu về khách hàng

Công việc đầu tiên của tư vấn viên bảo hiểm là tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Họ có thể chào hàng bằng cách gọi điện trực tiếp cho khách hàng, thông qua người khác giới thiệu,… để tìm được những khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm.

Tư vấn viên bảo hiểm sẽ tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ của khách hàng. Từ đó, họ sẽ hình dung ra chân dung của khách hàng để tư vấn cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất. Khi hiểu biết nhất định về khách hàng, họ sẽ dễ dàng thân cận và giới thiệu sản phẩm hơn.

Tìm hiểu về khách hàng
Tìm hiểu về khách hàng

Khi bạn đặt mình vào tâm thế của khách hàng, bạn sẽ vui vẻ, thoải mái trò chuyện với khách hàng hơn, giúp khách hàng tin tưởng bạn. Khi bầu không khí trò chuyện trở nên vui vẻ, khách hàng sẽ trải lòng hơn và nói ra nhu cầu mong muốn của bản thân về các sản phẩm bảo hiểm.

Đọc thêm: Quy trình tư vấn bảo hiểm nhân thọ

2.2. Xây dựng niềm tin với khách hàng

Xây dựng niềm tin cho khách hàng vô cùng quan trọng, khi họ tin tưởng về sản phẩm của bạn, thì họ mới quyết định đồng ý tham gia bảo hiểm.

Nhiều khách hàng e ngại vì phải nộp tiền vào bảo hiểm đều đặn mà không biết mình sẽ nhận lại được gì, giá trị của nó ra sao, bỏ tiền vào một thứ trong thời gian dài như vậy họ sẽ nhận lại được gì?

Xây dựng niềm tin với khách hàng
Xây dựng niềm tin với khách hàng

Khi đó, bạn sẽ là người giúp khách hàng tin tưởng, chỉ khi khách hàng tin tưởng bạn thì họ mới tin sản phẩm của công ty. Đây chính là đặc thù của ngành bảo hiểm.

Để xây dựng niềm tin với khách hàng, bạn cần có tác phong chuyên nghiệp. Tác phong đó sẽ thể hiện qua các cử chỉ, cách ăn mặc, lời nói của bạn. Bạn càng chuyên nghiệp thì khách hàng càng tin tưởng bạn hơn.

Muốn vậy, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm của chính công ty mình. Bạn cần phải hiểu rõ các điều khoản, quy định trong hợp đồng đến các quyền lợi của bảo hiểm, phí bảo hiểm,… Bạn có thể chuẩn bị trước các kiến thức, các câu trả lời mà khách hàng có thể hỏi bạn. Bạn cũng có thể so sánh với công ty bảo hiểm của đối thủ để khách hàng thấy được thế mạnh của sản phẩm công ty bạn đem lại, từ đó họ sẽ lựa chọn mua sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, tư vấn viên bảo hiểm cần hỗ trợ khách hàng chu đáo và nhiệt tình, giải đáp các thuật ngữ khó hiểu trong bảo hiểm cho khách hàng. Bạn nên yêu cầu khách hàng đọc kỹ hợp đồng cũng như phân tích về tài chính để đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng cũng như cho bạn, giảm thiểu rủi ro nhất có thể.

2.3. Tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng

Dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp cho bạn để tư vấn những sản phẩm phù hợp. Ví dụ, trẻ em nên tư vấn các bảo hiểm liên quan đến quyền lợi về sức khỏe và học vấn, người già nên tư vấn các sản phẩm về hưu trí, nhân thọ,…

Sau khi khách hàng đã lựa chọn sản phẩm bảo hiểm ưng ý, tư vấn viên sẽ đưa ra minh họa những quyền lợi mà khách hàng có thể nhận được để họ hiểu rõ toàn bộ quyền lợi mà mình sẽ được hưởng khi tham gia bảo hiểm. Tư vấn viên bảo hiểm sẽ giải đáp những thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm và giải quyết những phát sinh trong quá trình mua bảo hiểm.

Tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng
Tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng

Khi khách hàng không còn thắc mắc gì, nhân viên tư vấn bảo hiểm sẽ hướng dẫn họ điền vào hồ sơ bảo hiểm và gửi một khoản phí nhất định đến công ty bảo hiểm. Cuối cùng, tư vấn viên bảo hiểm sẽ ký hợp đồng với khách hàng.

Nếu sức khỏe của khách hàng không có vấn đề gì, họ sẽ được công ty bảo hiểm chấp thuận bảo vệ và tư vấn viên sẽ đưa lại cho khách hàng giấy chứng nhận bảo hiểm và một số giấy tờ liên quan.

2.4. Chăm sóc và giữ quan hệ khách hàng

Sau khi ký hợp đồng, tư vấn viên bảo hiểm cần giữ mối quan hệ với khách hàng. Đối với những khách hàng tiềm năng, bạn thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng chu đáo để tạo dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững với họ.

