Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Đặc điểm của cty TNHH

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-05-19 17:15:36

Nhắc tới công ty trách nhiệm hữu hạn thì đó có lẽ không còn là một loại hình doanh nghiệp hoạt động với sự xa lạ với bất kỳ ai. Chỉ là việc thật sự hiểu kỹ về vai trò của loại hình công ty này là gì? Công ty trách nhiệm hữu hạn còn có loại hình nhỉ nào bao gồm? Chi tiết các mô hình nhỏ đó ra sao? Cũng như đặc điểm bạn cần biết để phân loại với các loại hình công ty khác. Để có thể nắm bắt được mọi thông tin giải đáp liên quan cho các vấn đề trên thì các bạn đừng bỏ lỡ sự chia sẻ của vieclam88.vn ngay dưới đây nhé!

1. Khái niệm Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Khái niệm chung bạn cần biết
Khái niệm chung bạn cần biết

Công ty trách nhiệm hữu hạn hay được sử dụng với một tên gọi ngắn gọn và phổ biến hơn là công ty TNHH được biết đến là một loại hình doanh nghiệp là tư cách pháp nhân. Tức là việc thành lập tồn tại và phát triển một cách độc lập với chủ sở hữu của chính chủ sở hữu mô hình tạo thành. Hay đối với phương diện về pháp luật thì công ty TNHH là pháp nhân, chủ sở hữu công ty sẽ là thể nhân với nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng cho sự sở hữu. 

Trên thực tế mô hình doanh nghiệp này khá phát triển và được chính các nhà đầu tư lựa chọn để kinh doanh. Bởi họ nhận thấy được mô hình này đem lại nhiều lợi ích hơn từ việc quản lý, thực hiện nghĩa vụ cũng như cạnh tranh trên thị trường. 

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành lương cao, nhiều cơ hội hấp dẫn, ứng tuyển ngay!

2. Tìm hiểu loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

2.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH

Đặc điểm chung của công ty TNHH
Đặc điểm chung của công ty TNHH

Chính vì đây là một loại hình công ty quan trọng trên thị trường kinh doanh theo quy định nên cũng có sẽ những đặc điểm riêng biệt để phân biệt. 

Thứ nhất, Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân

Tư cách về pháp nhân tức là công ty có tài sản mang tính độc lập, được phân tách và cung cấp con dấu riêng biệt cùng đó có trụ sở hoạt động cố định. Điều này giúp công ty có thể tự nhân danh chính mình khi tham gia các quan hệ pháp luật độc lập và không hề có bất kỳ sự sở hữu vào một chủ sở hữu nào khác. Và một công ty TNHH có tư cách pháp nhân là khi được cấp và hoàn thành giấy tờ cho việc đăng ký kinh doanh. 

Thứ hai, Chịu trách nhiệm hữu hạn

Đặc điểm này có vẻ được cho là một điểm cộng khi các nhà kinh doanh lựa chọn lựa chọn đóng góp như hình thức công ty cổ phần vậy. Các thành viên sáng lập và tham gia sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tương xứng trong phạm vi số vốn mà họ đóng góp. 

Có thể thấy được sự phân tách một cách rõ ràng về tài sản của mọi cá nhân điều này có thể đảm bảo được sự an toàn nhất định cho sự đóng góp khi tham gia kinh doanh của họ. Bởi lẽ đó mà việc lựa chọn hình thức hữu hạn này sẽ được ưu tiên hơn các hình thức khác. 

Thứ ba, Sự huy động vốn

Đối với công ty TNHH việc huy động vốn sẽ được thông qua bởi chính các hoạt động vay vốn tín dụng từ chính các cá nhân hoặc tổ chức tiến hành cung cấp. Từ đó chính công ty hữu hạn cũng có thể phát hành trái phiếu cho chính mình trên thị trường còn đối với phát hành cổ phiếu sẽ là “không”.

Bởi đối với quy định thì dù là TNHH một thành viên hay TNHH 2 thành viên cũng sẽ không được ban hành cổ phiếu hay không được phép phát hành nhiều loại chứng khoán theo chứng chỉ, ghi sổ bút toán, cập nhật dữ liệu điện tử. Khi là một công ty hữu hạn việc phát hành một cách tràn nan cổ phiếu sẽ gây ra những vấn đề khó có thể giải quyết. 

2.2. Phân loại loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn

Phân loại loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
Phân loại loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn

Số lượng cho một công ty TNHH sẽ luôn có sự giới hạn, bởi đây là loại hình doanh nghiệp thành lập không có sự nhiều hơn 50 thành viên cho quá trình góp vốn. Còn về cụ thể hơn thì sẽ có hai loại hình chính được công nhận cho sự hoạt động đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên. 

+ Đối loại hình TNHH một thành viên: thì đây là loại hình đặc biệt của công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức duy nhất được cho là chủ sở hữu và chịu toàn bộ trách nhiệm cần thiết trước pháp luật.

+ Đối với loại hình TNHH 2 thành viên trở nên: là sự thành lập từ 2 thành viên trở nên và mức giới hạn đạt mốc cao nhất sẽ là không được phép vượt quá 50 người về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Riêng đối với hình thức này cũng sẽ cần có điểm chú ý rằng việc thành lập đối với hai thành viên trở lên sẽ cần có chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng thành viên liên quan, giám đốc. Còn nếu khi thành viên được cho là từ 11 người trở lên sẽ cần tới việc thành lập ban kiểm soát. Điều này sẽ cần chú ý bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền lợi liên quan tới pháp luật ban hành. 

2.3. Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

2.3.1. Ưu điểm đem lại mà bạn nên lựa chọn

Ưu điểm đem lại mà bạn nên lựa chọn
Ưu điểm đem lại mà bạn nên lựa chọn

+ Đem lại sự phù hợp với chính nước ta khi mà các mô hình kinh doanh hiện nay chủ yếu mức vừa và nhỏ tạo nên sự linh hoạt cho thực thi và tiến hành công việc. Thay vì một bộ máy cồng kềnh áp dụng cho một quy mô lớn áp dụng cho quy mô nhỏ dẫn đến hiệu quả làm việc thấp hơn. 

+ Thành viên tham gia sẽ chỉ cần chịu trách nhiệm về hoạt động trong số vốn đóng góp điều này sẽ giúp tránh được các rủi ro không cần thiết. Giúp các nhà kinh doanh đóng góp luôn có mức an toàn cho việc đầu tư kinh doanh của chính mình. 

+ Số lượng thành viên có mức giới hạn do đó các thành viên sẽ dễ dàng hiểu nhau hơn. Điều này giúp tạo nên sự tin cậy và có thể kết hợp một cách dễ dàng trong thực hiện công việc cùng đó công tác cho quản lý các thành viên cũng như nội bộ công ty trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

+ Mức vốn chuyển nhượng được điều chỉnh chặt chẽ điều này giúp nhà kinh doanh và đầu tư có thể kiểm soát thay đổi dễ dàng hơn không có sự yêu cầu cao về tỷ lệ và không có người lạ góp vốn gây sự xáo trộn. Dù đến chính việc thay đổi nhân viên làm việc của mình và góp vốn có sự ưu tiên hơn đối với chính các thành viên trong nội bộ và có sự đồng ý từ các thành viên đó. 

+ Lĩnh vực đăng ký kinh doanh không có sự giới hạn tức là có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào đem lại lợi ích. Chỉ trừ về các lĩnh vực bị cấm hoặc giới hạn bởi pháp luật ban hành thì sẽ không được phép đăng ký và phê duyệt kinh doanh. 

2.3.2. Nhược điểm gặp phải với mô hình

Nhược điểm gặp phải với mô hình
Nhược điểm gặp phải với mô hình

+ Đầu tiên có lẽ là một mô hình nhỏ và hoạt động an toàn vậy nên việc đem lại uy tín trước các khách hàng và đối tác làm ăn còn gặp nhiều khó khăn. Dẫn đến việc thực hiện thuyết phục ký kết cho các hợp đồng cần cố gắng thuyết phục rất nhiều. 

+ Có sự quy định và điều chỉnh chặt chẽ từ chính pháp luật đó đó các công tác, lựa chọn làm ăn còn nhiều sự hạn chế hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. 

+ Phát hành cổ phiếu là chưa cho phép bởi vậy chính là sự khó khăn rất lớn cho việc thực hiện huy động vốn đặc biệt những lúc có các sự cố phát sinh. 

Dù vậy chúng ta có thể thấy được loại hình trách nhiệm hữu hạn được đa số các công ty, doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Vì vậy nếu bạn thực sự muốn lấn sân tại thị trường kinh doanh đó thì việc lựa chọn loại hình này có lẽ sẽ là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn. Thay vì lựa chọn các mô hình khác chấp nhận nhiều rủi ro đem lại hơn. 

Tham khảo: Nắm bắt mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần mới nhất

3. Kinh nghiệm bạn cần biết khi thành lập công ty TNHH

Tất nhiên để tiến tới thành lập công ty bạn sẽ luôn cần tới việc tìm hiểu về loại hình đó ra sao cũng như lợi ích và nhược điểm bạn gặp phải là điều không thể bỏ qua. Nhưng để tiến tới sự thành công nhanh hơn thì việc cần tới lưu ý những điều cạnh đó sẽ giúp bạn thành lập nhanh chóng hơn. 

3.1. Lựa chọn tên để đặt và đăng ký 

Tránh cho việc tên của bạn lựa chọn là không trùng lặp và giống với các công các ty trước đó hay không có chứa những từ ngữ thiếu văn hóa là điều cần thiết. Cũng như việc đặt tên đó là cách thể hiện cho việc khẳng định vị trí của chính công ty mình. Và đến cả chính địa chỉ kinh doanh bạn nên lựa chọn cụ thể tránh việc đưa địa chỉ giả hoặc để địa chỉ là nhà, chung cư không cụ thể. 

Hoặc nếu bạn không tìm hiểu trước khi đăng ký bạn sẽ không được phê duyệt và tiến tới làm các thủ tục liên quan lại quá nhiều. Vậy nên việc cần tìm hiểu cách đặt tên công ty ngay từ đầu tạo sự lựa chọn tốt nhất sẽ được ưu tiên. 

3.2. Sự chuẩn bị vốn và góp vốn

Sự chuẩn bị vốn và góp vốn
Sự chuẩn bị vốn và góp vốn

Việc góp vốn hiện nay chưa có một bất cứ quy định nào một cách cụ thể do đó bạn có thể kê khai vốn điều lệ tùy theo chính điều kiện tài chính có cũng như mong muốn của doanh nghiệp. Chỉ có những ngành nghề nhất định có quy định về vốn thì bạn mới cần quan tâm cho việc đóng vốn pháp định và ký quỹ. Góp vốn của doanh nghiệp sẽ được quy định trong 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành công về giấy phép kinh doanh. 

3.3. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

Ngay cả lĩnh vực kinh doanh bạn cần có sự lựa chọn thật sự phù hợp bởi nó sẽ phục vụ cho chính hiệu quả bạn đạt được có thành công hay không? Và nếu là các lĩnh vực kinh doanh yêu có yêu cầu về chứng chỉ thì bạn cần đáp ứng đủ theo quy định từ đó mới có thể được phép hoạt động kinh doanh. 

3.4. Người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật
Người đại diện pháp luật

Dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì việc cần tới người đại diện pháp luật là vô cùng quan trọng đặc biệt họ sẽ phải là những người có đủ năng lực, kinh nghiệm am hiểu về lĩnh vực. Đặc biệt hơn có khả năng chịu được trách nhiệm của mọi vấn đề trước pháp luật về mọi hoạt động và quyết định đề ra. 

3.5. Hồ sơ thành lập công ty

Đối với một hồ sơ hoàn hảo và đáp ứng đủ các yêu cầu cho việc đăng ký hoạt động kinh doanh sẽ cần tới những giấy tờ cần thiết như sau:

Hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty

+ Giấy đề nghị của cơ quan cho việc đăng ký cấp phép hoạt động.

+ Danh sách cụ thể và chính xác về các thành viên góp vốn cho việc thành lập công ty.

+ Điều lệ, quy định của công ty ban hành khi được hoạt động.

+ Giấy tờ chứng minh về pháp nhân hay chính tư cách cá nhân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy đăng ký kinh doanh, các giấy tờ khác khi có yêu cầu. 

3.6. Công bố thông tin và khắc con dấu

Sau khi hoàn tất cho việc đăng ký thành công kinh doanh thì việc bạn cần đăng ký công ty trên cổng thông tin điện tử là điều cần thiết để công bố về việc công ty hình thành. Giúp những người quan tâm có thể tra cứu tìm hiểu một cách dễ dàng hơn. Cùng đó con dấu dành cho việc xác thực các hoạt động kinh doanh cũng cần tiến tới khắc và và công bố mẫu, điều này sẽ tránh được các con dấu làm giả giấy tờ về sau. 

3.7. Tiến hành đăng ký tài khoản cho việc thực hiện các giao dịch

Đối với bất kỳ công ty nào việc tiến hành đăng ký các tài khoản cho việc giao dịch cũng là điều cần thiết, điều này sẽ giúp mọi hoạt động diễn ra một cách dễ dàng hơn. Khi tiến hành thực hiện đăng ký mở tài khoản bạn cần là chủ công ty hoặc vai trò là đại diện mang theo con dấu các giấy tờ liên quan tới cấp phép và cá nhân tới ngân hàng để có thể tiến hành thủ tục đăng ký. 

Trên đây là tất cả những thông tin mà vieclam88.vn có thể chia sẻ với bạn về công ty trách nhiệm hữu hạn mong rằng sau khi tìm hiểu bạn có thể hiểu về loại hình này. Để từ đó có thể lựa chọn việc thành lập một công ty theo đúng quy định của pháp luật đề ra.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: