1. Đôi nét về công nghệ thông tin - vị “chúa tể” của các ngành học về công nghệ hiện nay
Trong làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trở thành trào lưu và yêu cầu của xã hội, công nghệ thông tin trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong công cuộc tiến bộ của cả hành tinh đồng thời trở thành cơ hội nghề nghiệp mang lại cơ hội hốt bạc cho nhiều tín đồ công nghệ. Phần lớn chúng ta khi nhắc đến tên của các vị tỷ phú công nghệ đến cơ hội nghề nghiệp phát triển cao, đều gọi tên công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện chính xác công nghệ thông tin là gì và bao gồm những lĩnh vực hot nào, cũng như lý do nào biến công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vậy. Công nghệ thông tin hay Information of Technology viết tắt là IT - thuật ngữ này nhen nhóm và ra đời từ những năm 90 tại những nước phát triển khi từng phiên bản hiện đại của chiếc máy tính trình làng thế giới.
Đây là tên gọi để mô tả một lĩnh vực, sau này là một ngành khoa học, kỹ thuật được đào tạo trong hầu hết các học viện, đại học, cao đẳng chuyên về nghiên cứu, phát triển, sản xuất máy tính, các phần mềm, ứng dụng trên máy tính và các thiết bị di động, tạo ra cấu trúc và sử dụng mạng lưới Internet để khai thác, thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin. Mạng lưới viễn thông và kỹ thuật trên máy tính được các chuyên gia IT ứng dụng triệt để nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thông tin hữu ích nhằm nâng cấp, phát triển quy trình sản xuất, tối ưu bộ máy doanh nghiệp, khai thác khách hàng và điều tra về nhu cầu của những “thượng đế” tiềm năng từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Nhưng đó, chưa phải mục đích cuối cùng mà ngành học công nghệ thông tin hướng đến.
Có thể tạo được một lực lượng Master có đủ khả năng ứng dụng công nghệ vào thay đổi cuộc sống trên nhiều lĩnh vực mới là mục tiêu cuối cùng.
Với mục tiêu đó, ngành công nghệ thông tin buộc phải chia nhỏ ra nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành đảm nhiệm một chức năng đào tạo riêng biệt. Hiện tại, hàng chục chuyên ngành khác nhau của công nghệ thông tin đang tạo nên lĩnh vực tiềm năng và hứa hẹn những cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho các tín đồ của IT. Theo những trang tuyển dụng uy tín cho biết, mức thù lao trung bình của một cử nhân công nghệ thông tin được đào tạo bài bản sau ra trường đang rơi vào khoảng 400 - 500 USD/tháng.
2. Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào hot? Cơ hội rộng mở
2.1. Những chuyên ngành công nghệ thông tin hot nhất hiện nay
Như đã nhấn mạnh, công nghệ thông tin là một trong những ngành/lĩnh vực nắm giữ số lượng chuyên ngành khủng nhất và ngày càng gia tăng mỗi năm vì nhu cầu của xã hội cực kỳ cao cũng như cơ hội phát triển tốt hơn so với nhiều ngành khác. Điều đó là dấu hiệu tốt cho các sĩ tử khi xác định theo đuổi ngành học này, tuy nhiên, việc phân chia ra hàng loạt chuyên ngành khác biệt trong đào tạo cũng gây không ít khó dễ cho các bạn học sinh xác định tâm thế ngay từ đầu để theo học. Thấu hiểu được điều đó, trong biển chuyên ngành của IT, Hà Anh đã nghiên cứu và tổng hợp lại những chuyên ngành thú vị và có cơ hội phát triển cao nhất được các chuyên gia về việc làm chuộng tuyển dụng.
Theo dự báo, trong thập kỷ tới, đây sẽ là những chuyên ngành có mức tăng trưởng cao về nhân lực và dễ mang lại cho bạn mức thu nhập như ý. Những lựa chọn này bao gồm: Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network), Công nghệ phần mềm (Software Science), Kỹ thuật mạng, Hệ thống thông tin quản lý, Robot và trí tuệ nhân tạo, Big data và Machine Learning, Thiết kế đồ họa/game/Multimedia. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn dưới đây nhé.
2.2. Chi tiết cơ hội đặc điểm 5 chuyên ngành hot trong ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp theo từng chuyên ngành
2.2.1. Công nghệ phần mềm
Trong thời đại 4.0 và quyết định theo đuổi công nghệ thông tin, chắc ít nhiều bạn từng nghe đến giấc mơ đổi đời nhờ sự nghiệp lập trình viên như Nick D’Aloisio, Brian Wong hay Roberb Nay? Họ chính là những tấm gương sáng tiêu biểu trở thành những tỷ phú nhờ theo đuổi bài bản ngành công nghệ phần mềm. Thiết thực hơn, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta bắt gặp nhan nhãn những ứng dụng, phần mềm chính là con đẻ của chuyên ngành thú vị này như các ô ứng dụng trên máy tính hay điện thoại, thậm chí, khi truy cập vào trang web để đọc bài viết này, chính bạn đang được tiếp cận một sản phẩm được lập trình bởi đội ngũ Webdeveloper của vieclam88.vn.
Khi đến với chuyên ngành này, các sinh viên sẽ được đào tạo để xây dựng, phát triển, chỉnh sửa các phần mềm dựa trên các công cụ lập trình, biết cách đánh giá các yêu cầu của dự án, biết đưa ra các giải pháp công nghệ, biết cách áp dụng các công cụ, thuật toán để ra đời những dự án phục vụ đúng được yêu cầu, mong muốn của những khách hàng tiềm năng. Hiện nay, đầu ra của các trường đại học/cao đẳng đến các học viện đào tạo chuyên ngành Software Engineering là những kỹ sư phần mềm.
Với tấm bằng này và những kiến thức đã lĩnh hội được, các kỹ sư phần mềm tương lai có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc hấp dẫn như trở thành các lập trình viên Website, Lập trình viên App (Android và IOS), các kỹ thuật viên công nghệ thông tin chuyên kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các lỗi về phần mềm chuyên biệt hay các Tester phần mềm.
Mức thù lao khởi điểm hiện tại của một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp đang dao động ở mức 500 - 800 USD/tháng. Đây cũng là chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến nhất đã đang và sẽ mở rộng trong tương lai tại Việt Nam.
2.2.2. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network)
IoT (Internet of Thing)- Internet vạn vật trở thành nền tảng kết nối mọi thứ chính là nguyên nhân hàng đầu làm Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu trở thành chuyên ngành hot được ưa chuộng vào những năm gần đây. Theo học chuyên ngành, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu bạn sẽ được trải nghiệm về khía cạnh khác lập trình của công nghệ thông tin với nhiệm vụ chính là thiết kế và xây dựng mạng lưới Internet cũng như bảo trì mạng đảm bảo được nguyên tắc an toàn, bảo mật thông tin và xử lý trọn vẹn các sự cố về mạng và rò rỉ thông tin. Theo đuổi Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, các sinh viên được chủ động tìm tỏi, làm chủ các công nghệ mạng phổ biến hiện nay như truyền thông tin, thư điện tử, điện toán đám mây, xây dựng và vận hành Data center đến điện toán đám mây.
Thiên toàn tập về Internet, đây là chuyên ngành thú vị phù hợp với những người mê tìm tòi cái mới xoay quanh mạng máy tính. Những lựa chọn vị trí hấp dẫn sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này bao gồm: Kỹ sư mạng máy tính, kỹ sư thiết kế, lắp đặt, phát triển, bảo trì mạng máy tính cho các cá nhân, tổ chức, lập trình viên phát triển phần mềm, ứng dụng về mạng.
2.2.3. Hệ thống thông tin Quản lý
Hệ thống thông tin Quản lý chính là chuyên ngành hot thứ 3 của công nghệ thông tin với mục đích đào tạo chính là cung cấp, phân phối các dữ liệu và quản lý các dữ liệu trong các tổ chức doanh nghiệp. Đây là ngành học có sự liên kết chặt chẽ giữa cả phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông. Những công việc chính của chuyên ngành này sau khi ra trường chính là tập trung vào thiết kế, vận hành các hệ thống thông tin, kết nối dữ liệu các bên.
Hiện đây là chuyên ngành được nhận đào tạo nhiều tại không những các trường chuyên về công nghệ mà còn các trường kinh tế. Một số vị trí mà bạn có thể hướng đến sau khi hoàn thành xong tối thiểu 4,5 năm trên giảng đường đại học chính là các lập trình viên cơ sở dữ liệu, Quản lý hệ thống thông tin tại các cơ sở, doanh nghiệp cùng với đó là Đào tạo và kiểm định nghiệp vụ. Hiện nay, số lượng giảng viên tại các trường Đại học chuyên đào tạo về hệ thống thông tin khá hạn chế, nên nếu yêu thích nghiệp nhà giáo, bạn cũng có thể cân nhắc theo đuổi thêm bằng thạc sĩ và đầu quân cho vị trí công việc khá ổn định này nhé.
2.2.4. Robot và trí tuệ nhân tạo - chuyên ngành mới của công nghệ
Nếu yêu thích robot và cảm thấy thú vị tột cùng khi theo dõi các thước phim về Sophia biết nói cảm ơn và trao đổi như con người và mong muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin, thì chúc mừng bạn nhé, Robot và trí tuệ nhân tạo chính là chuyên ngành tiếp theo “sinh ra” để dành cho bạn rồi. AI hay trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành giúp bạn nắm bắt được những kiến thức để lập trình cho máy tính biết nhận thức và có trí thông tin như con người. Dĩ nhiên, quá trình này cần phải trải quá giai đoạn học tập còn gọi là máy học trong công nghệ thông tin (Machine learning hết sức thú vị), đây là một lĩnh vực nhỏ hơn thuộc ngành khoa học máy tính.
Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được tiếp cận với những kỹ năng để trở thành một kỹ sư AI vượt trội với các nhiệm vụ chính như: Huấn luyện cho máy tính thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt dựa trên các thuật toán, nghiên cứu, thu thập, phân tích, xử lý các thông tin, giải mã các bộ nhớ.
Một số công việc tiềm năng hiện và tương lai được săn đón với chuyên ngành này bao gồm: Kỹ sư chuyên viên phát triển các ứng dụng AI trên các phần mềm, phát triển hệ thống cánh tay Robot và các chi tiết máy, các quy trình ứng dụng Robot hay các kiến trúc sư mảng dữ liệu. Hiện nay, đây là ngành mới nhất và yêu cầu kỹ năng cũng như số lượng nhân lực cao nhất của ngành công nghệ thông tin với mức lương trung bình được thống kê tại Mỹ bởi chuyên trang Glassdoor lên tới trên 106.000 USD/năm.
2.2.5. Big Data & Machine Learning (( Dữ liệu và máy học)
Song song với AI, công nghệ phần mềm, một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin hiện nay chính là Big Data & Machine Learning. Nguyên nhân chính là bởi dữ liệu trở thành trở “vàng ròng” quyết định đến sự thành bại của mọi tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nhất là những doanh nghiệp hoạt động trên Internet. Trên nền tảng những dữ liệu quan trọng được thu thập, nhất là dữ liệu về khách hàng, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu để đề xuất những phương án kinh doanh phù hợp để thu về nguồn lợi nhuận nhanh nhất và cách thức khai thác khách hàng của họ hiệu quả nhất, từ đó gia tăng tính cạnh tranh.
Nguồn nhân lực được đào tạo để làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực Big Data sẽ đảm nhiệm công tác nghiên cứu, phân tích và chắt lọc các dữ liệu phù hợp nhất cho các doanh nghiệp trong kho dữ liệu thô khổng lồ. Họ được đào tạo bài bản các kỹ năng về lập trình, cách sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu hay tổng hợp các dữ liệu khổng lồ chuyển cho bộ phận IT trong công ty hay bộ phận Marketing và kinh doanh. Những chuyên gia trong lĩnh vực này bao gồm: Data Scientist (nhà khoa học dữ liệu) và Data Analyst (chuyên gia phân tích dữ liệu) - Những lựa chọn nghề nghiệp được Business Insider mệnh danh là lựa chọn nghề hấp dẫn nhất thế kỷ XXI.
Big data thường đi kèm với Machine (máy học) trong chương trình đào tạo. Là chuyên ngành mới và khó, cho nên chuyên ngành này đang được đào tạo bài bản tại các trường chuyên về kỹ thuật như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại Học Hutech, Đại học Duy Tân,...với số điểm đầu vào rất cao.
Trên đây chính là tốp 5 các chuyên ngành công nghệ thông tin hot nhất hiện nay. Chắc chắn với bài viết này, bạn đã tự mình giải mã được câu hỏi Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào hot rồi đúng không nào. Hi vọng rằng, những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với các bạn và giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho sự nghiệp học tập của mình nhé.
Tham gia bình luận ngay!