Chăm sóc và giữ quan hệ khách hàng
Chăm sóc và giữ quan hệ khách hàng

3. Quyền lợi và mức lương của chuyên viên tư vấn bảo hiểm ra sao?

Lương của chuyên viên tư vấn bảo hiểm sẽ được tính theo doanh số bán hàng. Bạn ký kết được càng nhiều hợp đồng thì mức lương sẽ càng cao. Vì vậy, đòi hỏi bạn cần khéo léo và linh hoạt, thuyết phục được khách hàng mua các gói bảo hiểm phù hợp.

Mức lương cứng trung bình của chuyên viên tư vấn bảo hiểm khoảng từ 3.000.000 đến 6.000.000 đồng, cộng với doanh số của gói bảo hiểm đã bán ra khoảng 30-40% giá trị của gói bảo hiểm đã bán. Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động khoảng trên dưới 10.000.000 một tháng. Bạn càng có kinh nghiệm cao thì mức lương càng cao. Nếu bạn là một chuyên viên tư vấn bảo hiểm giỏi, bạn có thể nhận về mức lương 30.000.000 đồng một tháng.

Quyền lợi và mức lương của chuyên viên tư vấn bảo hiểm ra sao?
Quyền lợi và mức lương của chuyên viên tư vấn bảo hiểm ra sao?

Khi làm chuyên viên tư vấn bảo hiểm, bạn sẽ được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,… theo quy định của pháp luật. Bạn gặp gỡ được nhiều người, tạo dựng được mối quan hệ, trau dồi được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn. Bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động, thân thiện, được thưởng lễ, Tết đầy đủ,…

Đọc thêm: Chuyên viên tư vấn bảo hiểm tại ngân hàng

4. Làm thế nào để trở thành tư vấn viên bảo hiểm?

Để trở thành tư vấn viên bảo hiểm thì bạn cần có những yêu cầu nhất định. Dưới đây là một số yêu cầu để trở thành tư vấn viên bảo hiểm.

4.1. Hiểu ý khách hàng

Nhân viên bảo hiểm luôn bị khách hàng từ chối vì nhiều lý do. Muốn khách hàng không từ chối và thuyết phục được khách hàng thì bạn cần hiểu ý của khách hàng để cung cấp cho khách hàng sản phẩm họ mong muốn. Bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để thông cảm và hiểu được nỗi lòng của khách hàng, từ đó mới có thể bán được các sản phẩm bảo hiểm.

Hiểu ý khách hàng
Hiểu ý khách hàng

4.2. Chiến thắng bản thân mình

Nhân viên tư vấn bảo hiểm cần phải chiến thắng chính bản thân mình thì mới có thể thuyết phục được khách hàng. Vì vậy, tư vấn viên bảo hiểm cần có khả năng kiềm chế và quản lý bản thân mình. Người có tính tản mạn và thiếu tập trung sẽ không thể trở thành nhân viên tư vấn bảo hiểm giỏi.

Chiến thắng bản thân mình
Chiến thắng bản thân mình

 

4.3. Cố gắng vươn lên

Để trở thành nhân viên tư vấn bảo hiểm xuất sắc thì bạn cần cố gắng và phấn đấu vươn lên, nâng cao được thành tích bán hàng và bán được nhiều các hợp đồng doanh thu. Nếu thành tích bạn không hiệu quả thì bạn cần sửa đổi, tìm cách khắc phục.

Cố gắng vươn lên
Cố gắng vươn lên

4.4. Thận trọng trong công việc

Tư vấn viên bảo hiểm cần nhạy bén, có khả năng quan sát, tỉ mỉ và thận trọng để không gây ra những sai lầm không đáng có. Phong cách, cử chỉ, ăn nói, thái độ của bạn cần chuyên nghiệp để khách hàng có thiện cảm với bạn và tạo được lòng tin cho khách hàng, giúp bạn thành công trên thương trường cạnh tranh.

Thận trọng trong công việc
Thận trọng trong công việc

4.5. Tìm kiếm, nắm bắt thông tin

Chỉ cần có một thông tin hoặc cơ hội bạn cần nhanh chóng nắm bắt để không bị người khác dành cơ hội bán hàng trước. Bạn nên chủ động tìm kiếm và nắm bắt thông tin, nhanh chóng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước người khác, tạo cơ hội bán hàng trước đối thủ của bạn.

Tìm kiếm, nắm bắt thông tin
Tìm kiếm, nắm bắt thông tin

4.6. Một số yêu cầu khác

Ngoài ra, để trở thành tư vấn viên bảo hiểm còn một số yêu cầu khác như:

- Chịu được áp lực công việc.

- Có kỹ năng xử lý tình huống, đàm phán tốt.

- Nhanh nhẹn, có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

- Kỹ năng xử lý hợp đồng.

- Am hiểu các loại hình bảo hiểm khác nhau.

- Có kỹ năng sử dụng máy tính và phân tích thống kê cơ bản.

- Kỹ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.

Việc làm bảo hiểm đã trở thành một trong những ngành nghề có mức thu nhập đáng mong ước hiện nay. Nghề này không bị ràng buộc về thời gian và không yêu cầu bằng cấp, chỉ cần bạn có những kỹ năng nhất định. Hy vọng bài viết về công việc của tư vấn viên bảo hiểm sẽ giúp ích cho bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: