Cơ quan lập pháp là gì? Các thông tin liên quan về cơ quan lập pháp

Icon Author Cao Thu Phương

Ngày đăng: 2021-06-26 15:10:59

Nhắc đến hệ thống pháp luật Việt Nam, không thể không nhắc đến cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm được cơ quan lập pháp là gì và nó đóng vai trò thế nào trong thể chế pháp luật Việt Nam. Nếu như bạn còn chưa biết về cơ quan này thì hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để có cái nhìn tổng quan về cơ quan lập pháp nhé.

1. Định nghĩa cơ quan lập pháp

Để hiểu được cơ quan lập pháp là gì, cùng vieclam88.vn tìm hiểu về cụm từ lập pháp trước. “Lập pháp” có nghĩa là lập ra luật pháp – một trong những chức năng cơ bản của nhà nước. Nếu như bạn đặt ra câu hỏi luật từ đâu mà ra, thì câu trả lời đó chính là từ cơ quan lập pháp. Chính vì vậy, cơ quan lập pháp chính là nơi mà nhà nước soạn thảo ra các bộ luật mới và đồng thời thảo luận sửa đổi các bộ luật cũ.

Bạn có thắc mắc xem cơ quan lập pháp của Việt Nam là bộ phận nào không? Không gì khác đó chính là quốc hội. Theo như quy định của đất nước, thì đây chính là cơ quan đại diện cho lập pháp ở nước ta, là cơ quan duy nhất có khả năng lập ra một hiến pháp mới đồng thời sửa đổi các hiến pháp trước đó. Tuy nhiên tại một số nước khác trên thế giới, cơ quan lập pháp còn có thể là nghị viện chứ không chỉ riêng quốc hội.

Cơ quan lập pháp là gì
Cơ quan lập pháp là gì

Ngoài việc lập ra bộ luật mới và sửa đổi các bộ luật cũ thì cơ quan lập pháp cũng có những chức năng khác. Quốc hội có khả năng lập pháp, nhưng lập pháp lại không phải là chức năng duy nhất của quốc hội. Ngoài cơ quan lập pháp thì nhà nước còn có hai cơ quan khác mang quyền lực lớn nhất đó là cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Việc xuất hiện cơ quan lập pháp và hai cơ quan quan trọng còn lại bắt nguồn từ khi nhà nước ta áp dụng thể chế tam quyền phân lập. Mặc dù nước ta không phân chia các nhánh quyền lực cụ thể nhưng vẫn áp dụng học thuyết này một cách đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ luật đều được soạn thảo bởi cơ quan lập pháp. Hầu hết là như vậy nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt khác mà luật được soạn thảo bởi các cơ quan khác.  

Cơ quan lập pháp là quốc hội và nghị viện
Cơ quan lập pháp là quốc hội và nghị viện

Lập pháp nghe có vẻ cứng nhắc, nhưng tên thực tế lại dựa trên tinh thần sáng tạo và phát triển các nhận thức của xã hội. Chính vì thế nên mới có thường xuyên việc sửa hiến pháp sao cho phù hợp với định hướng mới của Đảng trong thời kỳ phát triển.

Xem thêm: Quyền lập pháp là gì? Những thông tin cần biết về quyền lập pháp

2. Vai trò của cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp có đòng vai trò quan trọng không? Câu trả lời là có. Cơ quan lập pháp đóng một vai trò rất quan trọng trong thể chế quản lý của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan lập pháp ban hành ra những bộ luật mà người dân bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo không bị sự ràng buộc pháp luật.

Vai trò của cơ quan lập pháp
Vai trò của cơ quan lập pháp

Luật lệ được đặt ra để đảm bảo rằng cuộc sống được cân bằng và diễn ra theo đúng trật tự của xã hội. Những điều mà luật quy định là những điều mà người dân không được vi phạm, nếu vi phạm sẽ có những hình thức xử lý phù hợp. Lập pháp ban hành ra những bộ luật phù hợp với cuộc sống, đường lối cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng noi theo. Đảm bảo đất nước luôn đi theo một quỹ đạo, vững mạnh trước những tác động đến từ nhiều phía. Ngoài ra, lập pháp còn thể chết hóa, cụ thể hóa các hướng đi và định hướng của đất nước trong thời kỳ đó

Nhờ có luật pháp mà quyền lợi của người dân được bảo vệ, xã hội trở nên tốt đẹp hơn và con người được kiểm soát một cách nhất định để không vượt qua những ranh giới của xã hội. Tuy nhiên, nhà nước ta luôn linh động trong việc soạn thảo và sửa đổi văn bản luật. Nếu như trong quá trình áp dụng có bất kỳ điều kỳ xảy ra hoặc không hợp lý thì quốc hội cũng nhanh chóng sửa đổi theo ý kiến số đông thông qua một số các cuộc họp cử tri, họp quốc hội.

Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Lập pháp chính là nền tảng của các cơ quan khác thực hiện chức năng của mình. Có lập pháp thì mới có hành pháp và tư pháp. Dựa trên các bộ luật của lập pháp mà nhà nước sẽ theo đó để xử lý các trường hợp vi phạm và đi ngược lại với quy định của quốc gia.

Xem thêm: Pháp lý là gì - Một số thuật ngữ liên quan đến pháp lý

3. Quy định của cơ quan lập pháp

Bởi vì lập pháp sẽ đưa ra những quy định quan trọng mang tính chất bắt buộc cho cả một đất nước, chính vì vậy nên quy trình của nó sẽ vô cùng nghiêm ngặt. Để lập ra một điều luật là vô cùng tốn thời gian và công sức của cán bộ cơ quan lập pháp nói riêng và nhà nước nói chung. Quy trình của việc thành lập các văn bản quy phạm pháp luật thường bao gồm các bước sau đây:

- Dựa trên yêu cầu, soạn thảo văn bản pháp luật: Cơ quan lập pháp sẽ tiến hành sửa đổi khi có yêu cầu từ phía nhà nước. Nhà nước sẽ yêu cầu sửa đổi hoặc làm mới khi nhận thấy bộ luật hiện tai có vấn đề hoặc không còn phù hợp với thể chế. Khi đó, cơ quan lập pháp sẽ tiến hành soạn thảo văn bản pháp luật mới

Soạn thảo văn bản pháp luật
Soạn thảo văn bản pháp luật

- Thẩm tra: sau khi hoàn thành việc soạn thảo thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm tra lại các văn bản đó. Đây là khâu quan trọng trong quá trình thành lập văn bản pháp luật mới. Khâu này sẽ được tiến hành dựa trên các chuẩn mực như tính đúng đắn, tính khả thi và tính hợp pháp. Trước khi trình lên cơ quan tối cao để nhận được đánh giá và công bố thì bắt buộc phải trải qua quá trình thẩm tra.

Hoàn tất quá trình kiểm tra, bên kiểm tra sẽ phải cung cấp văn bản kết quả kiểm tra. Nếu như quá trình thẩm tra diễn ra không thành công thì bên soạn thảo luật sẽ phải tiến hành sửa đổi và soạn thảo lại thêm một lần nữa. Quá trình này sẽ được thực hiện cho đến khi nhận được kết quả thẩm tra thành công, có thể trình lên các cơ quan tối cao.

- Lấy ý kiến từ các cơ quan liên quan và nhân dân: Một văn bản quy phạm pháp luật muốn nhận được đánh giá chính xác nhất về tính khả thi thì cần hỏi ý kiến của các bên liên quan. Cụ thể là nếu ban hành văn bản về lĩnh vực gì thì phải hỏi các cơ quan thuộc lĩnh vực đó, luật kinh tế thì phải hỏi bên kinh tế, luật giao thông thì hỏi bên giao thông, luật dân sự thì tham khảo ý kiến của người dân.

Quy trình soạn thảo văn bản pháp luật
Quy trình soạn thảo văn bản pháp luật

- Trình lên quốc hội để thực hiện đánh giá và công khai văn bản pháp luật: Đây là bước cuối cùng trước khi một văn bản pháp luật được ban hành chính thức. Một khi đã ban hành thì nó chính thức được áp dụng nên cần tính chính xác cao. Quốc hội sẽ đánh giá và xem xét xem văn bản đó có phù hợp và đạt tiêu chuẩn ban hành không.

Quốc hội cũng có quyền được bác bỏ đi nếu như nhận thấy văn bản quy phạm pháp luật này không hợp lý hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu cần giải quyết. Ngược lại, nếu như đã thông qua thì sẽ tiến hành đến bước cuối cùng đó là thông báo cho toàn thể đất nước về quyết định mới và ngày có hiệu lực.

Thông qua bài viết trên, mong rằng các bạn đã giải đáp được thắc mắc về cơ quan lập pháp là gì. Hiểu về cơ quan lập pháp cũng chính là hiểu thêm về quốc hội, về đất nước. Đây là những thông tin quan trọng mà bất cứ một người dân Việt Nam nào cũng cần biết.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: